RSS Feed for Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 17/11/2024 14:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

 - Theo tinh thần của Nghị quyết 55 -NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 11/02/2020, Quy hoạch điện VIII (QHĐ VIII) đang được xây dựng khẩn trương theo định hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ các nguồn điện truyền thống sang năng lượng tái tạo (NLTT) với các mục tiêu tối thiểu hóa chi phí xã hội, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, tới năm 2030 và 2045, tỷ lệ NLTT chiếm tới 46,9% và 52,9% tổng công suất nguồn điện tương ứng, trong đó nguồn NLTT (phi thủy điện) lên tới 28,8% và 43,7% tương ứng. Nhiệt điện than sẽ giảm tỷ trọng từ khoảng 33% hiện nay xuống 27,2% vào năm 2030 và còn 18% vào năm 2045. Như vậy, năng lượng tái tạo không thủy điện chính là xu thế không thể khác của Việt Nam và chính là cơ hội thu hút các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này.
Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương

Qua kết quả trồng thử nghiệm và thực nghiệm, cho thấy cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt khác như than, dầu, khí là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, cây cũng có những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng, hoàn toàn có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay như cây keo lai, cây mía, cây sắn, cây tiêu, cây điều, cây cao su và kể cả cây lúa.


Hơn 10 năm qua, Tập đoàn Tín Thành là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tín Thành đã nghiên cứu, phát triển và thay thế công nghệ cho hơn 32 nhà máy của các thương hiệu lớn khác nhau như: Coca-cola, Carlsberg, Sabeco, Habeco, Casumina, DRC Đà Nẵng và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác. Tập đoàn Tín Thành đã sử dụng lò đốt nhiên liệu biomass để thay thế cho hàng triệu tấn dầu FO góp phần giảm phát thải hàng triệu tấn CO2 ra môi trường tại nhiều địa phương trên cả nước.

Với xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo cam kết cắt giảm khí CO2 của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), Tập đoàn Tín Thành quyết định tập trung đi sâu phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Mũi nhọn của Tập đoàn sẽ là tập trung phát triển năng lượng tái tạo từ: Cây cao lương và chuỗi giá trị gia tăng từ cây cao lương và rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
Ông Trần Đình Quyền - Tổng Giám đốc Tín Thành Group giới thiệu với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về công nghệ xử lý rác phát điện do Tập đoàn Tín Thành sáng chế.

Xây dựng nền tảng cho nhiều loại năng lượng để đảm bảo cho ngành năng lượng điện phát triển ổn định bền vững là điều rất quan trọng. Chính vì điều đó mà Tập đoàn đã nỗ lực tìm tòi và tạo ra nguồn nhiên liệu để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, đó chính là nguồn nhiên liệu biomass từ cây cao lương và nguồn nhiên liệu sau quá trình xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp (RDF) bằng công nghệ và thiết bị của người Việt Nam phù hợp với tình trạng và đặc trưng của các loại rác thải của Việt Nam mà Tập đoàn Tín Thành hiện nay đang triển khai tại nhiều nhà máy trên khắp cả nước.

Tập đoàn đã đặt mục tiêu xây dựng chương trình vòng tuần hoàn khép kín “Năng lượng - Nông nghiệp - Môi trường” thành chuỗi giá trị gia tăng phát triển bền vững. Qua kết quả trồng khảo nghiệm, Tập đoàn khẳng định rằng cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt khác như than, dầu, khí… một cách khả thi. Và với những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng tốt, cây cao lương hoàn toàn có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay như cây keo lai, cây mía, cây sắn, cây tiêu, cây điều, cây cao su và kể cả cây lúa, v.v. Sau thu hoạch cây cao lương tập trung về nhà máy chế biến, tại đây với dây chuyền ép lấy dịch và chế biến tạo ra các loại hàng hóa phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như: Etanol, cồn thực phẩm, sirup, cỏ chua (thức ăn gia súc), CO2 hóa lỏng,… Phần còn lại sau khi ép lấy dịch là bã xơ làm nhiên liệu biomass cung cấp cho lò hơi đốt phát điện.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta đất đai phì nhiêu, điều kiện khí hậu thuận lợi để chúng ta phát triển nền nông nghiệp bốn mùa. Từ thế mạnh này mà Tập đoàn Tín Thành đã đi sâu, nghiên cứu để trồng khảo nghiệm thành công cây cao lương tại nhiều địa phương trên cả nước. Vấn đề lớn nhất là Tập đoàn phải cân đối lợi ích cho người nông dân tham gia vào chuỗi nông nghiệp - công nghiệp khép kín này sao cho họ có thu nhập cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng hiện nay.

Tập đoàn Tín Thành đã xây dựng nền tảng năng lượng bền vững từ nhiên liệu của cây cao lương. Để thực hiện được điều này, Tập đoàn Tín Thành đặt mục tiêu xây dựng các cụm tổ hợp nhà máy điện sinh khối trên nhiều vùng, miền địa phương trên cả nước và quy hoạch vùng trồng cây cao lương đáp ứng đủ nguồn nhiên liệu để vận hành nhà máy điện sinh khối. Chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Tập đoàn Tín Thành sẽ góp phần giữ chân và ổn định dân cư tại địa phương, tạo ra nhiều việc làm thu hút đội ngũ lao động trẻ trở về xây dựng quê hương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương.

