RSS Feed for Hội thảo khoa học trực tuyến "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 30/12/2024 23:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội thảo khoa học trực tuyến "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách"

 - Hôm nay, ngày 21 tháng 8 năm 2014, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách".

 

ÔNG PHAN QUỐC TUẤN, TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý!

Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở nước ta đang gia tăng mạnh mẽ, trong bối cảnh đang phải phấn đấu vượt qua những thách thức to lớn về nguy cơ hủy hoại môi trường, nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống (than, dầu khí, thủy điện) ngày càng khan hiếm, thì chủ đề “tiết kiệm năng lượng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Có thể khẳng định rằng, tiết kiệm năng lượng là giải pháp lựa chọn đầu tư phát triển năng lượng tối ưu nhất (chi phí thấp, hiệu quả cao), đáp ứng được các tiêu chí trong chính sách phát triển bền vững.

Chính vì vậy, nên từ nhiều năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” trên phạm vi cả nước. Chương trình được khởi động từ năm 2006, đến nay đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.

 

Tuy nhiên, thực trạng khai thác, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ năng lượng đã bộc lộ nhiều hạn chế, các cơ chế, chính sách về tiết kiệm năng lượng còn nhiều bất cập, lợi ích về tiết kiệm năng lượng chưa được xã hội quan tâm, quán triệt, việc thực hành tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng các doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa thật sự triệt để…

Trước những thách thức to lớn này, Bộ Công Thương chỉ đạo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam - tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách" tại Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (tại Văn bản số: 844/TCNL-KHCN, ký ngày 26/6/2014).

Qua hội thảo hôm nay và sau các hội thảo được tổ chức tại miền Trung và miền Nam sắp tới, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ phối hợp với Tổng cục Năng lượng, các chuyên gia, nhà khoa học… nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến tham luận để đề xuất với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Kiến nghị việc sửa đổi, ban hành các chính sách phù hợp, nhằm thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng có hiệu quả cao nhất trong thời gian sắp tới.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Hội thảo hiện đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp và câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn

Kính thưa các quý vị đại biểu tham dự hội thảo và bạn đọc đang theo dõi trực tuyến hội thảo!

Về dự buổi hội thảo hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

-         Đồng chí Nguyễn Văn Thạo, Trợ lý Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

-         Đồng chí Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Xin trân trong giới thiệu các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Kinh tế Trung ương; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)… Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!

Chủ tịch đoàn Hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

- Đồng chí Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

- Đồng chí Nguyễn Khắc Thọ - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương)

- Đồng chí Nguyễn Tấn Lộc - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam)

- Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam

Xin trân trọng giới thiệu các đồng chí là phó chủ tịch, ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Tổng hội Nhà thầu; Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam; Viện Năng lượng, Viện Dầu khí, Viện Khoa học Công nghệ mỏ…

Xin trân trọng giới thiệu đồng chí lãnh đạo các tập đoàn: Điện lực Việt Nam; Dầu khí Quốc gia Việt Nam; CN Than - Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; các tổng công ty điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam và 2 thành phố: Hà Nội, TP. HCM; Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam; Tổng công ty Thép Việt Nam; Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 3, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực - TKV; Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam; Công ty thủy điện Sơn La, Nhiệt điện Phả Lại, Hải Phòng; Công ty CP Dây và Cáp điện Thượng Đình (CADI-SUN); Các đơn vị trực thuộc EVN HANNOI; Các công ty điện lực tỉnh phía Bắc; Các sở công thương và trung tâm tiết kiệm năng lượng phía Bắc; Trung tâm tiết kiệm năng lượng Tp. Hồ Chí Minh; Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng TP Đà Nẵng…

Xin trân trọng giới thiệu các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia năng lượng đã về tham dự và sẽ tham gia đóng góp ý kiến, phản biện tại hội thảo ngày hôm nay.

Chúng tôi, xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ chính: Công ty CP Dây và Cáp điện Thượng Đình - CADI-SUN. 

Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp thực hiện của các tập đoàn: Điện lực Việt Nam; Dầu khí Quốc gia Việt Nam; CN Than - Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam; Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh…

Xin cảm các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và Hà Nội đã đến dự và đưa tin về sự kiện hội thảo khoa học ngày hôm nay... Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời đồng chí Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lên phát biểu. Xin trân trọng kính mời!

 

ÔNG TRẦN VIẾT NGÃI, CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thay mặt Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến quý vị đại biểu.

Hôm nay, dưới chỉ đạo của Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức hội thảo “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách”.

Vấn đề tiết kiệm ở đây cần phải hiểu rõ, tiết kiệm từ khâu khai thác, sản xuất, chế biến, đến khâu tiêu dùng đối với các sản phẩm năng lượng.    

I. Quá trình phát triển vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam

- Quá trình đổi mới đất nước là quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng Việt Nam:

1. Điện 35.000MW, điện lượng phát ra hàng năm trên 100 tỷ kWh, đã đưa điện về 98% số xã và trên 96% hộ dân trong cả nước, đẩy mạnh phát triển điện nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đưa sản lượng điện bình quân từ 300-400 lên 1.500 kWh /người/năm.

- Dầu khí đạt 25 triệu tấn dầu qui đổi (dầu 16 triệu tấn/năm, khí 9 tỷ m3/năm), ngành dầu khí đã đóng góp từ 25-30% vào NSNN, cung cấp khoảng 30% lượng xăng dầu cho nền kinh tế.

- Ngành than đạt 40 triệu tấn/năm, cung cấp đủ than cho ngành điện và các ngành kinh tế khác.

- Ngành năng lượng đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho KTXH trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

- Nhà nước cùng các tập đoàn đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho việc xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phát triển năng lượng.

2. Tiêu hao năng lượng của cả nước đang hết sức lãng phí (cường độ tiêu hao năng lượng trên 1đv/sp còn rất cao, gấp 5-6 lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới).

II. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt MTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Năm 2011, Luật sử dụng NLTK và hiệu quả ra đời.

1. Bộ Công Thương là đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, các doanh nghiệp, các địa phương để triển khai các chương trình trên.

2. Một số thành quả đạt được

- Bộ Công Thương đã ban hành nhiều thông tư, quy chế, để triển khai chương trình mục tiêu sử dụng NLTK hiệu quả.

- Bộ Công Thương đã tổ chức dán nhãn mác NLTK cho nhiều vật tư, thiết bị và các sản phẩm tiêu dùng.

- Đã thành lập được nhiều trung tâm thực hiện chương trình sử dụng NLTK hiệu quả ở các thành phố cùng như các địa phương.

- Bộ Công Thương đã lãnh đạo các Sở Công thương, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng NLTK hiệu quả.

- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp giáp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩn có hiệu xuất năng lượng cao.

- Xây dựng các chương trình đào tạo.

- Hỗ chợ phát triển kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ các dự án.

- Năm 2013, Tổng cục Năng lượng đã tổ chức đánh giá tiềm năng tiết kiệm NL của 1 số ngành công nghiệp; xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho các ngành hóa chất, thực phẩm, dệt may...

* Các tập đoàn kinh tế: EVN, đã phát động trong toàn ngành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả một cách mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

- Đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực, các công ty điện lực, tổ chức chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Hàng năm đã tiết kiệm được khoảng 1,5 tỷ kWh, năm sau cao hơn năm trước.

- Đã hỗ trợ các trung tâm, các địa phương, các hộ gia đình, như việc thay bóng đèn compac, sử dụng bình nước nóng NLMT đạt hiệu quả cao.

- Đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đã đầu tư khoảng 180 tỷ đồng/năm cho các hoạt động này.

- Đã giảm tổn thất điện năng từ 24% từ năm 1993 xuống còn dưới 8,8% năm 2013. Hàng năm đã tổ chức tốt việc phát động giờ trái đất.

- Tận dụng và khai thác tối đa các nguồn điện, trong đó có nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ, giảm điện tự dùng…

* Các tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam đã tận thu các sản phẩm trong quá trình khai thác sản xuất, chế biến, vận hành, vận chuyển đã mang lại một số kết quả lớn.

III. Những đột phá mới về các giải pháp tiết kiệm

- Hiện nay, một số cơ sở SX tiêu dùng năng lượng lớn như sắt thép, xi măng, khách sạn, nhà hàng, các công sở Nhà nước và các doanh nghiệp khác. Nhà nước cần có cơ chế chính sách, hỗ trợ vốn (không phải 5 tỷ đồng cho 1 doanh nghiệp như trước đây) mà trên cơ sở đề xuất của các đơn vị cần vốn để đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị để sử dụng NLTK hiệu quả cho vay với gói tín dụng ưu đãi đáp ứng nhu cầu của họ.

