RSS Feed for "Điện hạt nhân giúp củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 00:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Điện hạt nhân giúp củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia"

 - Trả lời phỏng vấn BTV Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn mới đây của chuyên gia đầu ngành về điện hạt nhân Nga, ông Sergey Kondratyev - thuộc Viện nghiên cứu Khoa học - Thiết kế công nghệ Năng lượng hàng đầu Đông Âu khẳng định: "Việt Nam có tất cả các khả năng để phát triển thành công điện hạt nhân. Điều đó sẽ tạo điều kiện để Việt Nam củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia, giúp giảm chi phí trong dài hạn cho các doanh nghiệp sản xuất và người dân khi sử dụng các nguồn năng lượng khác".

>> IAEA cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân
>> Việt Nam hội đủ các yếu tố để phát triển thành công điện hạt nhân
>> Nga sẽ giao công nghệ điện hạt nhân an toàn nhất cho Việt Nam
>> Rosatom hỗ trợ kiến thức cho sinh viên ngành điện hạt nhân Việt Nam
>> Chuẩn bị phương án công nghệ cho dự án ĐHN Ninh Thuận 1
>> Ký ghi nhớ cung cấp dịch vụ tài chính cho điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Thông tin từ Tập đoàn Rosatom (Nga) mới đây cho biết: Theo kế hoạch đã được thỏa thuận giữa Rosatom và Bộ Công Thương Việt Nam vào hồi tháng 2/2013, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam được xây dựng dựa trên thiết kế của Nga sẽ đưa vào hoạt động năm 2023-2024.

Nguồn tin cũng cho biết: Phía Việt Nam đã đưa ra đề nghị thay đổi thời hạn vận hành nhà máy điện hạt nhân là để chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lí, cũng như làm tốt hơn các bước chuẩn bị đầu tư, bao gồm: Thiết kế kỹ thuật, thẩm định, phê duyệt hồ sơ và thủ tục theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó là công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ công tác xây dựng, cũng như vận hành nhà máy điện hạt nhân sau này.

Theo nhận định của ông Sergey Kondratyev: "Từ kinh nghiệm của Nga cho thấy, năng lượng nguyên tử là một nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả, kinh tế và thân thiện với môi trường. Tôi tin tưởng Chính phủ Việt Nam luôn đặt mình trong mục tiêu chung là phát triển năng lượng nguyên tử vì hòa bình. Tập đoàn Rosatom có thể cung cấp các giải pháp hiện đại, an toàn và độc đáo cho Việt Nam từ khâu thiết kế các nhà máy điện hạt nhân, đào tạo nhân lực cần thiết, đến cung cấp nhiên liệu và xử lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng, cũng như tiến hành nghiên cứu trong những lĩnh vực liên quan như: y học hạt nhân, kiểm soát không phá hủy, công nghệ hạt nhân trong nông nghiệp… và đây chính là những nguồn lực mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam".

Ông Sergey Kondratyev khẳng định: "Việt Nam có tất cả các khả năng để phát triển thành công điện hạt nhân. Điều đó sẽ tạo điều kiện để Việt Nam củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia, giúp giảm chi phí trong dài hạn cho các doanh nghiệp sản xuất và người dân khi sử dụng các nguồn năng lượng khác".

Đã có 51 chuyên gia Việt Nam hoàn thành khóa thực tập tại công trình xây dựng tổ máy số 3 (Nhà máy điện hạt nhân ở Rostov).

Tập đoàn Rosatom cũng cho biết, trong năm 2013 có trên 240 sinh viên Việt Nam được đào tạo tại các viện và các trường đại học của Nga về các lĩnh vực chuyên ngành công nghệ hạt nhân. Rosatom cũng đã tổ chức cho các chuyên gia Việt Nam thực tập tại các nhà máy hạt nhân của Nga đang được xây dựng.

Cũng trong năm 2013 đã có 51 chuyên gia Việt Nam hoàn thành khóa thực tập tại công trình xây dựng tổ máy số 3 (Nhà máy điện hạt nhân ở Rostov), học tập kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành xây dựng, các chương trình nâng cao kỹ năng, bao gồm: làm quen với tài liệu kỹ thuật, làm chủ các thủ tục an toàn và nghiên cứu các quy định về chất lượng, các yêu cầu liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Theo kế hoạch, trong năm 2014 sẽ có khoảng trên 100 chuyên gia Việt Nam đến Nhà máy điện hạt nhân Rostov để tham gia chương trình đào tạo nâng cao các kỹ năng về điện hạt nhân.

Đánh giá về nguồn nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam, ông Valeriy Kedrov, Viện Nghiên cứu Khoa học - Thiết kế Atomenergoproekt tại Saint Peterburg cho rằng: "Đất nước Việt Nam sở hữu một tiềm năng đủ lớn trong lĩnh vực này". 

Ông Valeriy Kedrov tin rằng, trên cơ sở mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong lĩnh vực giáo dục đại học và khoa học giữa hai nước, đến lúc Việt Nam sẽ tự đào tạo các chuyên gia tại các cơ sở đào tạo của mình. Nhưng điều quan trọng nhất, phải hiểu rằng, ngành công nghiệp nguyên tử không chỉ bao gồm năng lượng nguyên tử. Việc đào tạo nhân lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân không thể thực hiện được khi không có một trường đào tạo tốt trong lĩnh vực khoa học cơ bản, vật lý, toán học và khoa học kỹ thuật. Nói đúng hơn đó mới là điều quyết định sự thành công trong việc đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn".

Theo kế hoạch, Tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng một trung tâm công nghệ và nghiên cứu về lò phản ứng hạt nhân mới, một số thư viện và các khu tổ hợp chuyên ngành hạt nhân... cho Việt Nam.

LÊ MỸ/ NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nếu Mỹ chọn phương án đối đầu với Iran?
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử
Triều Tiên "phá băng" mối quan hệ với Hoa Kỳ
Thông điệp của Tập Cận Bình vẫn là "giấc mơ Trung Quốc"
Suy ngẫm về thông điệp đầu năm của Thủ tướng 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động