RSS Feed for Người dùng điện quan tâm kinh tế nhiều hơn môi trường | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 11:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Người dùng điện quan tâm kinh tế nhiều hơn môi trường

 - Trong bối cảnh giá dầu giảm sâu, El Nino tác động mạnh đến sản xuất điện, tiết kiệm điện vẫn là giải pháp số 1 đảm bảo nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội, nhưng trên thực tế, người sử dụng điện vẫn quan tâm đến chi phí kinh tế nhiều hơn bảo vệ môi trường, trái đất.

Thi Tòa nhà hiệu quả NL: Cần giám khảo mạnh chuyên môn
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận Cơ chế Tín chỉ chung

Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương xác nhận, cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc, cao gần 6 lần so với Nhật Bản, cho thấy khoảng cách khá xa về trình độ khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước phát triển và cả các nước đang phát triển.

Hiện trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam, tổng cung năng lượng thương mại sơ cấp năm 2013 là 45.105 KTOE, tăng xấp xỉ 3,13% so với năm 2012.

Sử dụng các thiết bị chiếu sáng bằng công nghệ LED giúp tiết kiệm điện. Ảnh: Chieusang.com

Đánh giá về thực trạng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam, ông Lê Phú Hưng - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công Thương cho biết: Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện đồng bộ từ năm 2006. Hiện đã có trên 50 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Chương trình này.

Chương trình đã góp phần giảm đầu tư cho phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, nước ta đã xây dựng được khung pháp lý cơ bản để thực thi các luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các Nghị định 21 và 134 cũng như các thông tư của các bộ, ban ngành liên quan, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải.

Các đơn vị liên quan đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền về nhận thức sâu rộng cho người dân, xây dựng khung pháp lý và bộ máy thực thi pháp luật, cạnh đó có cơ chế cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Tính riêng giai đoạn này, nước ta đã đạt được mục tiêu tiết kiệm 5% tổng tiêu thụ năng lượng và giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đặt ra là từ 5-8% tiết kiệm năng lượng của giai đoạn 2012-2015.

Như vậy, theo số liệu cơ bản, chúng ta đã đạt vượt trên 5% mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn này.

Theo ông, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng là gì?

Tiết kiệm năng lượng của nước ta trong giai đoạn 2006-2015, sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng đã gặt hái được rất nhiều kết quả.

Tuy nhiên, vẫn có những lĩnh vực, vùng miền chưa quan tâm nhiều đến tiết kiệm năng lượng. Người sử dụng điện vẫn quan tâm đến tính chất kinh tế nhiều hơn là bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất.

Thực tế, vẫn có những lĩnh vực chuyển từ dạng năng lượng có phát thải khí thải nhà kính ít hơn sang dạng năng lượng có giá thành rẻ hơn và lượng phát thải nhà kính nhiều hơn và làm tăng sử dụng năng lượng nhiều hơn.

Một điểm nữa, giá về năng lượng ở Việt Nam, hiện đang thấp so với khu vực, mà khi giá năng lượng thấp thì sự quan tâm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp của người dân còn khiêm tốn.

Tôi cho rằng, những yếu tố trên đã làm hạn chế việc phát huy các giải pháp tiết kiệm năng lượng để đạt được các mục tiêu, giảm giá thành, nâng cao đời sống của người dân.

Nước ta đã ứng dụng nhiều kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng của các nước tiên tiến, ví dụ như Nhật Bản, ông nhận xét thế nào về hiệu quả của những ứng dụng này?

Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về tiết kiệm năng lượng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Nhật Bản đã thực hiện các hoạt động, giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, bảo vệ được môi trường, đảm bảo được an ninh năng lượng của đất nước.

Trong quá trình thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, chúng tôi đã cộng tác với các tổ chức của Nhật Bản như JICA hay Trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản, để thực thi các chính sách cũng như áp dụng các giải pháp liên quan đến sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ trong dân dụng mà còn trong công nghiệp.

Một trong những nội dụng hợp tác của Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam - Nhật Bản 2020, tầm nhìn 2030 là sử dụng các thiết bị LED cũng là một trong những ưu tiên trong vấn đề tiết kiệm năng lượng ngành công nghiệp chiếu sáng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đầu tư cho các dự án về tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là công nghệ LED giúp tiết kiệm khối lượng lớn điện năng tiêu thụ, thời gian hoàn vốn nhanh, chỉ khoảng 2- 3 năm.

Cảm ơn ông!

SONG ANH (Thực hiện)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động