Thủy điện tích năng - ‘Chìa khóa’ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
07:49 | 23/12/2024
Khung giá nào cho nguồn thủy điện tích năng ở Việt Nam? Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo “Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng”. Góp ý thêm cho dự thảo này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích dưới đây. Trân trọng gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc. |
Đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về khung giá thủy điện tích năng Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo “Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng”. Rõ ràng, việc xây dựng và ban hành khung giá thủy điện tích năng là rất cấp thiết. Bởi đây là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét tính hiệu quả, lợi ích khi quyết định đầu tư xây dựng dự án nguồn điện này. |
Tính đến năm 2023, tổng công suất lắp máy của thủy điện tích năng trên toàn cầu đã đạt gần 180 GW và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ thủy điện tích năng. |
Lợi ích vượt trội của thủy điện tích năng:
Độ tin cậy cao: Với bề dày lịch sử nghiên cứu và phát triển công nghệ, thủy điện tích năng là giải pháp lưu trữ năng lượng thành công nhất với tuổi thọ nhà máy rất cao.
Cân bằng lưới điện: Thủy điện tích năng hấp thu năng lượng dư thừa trong giai đoạn nhu cầu phụ tải thấp, sau đó cung cấp điện khi nhu cầu phụ tải điện tăng mạnh, hoặc trong trường hợp không huy động được các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Thích ứng linh hoạt: Hệ thống có khả năng đáp ứng tức thời trước những biến động lưới điện, hoặc sự cố mất điện đột ngột, góp phần đảm bảo tính ổn định của lưới điện.
Tăng cường ổn định: Thủy điện tích năng cải thiện quán tính và hỗ trợ khởi động đen - một yếu tố quan trọng cho phép phục hồi hệ thống sau sự cố mất điện diện rộng.
Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng sạch ngày càng gia tăng, việc kiểm soát độ ổn định lưới và đảm bảo nguồn cung điện không gián đoạn là vô cùng quan trọng. Công nghệ thủy điện tích năng không chỉ giải quyết những thách thức này, mà còn giảm thiểu phát thải khí carbon. Các nhà hoạch định chính sách cần khẩn trương khảo sát đánh giá các địa điểm tiềm năng để đặt nhà máy thủy điện tích năng và xây dựng các khung chính sách tài chính phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ này.
Nhà máy Thủy điện Tích năng Kidston (250 MW), ở Bắc Queensland, Úc. Đây là nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên của Úc trong hơn 40 năm qua và là 1 trong những nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên trên thế giới được tích hợp với điện mặt trời. |
Vai trò tiên phong của ANDRITZ trong phát triển công nghệ thủy điện tích năng:
Trong suốt hơn một thế kỷ qua, ANDRITZ đã lắp đặt và nâng cấp hơn 460 tổ máy tích năng, với tổng công suất 40.000 MW. Từ nhà máy thủy điện tích năng thương mại đầu tiên trên thế giới, Niederwartha (CHLB Đức, năm 1929) đến các dự án mới đây là nhà máy Phong Ninh 2 và Chấn An (Trung Quốc), ANDRITZ luôn khẳng định vị thế là đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ tích năng.
ANDRITZ không ngừng đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển, tiêu biểu là giàn thí nghiệm tua bin thủy lực quy mô nhất thế giới, đặc biệt dành cho các tua bin bơm cột nước cao được xây dựng và khánh thành vào cuối năm 2023 tại Linz, Cộng Hòa Áo. Đồng thời, ANDRITZ còn đặt ra các bộ tiêu chuẩn mới để đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng.
Nhờ hiệu quả ổn định lưới điện, hỗ trợ tích hợp các nguồn điện năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu suất điện năng tổng thể, ANDRITZ đã và đang góp phần đặt những viên gạch đầu tiên trong “dự án” xây dựng một tương lai xanh hơn và bền vững hơn. Khi công cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch tiến xa hơn, thủy điện tích năng sẽ mãi là công nghệ không thể thiếu để đạt được những mục tiêu về khí hậu toàn cầu./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM