RSS Feed for Công suất Thứ sáu 26/04/2024 21:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 phát vượt công suất thiết kế

Tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 phát vượt công suất thiết kế

Lúc 20 giờ 47 phút ngày 7/8, tổ máy số 1 dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vũng Áng 1 đã đạt công suất 631 MW, vượt hơn 100% công suất thiết kế (600 MW mỗi tổ máy), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá chạy thử, nghiệm thu và vận hành.
Chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020 của PVN (Kỳ 1)

Chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020 của PVN (Kỳ 1)

Năng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và là động lực của quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Đây là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, nhưng rất vinh quang của ngành năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đến giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong các Tập đoàn mạnh của đất nước. Đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Tập đoàn đề cao việc phát triển bền vững, với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp ĐZ 110 kV

Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp ĐZ 110 kV

Sáng kiến kỹ thuật “Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp đường dây 110 kV” do Tổng công ty Điện lực miền Nam thực hiện, đã được áp dụng trên nhiều tuyến đường dây mà điển hình là ở công trình Cải tạo đường dây 110 kV Cao Lãnh 2 - Mỹ Thuận, giúp tăng khả năng cấp điện ổn định cho các trạm trong khu vực và đảm bảo an toàn trong vận hành.
Cơ bản hoàn thành mặt bằng Trung tâm Điện lực Thái Bình

Cơ bản hoàn thành mặt bằng Trung tâm Điện lực Thái Bình

Trung tâm Điện lực Thái Bình có tổng công suất 1.800 MW, bao gồm 2 nhà máy, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 (công suất 600 MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200 MW) do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Theo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) đơn vị Tổng thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, đến thời điểm này, việc triển khai thi công gói thầu thuộc hạng mục hạ tầng dùng chung cả 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Thái Bình đã cơ bản hoàn thành.
Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020

Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020

Trong Quy hoạch điện VII (QHĐ), Chính phủ đã rất chú trọng tới mục tiêu đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng điện lực, tầm quan trọng của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích phát triển nguồn năng lương tái tạo, nâng dần tỷ trọng của loại nguồn này trong cơ cấu nguồn điện nhằm góp phần giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động điện lực. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế - xã hội trong những năm qua và dự báo trong những năm sắp tới sẽ còn gặp rất khó khăn, do vậy, nên chăng chúng ta cần cân nhắc lại tốc độ phát triển điện lực phù hợp tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước và nguồn lực đầu tư... Phản biện, kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích của TS. Nguyễn Mạnh Hiến (Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC).
Tổng quan thị trường năng lượng tái tạo trên thế giới

Tổng quan thị trường năng lượng tái tạo trên thế giới

Mặc dù thế giới đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề nhưng thị trường năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng vẫn phát triển mạnh mẽ, liên tục trong những năm qua. Đây cũng là một xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu để giải quyết vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường trong thế kỷ 21.
Các cách tiết kiệm điện trong mùa hè

Các cách tiết kiệm điện trong mùa hè

Nhu cầu sử dụng điện của mỗi gia đình ngày hè tăng cao, kéo theo chi phí không nhỏ. Làm thế nào để có thể tiết kiệm điện dễ dàng trong mùa hè này?
Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030

Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay TSĐVII) do Viện Năng lượng lập đã được Bộ Công Thương thẩm định vào cuối năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch này.
Những áp dụng tương lai của lò hơi hạt nhân

Những áp dụng tương lai của lò hơi hạt nhân

Chúng ta thường biết rằng những lò phản ứng hạt nhân được dùng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sản xuất điện. Nhưng một lò phản ứng hạt nhân còn có thể dùng vào nhiều việc khác. Trong bài này chúng tôi xin trình bày một số áp dụng tương lai của lò phản ứng hạt nhân. Sau khi nêu lên những ưu điểm của lò hơi hạt nhân, chúng tôi sẽ trình bày nhu cầu năng lượng và nguyên tắc kỹ thuật của mỗi áp dụng và những gì các lò hơi hạt nhân có thể đóng góp cho áp dụng đó.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
Phiên bản di động