- Cần phải có những chính sách hỗ trợ như, miễn giảm thuế nhập khẩu cho các dây chuyền công nghệ, các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Giảm thuế TNDN, TNCN, cho những cơ sở và hộ tiêu dùng có kết quả tiết kiệm năng lượng tốt.

- Đảng, Chính phủ cần phát động phong trào sử dụng NLTK hiệu quả, quán triệt từ hệ thống chính trị đến các doanh nghiệp, địa phương, đến mọi người dân, sử dụng công cụ truyền thông để tuyên truyền mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng đến năm 2015 đạt 5-8% và đến năm 2020 đạt 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ.

- Cần sớm điều chỉnh giá năng lượng theo cơ chế thị trường, bởi vì giá năng lượng Việt Nam hiện nay đang thấp hơn giá khu vực và trên thế giới.

- Cần xây dựng định mức đối với các doanh nghiệp, các nhà máy, các hộ tiêu thụ khác về sử dụng NL. Hàng năm cần phải có kiểm toán đặc biệt đối với các hộ sử dụng năng lượng lớn để đánh giá được kết quả thực hiện và đi đôi với việc thưởng, phạt nghiêm minh.

- Cần có chủ trương để các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất 3 ca (đặc biệt là ca 3 từ 10h đêm - 6 giờ sáng). Tránh căng thẳng việc sử dụng năng lượng vào các giờ cao điểm.

- Cần khai thác sử dụng các dạng năng lượng khác như: Bioga trong chăn nuôi nông nghiệp, cần xây dựng nhà tiết kiệm NL đối với ngành xây dựng, cần thay thế những xe, máy tiêu hao nhiều NL trong ngành giao thông.

IV. Một số vấn đề cấp bách và kiến nghị

1. Ngành năng lượng Việt Nam cần có một quy hoạch tổng thể năng lượng Quốc gia, gồm các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo.

2. Cần tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho ngành than để xây dựng thêm nhiều mỏ mới ở khu vực Quảng Ninh và Đông Bắc, tăng sản lượng than hàng năm để phát triển kinh tế trong yêu cầu mới.

3. Cần phải thực hiện Quyết định số 41 của Bộ chính trị về phát triển ngành Dầu khí đến năm 2025. Đảm bảo đạt 40 triệu tấn dầu qui đổi, do vậy cần có các giải pháp về công nghệ, vốn, thiết bị để thăm dò khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu. Đẩy mạnh công tác lọc hóa dầu tạo thành chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực này.

4. Cần sớm hiệu chỉnh Tổng sơ đồ Điện VII một cách hợp lý nhất, sát với thực tế theo tốc độ phát triển của nền kinh tế và cần quan tâm đến môi trường.

5. Chính phủ cần có quy hoạch chiến lược phát triển năng lượng gió, vì tiềm năng gió VN rất lớn, có thể sản xuất được nhiều nghìn MW điện thay thế cho NL hóa thạch ngày càng cạn kiệt, cải thiện ô nhiễm môi trường.

6. Chính phủ cần tổng kết việc thực hiện Chương trình MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả để từ đề ra chủ chương chính sách mới triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

7. Cần thành lập Bộ Năng lượng giúp Chính phủ quản lý chỉ đạo ngành năng lượng, trong đó có việc chỉ đạo MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) lên phát biểu ý kiến.

Xin trân trọng kính mời ông!

ÔNG NGUYỄN KHẮC THỌ - PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC NĂNG LƯỢNG - BỘ CÔNG THƯƠNG

Nội dung bài phát biểu của ông Nguyễn Khắc Thọ, đang cập nhật...

 

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu ông Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng - Tổng cục Năng lượng lên trình bày tham luận.

ÔNG TRỊNH QUỐC VŨ - VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, TỔNG CỤC NĂNG LƯỢNG - BỘ CÔNG THƯƠNG

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Thay mặt cho Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe và chúc hội thảo thành công.

Năng lượng một vấn đề mang tính toàn cầu, Năng lượng đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đó là: (i) Các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, dẫn đến giá cả các loại năng lượng sơ cấp tăng cao; (ii) Vấn đề ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu trong sử dụng năng lượng; và (iii) Vấn đề an ninh năng lượng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng tiếp cận năng lượng cho tất cả mọi người.

