RSS Feed for Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 10:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030

 - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay TSĐVII) do Viện Năng lượng lập đã được Bộ Công Thương thẩm định vào cuối năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch này.

Mở đầu

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay TSĐVII) do Viện Năng lượng lập đã được Bộ Công Thương thẩm định vào cuối năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch này.

Biên chế Đề án QHĐVII do Viện Năng lượng lập như sau:

Tập Thuyết minh

Tập Phụ lục

Nội dung Tập Thuyết minh gồm 15 Chương và Phần Kết luận và Kiến nghị

Chương I        Hiện trạng Điện lực Quốc gia

Chương II       Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015-QHĐVI

Chương III      Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và hệ thống năng lượng Việt Nam

Chương IV     Dự báo nhu cầu điện

Chương V      Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các công trình nguồn và lưới điện

Chương VI     Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, xuất nhập khẩu năng lượng và dự báo giá nhiên liệu.

Chương VII    Chương trình phát triển nguồn điện

Chương VIII   Chương trình phát triển lưới điện

Chương IX     Liên kết lưới điện khu vực

Chương X      Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo

Chương XI     Điều độ và thông tin hệ thống điện Việt Nam

Chương XII    Môi trường và bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển điện Quốc gia

Chương XIII   Chương trình đầu tư phát triển ngành điện quốc gia đến năm 2030

Chương XIV  Phân tích kinh tế - tài chính

Chương XV    Cơ cấu tổ chức quản lý điện lực quốc gia

Kết luận và Kiến nghị

Nội dung Tập Phụ lục gồm các bảng biểu, các giải trình phục vụ các chương.

Phụ lục Chương I, Phụ lục Chương IV, Phụ lục Chương V, Phụ lục Chương VI, Phụ lục Chương VII, Phụ lục Chương VIII, Phụ lục Chương IX, Phụ lục Chương XIII và Phụ lục Chương XV.

Bài này trình bày tóm tắt nội dung và định hướng cơ bản QHĐVII do Viện Năng lượng lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung và các định hướng cơ bản của Quyết định phê duyệt QHĐ VII

Quyết định phê duyệt QHĐVII của Thủ tướng Chính phủ gồm có 3 điều:

Điều 1 Phê duyệt QHĐVII, Điều 2 Nhiệm vụ của các Bộ, Ngành, địa phương và các đơn vị liên quan, Điều 3 Hiệu lực thi hành. Dưới đây xin trình bày tóm lược Điều 1 chính là Nội dung của QHĐVII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quan điểm phát triển

Quan điểm của QHĐVII là phát triển ngành Điện phải gắn với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó từng bước hình thành phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát là sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Mục tiêu cụ thể như sau:

Về điện năng sản xuất:

TT

Năm

Sản lượng

Đơn vị tính

1

2010

100,017

tỷ kWh

2

2015

194 - 201

tỷ kWh

3

2020

330 - 362

tỷ kWh

4

2030

695 - 834

tỷ kWh                  

Về Năng lượng tái tạo (NLTT): ưu tiên phát triển, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ NLTT:      

TT

Năm

Tỷ lệ tăng

1

2010

3,5%

2

2020

4,5%

3

2030

6,0%

 Giảm hệ số đàn hồi/GDP bình quân:

TT

Năm

Hệ số đàn hồi

1

Hiện nay

2,0

 2

2015

1,5

3

2020

1,0                      

Đẩy nhanh chương trình điện khí hoá nông thôn, miền núi đến 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện

Những dữ liệu chính về QHĐ VII đã được phê duyệt 

Công suất nguồn điện

Bảng 1: định hướng đến năm 2020

TT

Nguồn điện

Công suất

Tỷ lệ

Tổng công suất các nhà máy điện

75.000MW

100,0%

1

Thủy điện

17.325MW

23,1%

2

Thủy điện tích năng

1.800MW

2,4%

3

Nhiệt điện than

36.000MW

48,0%

4

Nhiệt điện khí (trong đó sử dụng LNG chiếm 2,6%)

12.375MW

16,5%

5

Năng lượng tái tạo

4.200MW

5,6%

6

Điện hạt nhân

975MW

1,3%

7

Nhập khẩu điện

2.325MW

3,1%

 

Bảng 2: cơ cấu nguồn điện đến năm 2020

TT

Nguồn điện

Sản lượng

Tỷ lệ

Theo kịch bản cơ sở năm 2020

330,00 tỷ kWh

100,0%

1

Thủy điện

64,68 tỷ kWh

19,6%

3

Nhiệt điện than

154,44 tỷ kWh

46,8%

4

Nhiệt điện khí (trong đó sử dụng LNG chiếm 4,0%)

