Rosatom hướng về thị trường Đông Nam Á
14:44 | 24/01/2014
>> Rosatom đạt 74 tỷ USD tổng giá trị đơn hàng trong năm 2013
>> "Điện hạt nhân giúp củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia"
>> Nga sẽ giao công nghệ điện hạt nhân an toàn nhất cho Việt Nam
>> Nga hướng đến xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
>> Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Bangladesh
>> Rosatom hỗ trợ Nam Phi phát triển năng lượng nguyên tử
>> Nga tiếp tục phát triển điện hạt nhân với công nghệ an toàn nhất
Toàn cảnh hội nghị
NGUYỄN TÂM
Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức diễn đàn lớn nhất châu Á về lĩnh vực công nghiệp hạt nhân. Sự kiện thu hút khoảng 300 chuyên gia đến từ 20 quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Iran, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Nhật, Anh, Mỹ…
Chương trình Hội thảo tập trung đến các vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân ở các nước khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến công tác tuyên truyền dân vận cho hạt nhân, tiềm năng phát triển công nghệ mới đi đôi với quy định an toàn hiện đại.
Gian hàng trưng bày của Rosatom tại Triển lãm Năng lượng hạt nhân châu Á lần thứ 5
Tham gia sự kiện, ngoài trưng bày một số thiết bị, công nghệ mới về năng lượng hạt nhân, đại diện Rosatom và các công ty thành viên như Atomstroyexport, Viện Nizhny Novgorod, Viện St. Peterburg SPbAEP, TVEL,… đã trình bày một số tham luận quan trọng.
Theo đó, các thông tin cũng như cơ hội hợp tác tiềm năng giữa Nga và Việt Nam dựa trên cơ sở thành công của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, như xây dựng và nâng tầm các trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu cũng đã được các chuyên gia của Rosatom đề cập đến. Bên cạnh đó là các thông tin về cơ hội học tập tại Nga cho du học sinh chuyên ngành hạt nhân cũng như về Trung tâm thông tin hạt nhân do đầu tư Nga xây dựng ở nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Đánh giá về mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử giữa Việt Nam và Liên bang Nga, đại diện Rosatom cho biết: Việt Nam lựa chọn công nghệ của Nga để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận có thể xem đây là quyết định dựa trên cơ sở nhiều năm kinh nghiệm của Nga, trong thi công nhà máy điện hạt nhân nói chung và công nghệ VVER nói riêng, cũng như chuyên môn toàn điện về sản xuất nhiên liệu hạt nhân, bao gồm: sản xuất quặng uranium, làm giàu uranium, xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, xử lý chất thải phóng xạ, đào tạo nhân sự công nghiệp hạt nhân và thiết kế khung pháp lý.
Với dự án nhà máy hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam, thiết kế kỹ thuật sẽ bắt đầu vào năm 2014 và tới năm 2016 việc chuẩn bị các văn bản vận hành chi tiết sẽ được tiến hành khi thiết kế hoàn tất. Đổ móng cho công trình nhà máy dự kiến sẽ diễn ra vào thời điểm năm 2017-2018 và nhà máy sẽ đi vào hoạt động kể từ năm 2023-2024 đúng như kế hoạch đã thỏa thuận giữa Rosatom và Bộ Công Thương.
Lớp sinh viên Việt Nam đầu tiên học chuyên ngành “Nhà máy và trạm điện nguyên tử” tại Trường Đại học Năng lượng nguyên tử Obninsk, chụp trước tượng Viện sỹ I.V. Kurchatov
Nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam, Rosatom đã và đang đào tạo một số chuyên gia, sinh viên trong thi công và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Trong năm 2013 đã có 240 sinh viên Việt Nam được đào tạo tại các viện nghiên cứu và đại học của Nga về công nghệ hạt nhân. Rosatom cũng tổ chức các đợt thực tập tới các cơ sở điện hạt nhân đang thi công tại Nga cho các chuyên viên của Việt Nam. Đã có 51 thực tập sinh hoàn thành nhiệm vụ tại các điểm thi công tổ máy số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Rostov. Đầu tháng 1/2014 vừa qua, 100 thực tập sinh mới của Việt Nam cũng đã có mặt tại nhà máy này đề bắt đầu chương trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ kéo dài trong 1 năm.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Tình hình châu Á 2014: Dự báo bất ngờ sau bất ổn
Nếu Mỹ chọn phương án đối đầu với Iran?
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử
Bình luận của chuyên gia Nhật về Quân cảng Cam Ranh
Chính sách "ngoại giao độc tài" Trung Quốc quay về phản chủ