Nhằm đối phó với các thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó Bộ Công Thương được giao làm đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình. Thông qua Chương trình này, Bộ Công Thương và các bộ ngành có liên quan đã chủ trì thực hiện tổ chức xây dựng Khung chính sách để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:

- Xây dựng các văn bản pháp luật: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định Quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Triển khai thực hiện các hoạt động, dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời và có hiệu lực từ năm 2011 đã thể chế hoá đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.

Kết quả đạt được của Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trong giai đoạn 2012 - 2015, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung vào công tác triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, nhằm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc; xây dựng kiện toàn các cơ chế tài chính; thực hiện giám sát việc tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như:

- Chính sách thúc đẩy sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thực hiện thông qua chương trình dán nhãn năng lượng. Đến hết tháng 6 năm 2014, Bộ Công Thương đã cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng cho 6.215 chủng loại sản phẩm của 13 loại trang thiết bị phải dán nhãn theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó dán nhãn cho 473 chủng loại máy thu hình, 749 chủng loại thiết bị chiếu sáng, gần 1585 chủng loại quạt điện, 863 sản phẩm điều hoà không khí, 301 chủng loại sản phẩm máy giặt, 1.354 loại nồi cơm điện và 210 sản phẩm máy biến áp phân phối....

Chương trình nhãn năng lượng trên thị trường đã tạo ra sự minh bạch về hiệu suất năng lượng giữa các thương hiệu, nhãn năng lượng đã tạo sự cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp về đẳng cấp. Đây là dấu hiệu tốt khẳng định hiệu quả của chương trình dán nhãn năng lượng.

- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm hiệu suất năng lượng cao và các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong nước;

- Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng;

- Hỗ trợ phát triển dịch vụ kỹ thuật và tài chính để thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế và mô hình hộ gia đình tiết kiệm năng lượng. Năm 2013, thông qua các tổng công ty điện lực thuộc EVN đã triển khai hỗ trợ lắp đặt được 3000 bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình. Tính đến cuối năm 2013, trên toàn quốc đã có trên 600.000 bình nước nóng năng lượng mặt trời được lắp đặt và sử dụng, giúp giảm đáng kể việc tiêu thụ điện cho việc cung cấp nước nóng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. Cũng trong năm 2013, Bộ Công Thương đã kết hợp với EVN triển khai hệ thống bình đun nước nóng mặt trời quy mô công nghiệp tại ba miền theo mô hình ESCO. Dự án triển khai đã tiết kiệm được hơn 2 GWh tương đương với hơn 5 tỷ đồng.

- Phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội phụ nữ các tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phổ biến sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, ứng dụng hầm Biogas quy mô hộ gia đình đã triển khai tại 26 tỉnh, thành và hỗ trợ xây dựng hơn 3000 hầm Biogas quy mô gia đình.

- Trong năm 2013, Tổng cục Năng lượng đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một số ngành công nghiệp; xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho ngành hoá chất, thực phẩm và dệt may. Sau khi xây dựng xong định mức cho các ngành công nghiệp sẽ xây dựng lộ trình, kế hoạch hành động và dự thảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sử dụng tiết kiệm năng lượng theo từng ngành. Tháng 01 năm 2014, Tổng cục Năng lượng đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp và quy định định mức tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp hóa chất.

- Tính đến nay, mạng lưới gồm 12 Trung tâm Tiết kiệm năng lượng tại các tỉnh thành phố và gần 40 Trung tâm khuyến công và các công ty, trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ trên phạm vi toàn quốc đã được thành lập để triển khai các hoạt động của Chương trình. Mạng lưới các Tổ chức tư vấn, Trung tâm tiết kiệm năng lượng được hình thành trên phạm vi cả nước với nhiều dự án trình diễn trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng được triển khai thành công, đạt hiệu quả cao, góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp như các dự án trong lĩnh vực chiếu sáng và khí sinh học.

- Thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng, tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 cho các cơ sở sử dụng năng lượng:

+ Triển khai công tác đào tạo nhân sự về quản lý năng lượng, Tiêu chuẩn ISO 50001 cho các cơ sở sử dụng năng lượng. Đến hết năm 2013 đã đào tạo cho 55 doanh nghiệp, với hơn 100 cán bộ và 45 chuyên gia đã tham dự các khóa đào tạo về hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001. Đào tạo về tối ưu hóa hệ thống hơi trong công nghiệp đã thu hút được 52 doanh nghiệp với hơn 80 cán bộ và 28 chuyên gia về lò hơi tham dự.

+ Triển khai các dự án hỗ trợ, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thành lập hệ thống quản lý năng lượng theo yêu cầu của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001. Hiện nay, Văn phòng TKNL, Tổng cục Năng lượng đã và đang cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 20 doanh nghiệp triển khai hệ thống ISO 50001.

Một số khó khăn, thách thức

Triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong bối cảnh khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách về tài chính chưa hoàn thiện, thiếu những kinh nghiệm xây dựng các mô hình tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn là một trong những trở ngại thực thi tiết kiệm năng lượng tại VN. Các vấn đề thường gặp trong triển khai Tiết kiệm năng lượng những năm qua được xác định như:

- Nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

- Doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Mặt khác do các khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp dừng triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng như ngành thép và xi măng.

- Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây truyền công nghệ lạc hậu bằng dây truyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn gặp nhiều hạn chế. Hiện nay, Chương trình hỗ trợ 30% tổng số vốn đầu tư về dây truyền công nghệ, thiết bị hiệu suất cao cho các doanh nghiệp và không quá 5 tỷ đồng cho một doanh nghiệp không còn thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư thay đổi dây truyền công nghệ vì mức hỗ trợ nêu trên là khá thấp so với tổng mức đầu tư của doanh nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự thực hiện các yêu cầu của Luật, chưa xây dựng mô hình quản lý năng lượng cũng như xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, chưa báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phương (Sở Công Thương) đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.

- Còn hạn chế trong việc quản lý các doanh nghiệp tại địa phương, còn thiếu sự kết hợp giữa các Sở quản lý tại địa phương và cón lúng túng trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định của Luật cũng là những khó khăn trong việc thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các dự án của doanh nghiệp gặp khó khăn do điều kiện kinh tế đi xuống nên không triển khai được theo kế hoạch, vì vậy mà các dự án đầu tư còn chậm và chưa thực hiện được.

- Giá năng lượng trong năm 2013 đã tăng gần 10%, tuy nhiên so với khu vực giá năng lượng trong nước còn rất thấp, do vậy cũng ảnh hướng đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

- Nguồn lực triển khai và giám sát thực hiện Luật Tiết kiệm năng lượng và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan từ trung ương đến địa phương mặc dù đã có chuyển biến, tuy nhiên cần phải được bổ sung và đào tạo nâng cao năng lực.

- Nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình chưa thật sự chủ động, tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao; Nguồn lực tài chính, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật tại nhiều địa phương còn hạn chế, do vậy, việc thực hiện kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này để xác định các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tư vấn xây dựng dự án, tìm nguồn tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng còn yếu và thiếu.

Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới

Trong những năm tới, Tổng cục Năng lượng sẽ tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công Thương để đẩy mạnh việc triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thể hiện trên một số mặt sau đây:

1. Tiếp tục công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin vận động cộng đồng nâng cao nhận thức thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đưa chương trình tiết kiệm năng lượng thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội.

2. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng mô hình hộ gia đình TKNL, tăng cường sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình.

3. Đẩy mạnh triển khai chương trình dán nhãn năng lượng, bao gồm kiện toàn việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của các thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm để chứng nhận nhãn năng lượng cho các thiết bị

4. Tăng cường công tác hậu kiểm đối với các thiết bị dán nhãn năng lượng, nhằm thúc đẩy chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về dán nhãn năng lượng như: không thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các sản phẩm bắt buộc dán nhãn năng lượng theo quy định, dán sai mức hiệu suất năng lượng, nhãn năng lượng sai quy cách... Để triển khai công tác hậu kiểm này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý thị trường.

5. Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp. Tháng 01 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư “Quy định biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp” và quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành hóa chất. Trong thời gian tới, Tổng cục Năng lượng sẽ tiếp tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng cho một số ngành công nghiệp như gang thép, công nghiệp đồ uống, giấy và bột giấy, chế biến thủy sản... và kế hoạch hành động, lộ trình thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Xây dựng và triển khai các cơ chế tài chính thúc đẩy các dự án đầu tư vào TKNL như các cơ chế cho vay ưu đãi, cơ chế hợp đồng dịch vụ năng lượng (ESCO).

Với kết quả đã đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong những năm qua và tiềm năng to lớn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà Chương trình mang lại, tôi tin tưởng rằng Chương trình tiết kiệm năng lượng của chúng ta sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng trong giai đoạn tới, giúp cho nước ta giải quyết được bài toán an ninh năng lượng, tiến tới một nền kinh tế carbon thấp và phát triển bền vững.

Cuối cùng, thay mặt Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, xin kính chúc Quý vị mạnh khỏe, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin cảm ơn.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Tấn Lộc - PTGD, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lên trình bày tham luận chủ đề về “Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả: Thách thức và một số kiến nghị”

Xin trân trọng kính mời ông!

ÔNG NGUYỄN TẤN LỘC - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC EVN

I. GIỚI THIỆU

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn liền với mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kể từ khi Luật Sử dụng NLTK&HQ có ra đời năm 2011, đến nay các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung và sử dụng điện tiết kiệm nói riêng đã  được triển khai trên diện rộng, tới cộng đồng người dân và doanh nghiệp. Nhu cầu sử dụng điện thực tế trong giai đoạn 2011 - 2014 đã giảm nhiều so với dự báo tăng trưởng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 (mức độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân thực tế là 10%, ít hơn so với dự báo nhu cầu tăng trưởng là 14,1/năm). Sản lượng điện tiết kiệm của cả nước trung bình hàng năm (2011 - 2013) khoảng 1,9 tỷ kWh/năm, mức tiết kiệm năm sau cao hơn năm trướ[1].   

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Tập đoàn kinh tế Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cùng với nhiệm vụ nỗ lực đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, EVN luôn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội và đang đi đầu trong thực hiện các giải pháp và tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Nhiều chương trình và hoạt động tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả được EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 - 2015.

Trong quá trình thực hiện chương trình MTQG về SDNLTK&HQ (2012 - 2015) EVN cũng gặp không ít những khó khăn: từ nhận thức hạn chế của một số cá nhân, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Nhà nước về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; việc phát triển nhanh và nóng, vượt quy hoạch của một số ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều điện năng…; năng lực sản xuất các sản phẩm, thiết bị trong nước có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng; công tác kiểm soát thị trường, đảm bảo hạn chế và cấm lưu hành các sản phẩm tiết kiệm năng lượng có chất lượng kém chưa được thực hiện quyết liệt; giá điện chưa tiệm cận với giá thị trường…

Bài tham luận này sẽ đề cập tới một số kết quả chính về công tác tiết kiệm điện đã được EVN triển khai trong giai đoạn 2011 - 2014; phân tích một số khó khăn, thách thức khi triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng, kế hoạch thực hiện một số chương trình trọng điểm của EVN trong giai đoạn 2014 - 2016 và cuối cùng là một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp tới các cơ quan hữu quan.   

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TKNL CỦA EVN

- Công tác chỉ đạo và điều hành: EVN đã phê duyệt chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2013 - 2015, theo đó, EVN giao chỉ tiêu tiết kiệm điện cho các Tổng công ty Điện lực (TCTĐL) tối thiểu bằng 1,5% điện thương phẩm giao đối với các TCTĐL miền Bắc, Hà Nội và miền Trung, các TCTĐL còn lại HCM và miền Nam tối thiểu bằng 2% điện thương phẩm giao[2]. Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát được EVN chỉ đạo và quán triệt từ cấp Tập đoàn xuống các đơn vị cơ sở. EVN và các đơn vị cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo tiết kiệm điện để đôn đốc, chỉ đạo và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình tiết kiệm điện.