79,20 tỷ kWh

24,0%

5

Năng lượng tái tạo

14,85 tỷ kWh

4,5%

6

Điện hạt nhân

6,93 tỷ kWh

2,1%

7

Nhập khẩu điện

6,93 tỷ kWh

3,0%

 

Bảng 3: định hướng nguồn điện đến năm 2030

TT

Nguồn điện

Công suất

Tỷ lệ

Tổng công suất các nhà máy điện

146.800MW

100,0%

 

1

Thủy điện

17.322,4MW

11,8%

2

Thủy điện tích năng

  5.725,2MW

3,9%

3

Nhiệt điện than

75.748,8MW

51,6%

4

Nhiệt điện khí (trong đó sử dụng LNG chiếm 4,1%)

17.322,4MW

11,8%

5

Năng lượng tái tạo

  13.799,2MW

   9,4%

6

Điện hạt nhân

9.688,8MW

   6,6%

7

Nhập khẩu điện

 7.193,2MW

4,9%

 

Bảng 4: cơ cấu nguồn điện đến năm 2030

TT

Nguồn điện

Sản lượng

Tỷ lệ

Theo kịch bản cơ sở năm 2030

695,00 tỷ kWh

100,0%

1

Thủy điện

64,635 tỷ kWh

  9,3%

2

Nhiệt điện than

391,98 tỷ kWh

  56,4%

3

Nhiệt điện khí (trong đó sử dụng LNG chiếm 3,9%)

100,08 tỷ kWh

  14,4%

4

Năng lượng tái tạo

 41,700 tỷ kWh

   6,0%

5

Điện hạt nhân

70,195 tỷ kWh

  10,1%

6

Nhập khẩu điện

26,410 tỷ kWh

   3,8%

 

Danh mục các dự án nguồn điện của QHĐVII đã được phê duyệt

Các dự án thuỷ điện

Nhìn vào Danh mục các dự án nguồn điện (Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3) ta thấy nguồn thuỷ điện kể cả thuỷ điện nhỏ có tiềm năng kinh tế kỹ thuật của nước ta sẽ được khai thác hết vào năm 2017 cũng là năm nhà máy thuỷ điện Lai Châu đưa vào vận hành với công suất 3 x 400MW. Từ năm 2015 đến năm 2023 về thuỷ điện, chủ yếu phát triển các dự án thuỷ điện tại Lào và Campuchia.

Các dự án thuỷ điện tích năng

Từ năm 2019 đến năm 2030, QHĐVII đưa ra danh mục 4 nhà máy thuỷ điện tích năng gồm Bác Ái 1 (4x300MW), Đông Phù Yên (4x300MW), Đơn Dương (4x300MW), Ninh Sơn (4x300MW) và Nhà máy thuỷ điện tích năng Miền Bắc (3x300MW). Như vậy năm 2020 công suất thuỷ điện tích năng là 1800MW đến năm 2030 nâng lên thành 5700MW.

Các dự án nhiệt điện than

Đây là loại dự án quan trọng nhất của QHĐVII vì loại dự án này được phát triển tăng dần trong suốt 20 năm (2011-2030) của quy hoạch và chiếm tỷ lệ lớn nhất: năm 2020 (48%) đến năm 2030 (51,6%).

Qua nghiên cứu Danh mục các nguồn điện của QHĐVII (Phụ lục 1 và Phụ lục 2) ta có thể chia các dự án nhiệt điện than như sau:

- 8 dự án nhiệt điện than do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Chủ đầu tư: Nghi Sơn 1 (2x300MW), Hải Phòng 2 (2x300MW), Quảng Ninh 2 (2x300MW), Vĩnh Tân 2 (2x600MW), Duyên Hải 1 (2x600MW), Duyên Hải 3 (2x622,5+1x600MW), Thái Bình 1 (2x300MW) và Mông Dương 1 (2x500MW).

- 6 dự án nhiệt điện than do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là Chủ đầu tư: Vũng Áng 1 (2x600MW), Thái Bình 2 (2x600MW), Long Phú 1 (2x600MW), Sông Hậu 1 (2x600MW), Quảng Trạch 1 (2x600MW) và Long Phú 3 (2x1000MW).

- 6 dự án nhiệt điện than do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là Chủ đầu tư: Mạo Khê (2x220MW), Nông Sơn (1x30MW), Na Dương 2 (1x100MW), Hải Phòng 3 (2x600+2x600MW), Cẩm Phả 3 (2x135MW) và Quỳnh Lập 1 (2x600MW).

- 1 dự án nhiệt điện than do Tập đoàn Sông Đà là Chủ đầu tư: Long Phú 2 (2x600MW).

