RSS Feed for Thống nhất địa điểm dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 08/09/2024 23:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thống nhất địa điểm dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung

 - UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất về chủ trương địa điểm thực hiện nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung tại khu vực thôn Thủy Ba và thôn Tân An, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, với diện tích khoảng 70 ha.

Chuẩn bị đầu tư dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung

Theo địa điểm mới, nhà máy ĐMT dự kiến sẽ truyền tải công suất lên hệ thống điện quốc gia qua đường dây 110kV khoảng 12km, điểm đấu nối dự kiến là thanh cái C12 của TBA 110V Cam Ranh (E28).

Với tiềm năng về cường độ bức xạ năng lượng mặt trời trung bình đo được là 5,34kWh/m2/ngày và tương đối thuận lợi về mặt đấu nối, hòa lưới điện quốc gia, Khánh Hòa là một trong các tỉnh được các nhà đầu tư về ĐMT quan tâm đăng ký khảo sát, thực hiện dự án.

Theo đó, tổng số dự án được khảo sát đến thời điểm hiện tại là 10 dự án với tổng công suất là 1.920MW (TP Cam Ranh: 1.470MW, H. Cam Lâm: 450MW).

Trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh, Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung đã hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận đầu tư để trình UBND tỉnh Khánh Hoà, đồng thời hoàn thiện Báo cáo phương án đầu tư để trình cấp thẩm quyền xem xét làm cơ sở để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Thông tin từ EVN CPC cho biết: Nhà máy dự kiến đầu tư xây dựng với quy mô công suất thiết kế 50MW, sản lượng điện ước tính 83 GWh/năm. Tổng mức đầu tư của nhà máy khoảng 1.900 tỷ đồng, thời gian triển khai thực hiện dự án từ năm 2016 - 2018; địa điểm xây dựng nhà máy tại khu vực thôn Thịnh Sơn, xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa với diện tích xây dựng nhà máy khoảng 95 hecta.

Theo EVN CPC, dự án Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung bao gồm các hạng mục chính: Hệ thống các tấm quang điện, hệ khung giá đỡ chuyên dụng, hệ thống chuyển đổi Inverter 400VDC/400VAC (1MW/đơn vị), hệ thống trạm biến áp nâng 0,4/22kV(2÷2,5MVA), TBA nâng 22/110kV, nhánh rẽ 110kV (3 km) để đấu nối vào lưới điện 110kV hiện có, hệ thống điều khiển, giám sát, thu thập số liệu từ xa (SCADA), nhà quản lý vận hành, hệ thống đường giao thông nội bộ, thông tin liên lạc, hệ thống camera, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy và một số hệ thống phụ trợ khác…

Việc xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy góp phần phần nâng cao sản lượng điện từ nguồn Năng lượng tái tạo (NLTT) cho tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần khẳng định trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế trong việc bảo vệ môi trường.

Mục tiêu cụ thể của dự án là sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng mặt trời (NLMT), góp phần đảm bảo nhu cầu điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo tính cấp điện liên tục, ổn định cho phụ tải khu vực.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động