Bên cạnh cây cao lương, Tập đoàn Tín Thành đã qua 25 năm nghiên cứu về tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt chưa phân loại đầu nguồn như hiện nay và đã rút ra nhiều bài học quý báu từ những thất bại của việc lựa chọn công nghệ xử lý rác tại Việt Nam. Tập đoàn Tín Thành đã chủ động nghiên cứu hướng đi riêng, tích hợp các công nghệ xử lý rác tiên tiến áp dụng vào thực tiễn dây chuyền thiết bị phù hợp với tính chất, thành phần rác thải Việt Nam. Tập đoàn đã giải quyết tất cả các vấn đề khó khăn mà các công nghệ xử lý rác hiện tại đang bế tắc gây tồn đọng rác thải và phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại các nhà máy xử lý rác trên cả nước. Công nghệ xử lý phù hợp, tạo ra các sản phẩm hữu ích, đặc biệt là:

Một là: Nhiên liệu đốt từ rác thải (RDF) bao gồm các thành phần cháy được có độ ẩm thấp, nhiệt lượng cao đưa vào lò hơi ghi xích đốt đa nhiên liệu, loại lò hơi này cải tiến có bổ sung tăng cường hàm lượng oxygen, Biogas, Biomass, dầu RO-QUEEN đốt kèm (thu hồi từ nhiệt phân lốp xe và nhựa phế thải), nâng cao hiệu suất đốt của lò hơi, tạo ra nguồn điện để hòa vào lưới điện quốc gia đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hai là: Từ dịch ép hữu cơ mô mềm sản xuất ra phân bón hữu cơ đa vi lượng sạch, không lẫn tạp chất, cây trồng dễ hấp thu nhằm đáp ứng nhu cầu cho vùng trồng rộng lớn cây cao lương của chính Tập đoàn Tín Thành. Cây cao lương là nguồn nhiên liệu biomass dồi dào cung cấp cho dự án điện sinh khối và đồng đốt (Co-firing) trong các nhà máy điện rác theo chiến lược phát triển của Tập đoàn. Đây chính là vòng tuần khép kín “Môi trường - Nông nghiệp - Năng lượng” luôn bổ trợ lẫn nhau tạo thành một chuổi giá trị gia tăng phát triển bền vững.

Tập đoàn Tín Thành đã nghiên cứu và phát triển thành công thiết bị, công nghệ phù hợp đã được cấp bản quyền sáng chế với các tính năng nổi trội như: Hệ thống dây chuyền thiết bị được chế tạo 100% tại Việt Nam; Tính cơ khí hóa, tự động hóa cao lên đến hơn 90%; Thu hồi phân bón hữu cơ sạch, chất lượng cao, không lẫn tạp chất; Công nghệ không đốt rác chưa phân loại mà chỉ đốt nhiên liệu RDF có độ ẩm thấp < 15%, nhiệt trị cao tương đương với than. Nhiệt lượng của nhiên liệu tăng lên hơn 30%. Tạo ra điện hòa vào lưới điện quốc gia; Ưu điểm nhiệt độ buồng đốt luôn luôn giữ trên 1.100 0C; Xử lý triệt để các nguồn vật chất sau phân loại như tro, xỉ sản xuất gạch không nung. Tỷ lệ chôn lấp <5%; Suất đầu tư thấp hơn nhiều so với các dự án đốt rác hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.

Tập đoàn Tín Thành đang sở hữu và làm chủ 2 loại nhiên liệu rất quan trọng để chuyển hóa thành điện. Tập đoàn tin rằng với việc từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo, sự kết hợp của 2 nguồn nhiên liệu này của Tập đoàn để phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đóng góp trực tiếp cho sự vận hành, phát triển của ngành điện, ngành năng lượng mà còn mang lại những ảnh hưởng tích cực đến đời sống - xã hội, môi trường sống và sự phát triển chung của toàn nền kinh tế Việt Nam.

Để NLTT tiếp tục phát triển, các cấp ban ngành cần xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cả về khung pháp lý lẫn chính sách tài chính để tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể thuận lợi trong việc triển khai chiến lược phát triển lâu dài.

Hiện nay, theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường Việt Nam, có hơn 900 bãi rác trôn lắp chất thải sinh hoat trên cả nước, trong đó có chưa đến 20% bãi rác trôn lấp hợp vệ sinh, còn lại khoảng 80% bãi rác là xử lý không hợp vệ sinh. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến hàng 100 năm về sau.

Ngoài ra, nếu được xử lý hơn 900 bãi rác trên thì sẽ có một quỹ đất khoảng hơn 5.000 ha cho các địa phương phát triển kinh tế và có khoảng 300 triệu tấn rác đã trôn lấp này chuyển thành nguyên liệu phân bón và chất đôt.

Do đó, với công nghệ xử lý rác thải tuần hoàn của Tập đoàn Tín Thành sáng chế sẽ giải quyết vấn nạn này một cách triệt để (kể cả rác tươi và rác đã trôn lấp) để góp phần khôi phục giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương./.

TRẦN ĐÌNH QUYỀN - TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN TÍN THÀNH

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động