- 5 dự án nhiệt điện than do các doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư theo hình thức IPP:

* Công ty Cổ phần nhiệt điện An Khánh: An Khánh 1 (2x50MW), An Khánh 2 (2x150MW)

* Công ty Cổ phần nhiệt điện Công Thanh: Công Thanh (2x300MW)

* Công ty Cổ phần nhiệt điện Thăng Long: Thăng Long (2x300MW)

* Công ty TNHH Hưng Nguyên: Formosa (1x150MW)

* Chưa nêu Chủ đầu tư: Lục Nam (2x50MW)

- 9 dự án nhiệt điện than được đầu tư theo hình thức BOT, IPP đã có Chủ đầu tư:

* AES (Hoa Kỳ, 51%) - Posco (Hàn Quốc, 30%) - CIC (Trung Quốc, 19%): Mông Dương 2 (2x600MW)

* CSG & CPIH (Trung Quốc, 55% và 40%) - TKV (Việt Nam, 5%): Vĩnh Tân 1 (2x600MW)

* Jaks Resource (Malaysia): Hải Dương (2x600MW)

* Công ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 VTEC One Energy (Nhật Bản + Hồng Kông, 55%) - EVN (Việt Nam, 29%) - Pacific Corp (Việt Nam, 16%): Vĩnh Tân 3 (3x660MW).

* Sumitomo (Nhật Bản) - Hanoinco (Việt Nam): Vân Phong 1 (2x660MW)

* Janakusa (Malaysia): Duyên Hải 2 (2x600MW)

* Tai Kwang (Hàn Quốc): Nam Định 1 (2x600MW)

* Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 VAPCO One Energy (Nhật Bản - Hồng Kông) – Lilama (Việt Nam).

* Tập đoàn Tân Tạo ITACO (Việt Nam): Kiên Lương 1 (2x600MW).

- 17 dự án nhiệt điện than chưa xác định Chủ đầu tư: Vân Phong 2 (2x660MW), Quảng Trạch 2 (2x600MW), Phú Thọ (2x300MW), Kiên Lương 2 (2x600MW), Bắc Giang (2x300MW), Bình Định 1 (2x600MW), Kiên Lương 3 (2x1000MW), Sông Hậu 2 (2x1000MW), Quỳnh Lập 2 (2x600MW), Vũng Áng 3 (4x600MW), Bạc Liêu (2x600MW), Yên Hưng (2x600MW), Bình Định 2 (2x1000MW) và Quảng Trị (2x600MW).

Như vậy tổng số dự án nhiệt điện chạy than của QHĐVII đã được phê duyệt là 52 dự án. Nếu thực hiện được quy hoạch này thì với kịch bản cơ sở công suất nguồn điện than năm 2020 sẽ là 36.000MW đến năm 2030 sẽ là 75.748,8MW.

Các dự án nhiệt điện khí

- Nhà máy điện dùng khí thiên nhiên

Công suất các nhà máy điện dùng khí thiên nhiên năm 2020 đạt 10.400MW sản lượng điện 66 tỷ kWh, đến năm 2030 là 11.300MW sản lượng điện 73,1 tỷ kWh.

- Nhà máy điện dùng khí hoá lỏng (LNG)

Công suất các nhà máy điện dùng LNG năm 2020 đạt 2000MW đến năm 2030 đạt 6000MW.

Các dự án điện hạt nhân

Theo QHĐVII đã được phê duyệt từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành 5 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 10.700MW đó là Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân số 3 (2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân số 4 (2x1000MW) và Nhà máy điện hạt nhân Miền Trung (2x1350MW).

Mục tiêu phát triển điện hạt nhân là an toàn, giá thành chấp nhận được và đảm bảo nguồn nhân lực cho chuẩn bị và thực hiện đầu tư cũng như quản lý vận hành sau này.

Nhập khẩu điện

Năm 2010 đã nhập khẩu 1000MW, theo kịch bản cơ sở của QHĐVII đã được phê duyệt dự kiến năm 2020 cần nhập khẩu 2325MW và năm 2030 là 7193,2MW.

Than tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện của ngành điện

Năm 2020, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 36.000MW sản xuất được 154,44 tỷ kWh nhu cầu than là 67,3 triệu tấn.

Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8MW sản xuất được 391,980 tỷ kWh nhu cầu than lên tới 171 triệu tấn.

Dự báo từ năm 2014 khi các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 đưa vào vận hành, Ngành điện đã bắt đầu phải nhập than. Việc nhập than với số lượng ngày càng lớn là dành cho các nhà máy nhiệt điện đốt than nhập có địa điểm xây dựng từ Hà Tĩnh trở vào.

Giải quyết được thoả đáng vấn đề tăng sản lượng than nội địa cũng như vấn đề than nhập có tính quyết định tính khả thi của QHĐVII.

Phát triển lưới điện

Định hướng quan trọng nhất của phát triển lưới điện, đặc biệt lưới điện truyền tải là phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của toàn hệ thống.

