RSS Feed for điện tích Thứ bảy 27/04/2024 04:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Lựa chọn tuabin cho nhà máy thủy điện tích năng cột nước thấp

Lựa chọn tuabin cho nhà máy thủy điện tích năng cột nước thấp

So sánh các tổ máy bơm - tuabin Francis và Deriaz dùng cho ứng dụng cột nước thấp cho thấy cả hai đều có thể đảm bảo dải vận hành rộng và các yêu cầu điều chỉnh công suất, nhưng chúng lại khác nhau về các mặt công nghệ chế tạo cơ và điện. Bài viết đã được đánh giá và biên tập lại theo ý kiến góp ý của không ít hơn hai chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực liên quan. Các chuyên gia này đã rà soát bản thảo về độ chính xác kỹ thuật, tính hữu ích, và tầm quan trọng chung trong ngành thủy điện.
Phương án tối ưu hóa thủy điện tích năng sử dụng công nghệ biến tần

Phương án tối ưu hóa thủy điện tích năng sử dụng công nghệ biến tần

Công nghệ thủy điện tích năng đang hồi sinh ngoạn mục những năm gần đây. Nguyên nhân chính của sự hồi sinh này là nhu cầu ngày càng tăng về tích trữ năng lượng quy mô lớn do các nguồn điện có tính rất không ổn định được nối lưới ngày càng nhiều, đi đầu là năng lượng gió. Một ích lợi quan trọng khác của thủy điện tích năng là cung cấp một số dịch vụ phụ trợ, cụ thể như: dự phòng để cân bằng lượng dư thừa cũng như thiếu hụt công suất và phát công suất phản kháng. Các yêu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ chế độ vận hành hết sức năng động của các nhà máy thủy điện tích năng, với chu kỳ phụ tải thường xuyên thay đổi và yêu cầu điều chỉnh công suất ngay cả ở chế độ bơm tích năng.
Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Với mục tiêu tạo điều kiện và cơ chế tối đa cho việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió có tiềm năng và khả năng khai thác lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 37/QĐ-TTg, ngày 29/6/2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó yêu cầu cần thiết phải thiết lập quy hoạch phát triển điện gió cấp quốc gia và các tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió. Một trong các nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch là phải đánh giá được tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật của nguồn điện gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá tiềm năng gió với độ tin cậy cao tại Việt Nam chưa được tiến hành, mặc dù đã có những đánh giá ban đầu của các tổ chức, đơn vị ở các mức độ khác nhau về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam.
Diện tích chiếm đất và đề xuất biện pháp hoàn thổ, hoàn phục môi trường cho khai thác Bauxit Tây Nguyên

Diện tích chiếm đất và đề xuất biện pháp hoàn thổ, hoàn phục môi trường cho khai thác Bauxit Tây Nguyên

Cải tạo, phục hồi môi trường nhằm trả lại hệ sinh thái cho khu vực khai thác mỏ là một trong những nội dung của việc lập kế hoạch khai thác mỏ. Bài báo giới thiệu trình tự tính toán, xây dựng kế hoạch khai thác, nhằm đồng bộ với công tác hoàn phục môi trường cho trường hợp khai thác bauxit Tây Nguyên.
1 MW thủy điện không được chiếm quá 10 ha đất

1 MW thủy điện không được chiếm quá 10 ha đất

Ngoại trừ các dự án thủy điện lớn đa mục tiêu, các dự án khác được đề xuất quy hoạch phải đảm bảo không chiếm dụng quá 10 ha đất các loại hoặc không di dời quá 1 hộ dân với 1 MW công suất lắp máy. Đây là nội dung điểm e, khoản 1, Điều 4 của dự thảo Thông tư quy định về quản lý quy hoạch, xây dựng các dự án thủy điện hiện đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp.
Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 1)

Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 1)

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã chính thức có Văn bản kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về “Phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là Văn bản kiến nghị có một quá trình đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và tâm huyết của VEA, các nhà quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - kỹ thuật năng lượng, tổ chức năng lượng quốc tế… NangluongVietnam xin trân trọng giới thiệu nguyên văn nội dung Văn bản kiến nghị để bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về những thách thức phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam hiện nay và bằng cơ chế, chính sách nào để phát triển hạ tầng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội trong tương lai...
Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020

Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020

Trong Quy hoạch điện VII (QHĐ), Chính phủ đã rất chú trọng tới mục tiêu đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng điện lực, tầm quan trọng của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích phát triển nguồn năng lương tái tạo, nâng dần tỷ trọng của loại nguồn này trong cơ cấu nguồn điện nhằm góp phần giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động điện lực. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế - xã hội trong những năm qua và dự báo trong những năm sắp tới sẽ còn gặp rất khó khăn, do vậy, nên chăng chúng ta cần cân nhắc lại tốc độ phát triển điện lực phù hợp tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước và nguồn lực đầu tư... Phản biện, kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích của TS. Nguyễn Mạnh Hiến (Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC).
Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030

Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay TSĐVII) do Viện Năng lượng lập đã được Bộ Công Thương thẩm định vào cuối năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch này.
Thiết lập điều kiện giả lập xúc tác FCC cân bằng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và đánh giá độ bền với kim loại V, Ni của một số loại xúc tác FCC

Thiết lập điều kiện giả lập xúc tác FCC cân bằng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và đánh giá độ bền với kim loại V, Ni của một số loại xúc tác FCC

Việc thiết lập điều kiện giả lập xúc tác FCC cân bằng trong phòng thí nghiệm là hết sức cần thiết khi đánh giá, lựa chọn xúc tác FCC thích hợp cho nhà máy lọc dầu (NMLD) nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như ổn định vận hành cho nhà máy.
Phiên bản di động