RSS Feed for Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận Cơ chế Tín chỉ chung | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 03:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận Cơ chế Tín chỉ chung

 - Thiếu thông tin, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận Cơ chế Tín chỉ chung (JCM), nên chưa phát huy được tính chủ động trong việc thực hiện Chương trình này tại Việt Nam.

G7 hướng đến từ bỏ dần năng lượng hóa thạch

Đó là một trong những nội dung chính được bàn thảo tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội chuyển giao công nghệ phát thải thấp, ngày 12/1, do Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức tại Hà Nội.

Năng lượng: ¼ hợp phần giảm nhẹ

Tại Cop 21, diễn ra tại Pari tháng 12 năm 2015, có 160 quốc gia nộp Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) trên tổng số 187 quốc gia trên thế giới.

Các báo cáo thể hiện lượng phát thải toàn cầu khoảng 98,6% lượng khí thải toàn cầu, bao trùm 97% dân số thế giới. Ngoài ra, có khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu đang đến từ hàng không quốc tế và vận tải biển và 1% lượng khí thải toàn cầu bởi các quốc gia không tham gia Công ước khí hậu.

Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thuỷ văn & Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng, Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận Cơ chế JCM. Ảnh: Hải Vân

Thoả thuận Pari được thông qua, khẳng định trách nhiệm giảm nhẹ phát thải ở tất cả các quốc gia. Trong đó, các quốc gia phát triển cam kết hỗ trợ hoạt động giảm nhẹ ở các nước đang phát triển.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giám sát phát thải khí nhà kính và Kinh tế carbon thấp, Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, Việt Nam là quốc gia sử dụng cả hai hình thức: Tự nguyện hoặc yêu cầu phải có sự hỗ trợ của quốc tế để đóng góp vào mục tiêu chung, trong bối cảnh phần lớn các quốc gia đang phát triển đều yêu cầu phải có sự hỗ trợ của quốc tế.  

Trong giai đoạn 2021 và 2030, nước ta không chỉ trong giam phát thải khí nhà kính mà còn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 và 2030.

Việt Nam không phải quốc gia đang phát triển, nhưng dân số đứng 13 trên thế giới, lượng phát thải ngày càng gia tăng, nên “những nỗ lực này hết sức quan trọng”, ông Huy nói.

Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam, hợp phần giảm nhẹ tập trung vào 4 lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, chất thải và các hoạt động thay đổi sử dụng đất và đất nông nghiệp (LULUCF).

Trường hợp tự lực, Việt Nam sẽ giảm phát thải 8% so với kịch bản phát thải thông thường nhưng nếu có sự hỗ trợ quốc tế, nước ta có thể giảm tới 25% lượng phát thải.

Tỷ lệ đóng góp của các ngành là khác nhau nhưng đối với ngành năng lượng sẽ có sự đóng góp tương đối lớn, song song với ngành thay đổi sử dụng đất và sử dụng đất nông nghiệp.

Vì vậy, ngành năng lượng sẽ sử dụng những công nghệ mới, các hình thức quản lý mới, các chính sách mới để có thể quản lý được tốt hơn cũng như giảm nhẹ mức độ gây hiệu ứng nhà kính.

Chi phí đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 là con số lớn, tổng cộng trên 21 tỷ USD, chiếm khoảng 10% GDP của Việt Nam. Con số này đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ của các bộ ngành và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

JCM công cụ phát triển phát thải thấp

Triển khai Cơ chế JCM, Chính phủ Nhật Bản cho đây là công cụ thúc đẩy công nghệ và phát triển phát thải thấp tiên tiến thông qua các dự án JCM; Bắt buộc thực hiện đo đạc, báo cáo thẩm tra và áp dụng phương pháp luận phê duyệt cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Cơ chế JCM cũng tạo ra các tín chỉ các bon phi thương mại để có thể đóng góp cho các nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ khí nhà kính của cả Nhật Bản và Việt Nam.

Chi phí đầu tư của Chính phủ Nhật Bản cho các dự án thí điểm và trình diễn Cơ chế JMC ước tính tương đương với mức giá khoảng 100 USD/tấn carbon giảm phát thải thông qua dự án JCM.

Bà Nguyễn Thanh Mai, Tổ thư ký Cơ chế Tín chỉ chung Việt Nam - Cục Khí tượng thuỷ văn & Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên & Môi trường, cho biết: Việt Nam bắt đầu triển khai hợp tác về Cơ chế JCM từ tháng 7/2013 trong khi số lượng quốc gia tham gia Cơ chế JCM ngày càng gia tăng ở khu vực Đông Nam Á là 6/10 quốc gia.

Ở nước ta, theo bà Mai, chủ trương chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ trở thành trách nhiệm của doanh nghiệp sau năm 2020 là điều kiện thuận lợi để triển khai Cơ chế JCM.

Thực hiện Cơ chế JCM, doanh nghiệp được lắp đặt công nghệ carbon thấp với chi phí rẻ hơn; tiếp thu và phổ biến các kiến thức chuyên môn; tài sản trên cơ sở thực hiện dự án hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và quản lý của nước ta. 

Sau 3 năm triển khai, bà Nguyễn Thanh Mai cũng nhận xét, Cơ chế JCM còn quá mới với doanh nghiệp nước ta trong khi các hướng kỹ thuật cho JCM chưa được kiểm chứng, cơ chế chia sẻ tín chỉ chưa rõ ràng…

Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thuỷ văn & Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên & Môi trường) tin tưởng Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội chuyển giao công nghệ phát thải thấp là cơ hội doanh nghiệp nước ta chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận thông tin, tiếp cận các kênh tài chính và thực hiện Cơ chế JCM.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động