Về quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải siêu cao áp lấy cáp điện áp 500kV là chủ yếu; có nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750kV, 1000kV hoặc truyền tải điện một chiều giai đoạn sau năm 2020.

Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng từ năm 2011 đến năm 2030 là: Trạm 550kV 88.650MVA, Trạm 220kV 170.951MVA, Đường dây 500kV 13.330km và Đường dây 220kV 26.514km.

Đầu tư phát triển lưới điện 110kV và lưới điện phân phối đồng bộ với lưới điện truyền tải nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong đầu tư và quản lý vận hành nhằm giảm tổn thất điện năng tiến tới xây dựng lưới điện thông minh.

Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực

QHĐVII đưa ra giải pháp và mục tiêu liên kết lưới điện với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo

Mục tiêu đầu tư mới bằng lưới điện quốc gia hoặc nguồn điện tại chỗ (thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ, pin mặt trời, gió kết hợp với các nguồn đieden) để cung cấp cho khu vực nông thôn đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ dân nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết hộ dân nông thôn có điện.

Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Quy hoạch cung cấp điện khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2015 là giải pháp đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia giải quyết cho 500 nghìn hộ dân và giải pháp từ nguồn NLTT cho 377 nghìn hộ dân; giai đoạn 2015-2020 theo 2 giải pháp tương ứng trên là 200 nghìn hộ dân và 231 nghìn hộ dân.

Tổng vốn đầu tư

Để thực hiện được QHĐVII theo kịch bản cơ sở, nhu cầu vốn đầu tư như sau:

- Giai đoạn 2011-2020: 929,7 nghìn tỷ VNĐ ~ 48,8 tỷ USD bình quân 4,88 tỷ USD/năm.

- Giai đoạn 2021-2030: 1429,3 nghìn tỷ VNĐ ~ 75 tỷ USD bình quân 7,50 tỷ USD/năm.

- Giai đoạn 2011-2030: 2359,0 nghìn tỷ VNĐ ~ 123,8 tỷ USD bình quân 6,19 tỷ USD/năm.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch

Quyết định phê duyệt QHĐVII của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp sau đây để thực hiện quy hoạch này:

- Giải pháp bảo đảm an ninh cung cấp điện

- Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư phát triển ngành điện

- Giải pháp về giá điện

Giá điện sẽ được điều chỉnh dần từng bước nhằm đạt chi phí biên dài hạn của hệ thống điện đến năm 2020 tương đương 8~9Usc/kWh bảo đảm cho ngành điện có khả năng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống điện.

Giải pháp về tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực

Giải pháp về bảo vệ môi trường

Giải pháp về chính sách phát triển công nghệ

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp xây dựng và phát triển ngành cơ khí điện và nội địa hoá

Giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Kết luận

Việt Nam là nước tiêu thụ điện đứng thứ 50 trên thế giới tính theo số liệu năm 2009. Việc thiếu điện ở Việt Nam đã xảy ra vào các năm 2005 – 2009, dự báo tình trạng thiếu điện sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong tương lai trung hạn.

Năm 2010, điện năng sản xuất toàn hệ thống điện quốc gia đạt 100,071 tỷ kWh bao gồm cả sản lượng điện bán cho Campuchia, sản lượng điện toàn quốc là 99,106tỷ kWh chưa tính sản lượng điện bị tiết giảm, tăng 14,37% so với năm 2009. Mức tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trung bình các năm gần đây (1999 ~ 2009) chỉ là 13,84%. Về nhu cầu phụ tải năm 2010, công suất cực đại đạt cao nhất là 15.416MW tăng 11,64% so với năm 2009.

Việc QHĐ VII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là rất cần thiết để ngành điện có phương hướng hoạt động trước mắt cho giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước,  hạn chế tối đa tình trạng thiếu điện như đã xảy ra như trong quá khứ.

Ngày 26/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2449/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Trưởng ban là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Trưởng Ban là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với việc thực hiện tốt nhất Dự án quy hoạch quan trọng này.

Nghiên cứu, theo sát quá trình thực hiện Quyết định 1208/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt QHĐVII để có đề xuất, kiến nghị cụ thể và kịp thời lên các cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo QHĐVII được thực thi hiệu quả là nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan và đồng thời cũng là trách nhiệm của các chuyên gia năng lượng chúng ta; muốn vậy trước tiên cần nắm vững nội dung và định hướng cơ bản của Quyết định quan trọng này.

 

Tô Quốc Trụ - Giám đốc
Trung tâm Tư vấn Năng lượng Việt Nam
(Tổng hợp theo QHĐ VII)

 

nangluong.mastercms.org/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Phiên bản di động