- Kết quả tiết kiệm điện:

TT

Ngành C.Nghiệp

Điện tiêu thụ 
kWh/1 đơn vị sản phẩm 
(ViệtNam)

Điện tiêu thụ 
kWh/1 đơn vị sản phẩm 
(Quốc tế)

So sánh

1

Xi măng

100 - 110 kWh/tấn

85 - 90 kWh/tấn

117%

2

Thép

550 - 690 kWh/tấn

350 - 400 kWh 

157%

 

 

 

 

 

 

Bình quân từ năm 2011 - 2013, cả nước đã tiết kiệm được khoảng 1,9 tỷ kWh điện/năm. Giá trị tiết kiệm bình quân/năm là: 2.757 tỷ đồng/năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

- Đầu tư cho tiết kiệm điện: Từ nhiều năm nay, EVN đã phân bổ nguồn kinh phí hợp lý dành cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ và thực hiện các chương trình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện và hiệu quả. Tổng giá trị thực hiện các chương trình tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011 - 2014 là 450 tỷ đồng, trong đó bình quân mỗi năm từ 2013 tới 2015 EVN thực hiện khoảng 180 tỷ đồng/năm cho các hoạt động này.   

- Tổn thất điện năng:

EVN đã chủ động đề ra và thực hiện tốt các mục tiêu tiết kiệm điện, đảm bảo năm sau kết quả tốt hơn năm trước. Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng cho sản xuất điện (điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện (tổn thất điện năng) liên tục thực hiện thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và đã có mức giảm đáng kể từ 9.23% (năm 2011) xuống còn 8.87% (năm 2013).

- Triển khai các chương trình tiết kiệm điện: EVN đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình tiết kiệm điện như:

+ “Chương trình tuyên truyền, quảng bá sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả” trên phạm vi toàn quốc” đây là giải pháp ưu tiên hàng đầu, được EVN quán triệt và chỉ đạo toàn thể CBCNV, người lao động và các đơn vị trực thuộc thực hiện thường xuyên và liên tục từ nhiều năm nay;

+ “Chương trình thay đèn sợi đốt bằng đèn compact” được EVN triển khai từ nhiều năm nay, đặc biệt trong đó có chương trình phát miễn phí 1 triệu bóng đèn compact cho các hộ nghèo thuộc các tỉnh phía Nam (năm 2010 - 2011). Nhận thức sử dụng đèn tiết kiệm compact của cộng đồng đã có sự thay đổi rõ rệt, đến nay việc sử dụng đèn compact đã rất phổ biến. Trong năm 2014, EVN đã chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực và Công ty Điện lực khảo sát số lượng bóng đèn sợi đốt còn lưu thông trên thị trường cả nước đối với các hộ gia đình và hộ sản xuất. Tới tháng 06/2014 toàn quốc chỉ còn hơn 6 triệu bóng đèn sợi đốt, trong đó có 6 triệu bóng đèn sợi đốt đang được sử dụng tập trung tại các vườn thanh long tại khu vực miền Nam, số còn lại khoảng hơn 300.000 bóng rải rác tại một số tỉnh/thành phố.

+ “Chương trình Giờ trái đất”: Với vai trò là nhà tài trợ chính của chiến dịch Giờ trái đất, trong 6 năm qua (kể từ năm 2009) EVN đã phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện chương trình, được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Giờ Trái đất năm 2013 và năm 2014 đã được EVN cùng với các TCTĐL/CTĐL đồng loạt hưởng ứng và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố. Từ năm 2013 đã có 100% tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia hưởng ứng Chương trình. Việc tổ chức sự kiện này hàng năm đã tạo được sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong nhận thức của cộng đồng người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hành động tiết kiệm năng lượng và chống lại biến đổi khí hậu của toàn xã hội.

+ “Chương trình quảng bá bình đun nước nóng bằng NLMT”: Chương trình tuyên truyền quảng bá bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời được EVN triển khai thực hiện theo Chương trình MTQG về SDNLTK&HQ (do Bộ Công Thương phát động), đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có tác dụng kích cầu thị trường bình NLMT ở Việt Nam. Tổng số bình NLMT đã thực hiện ở giai đoạn 2011 - 2013 là 76.400 bình, trong đó EVN thực hiện theo chương trình của Bộ Công Thương là 6.800 bình và chương trình riêng của EVN là 69.600 bình (giá trị hỗ trợ là 69,6 tỷ đồng). Toàn bộ chương trình này được EVN chỉ đạo các TCTĐL/CTĐL phối hợp với các nhà sản xuất trong nước triển khai truyên truyền, quảng bá sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Hiện cả nước đã có khoảng 600.000 bình nước nóng NLMT đang tiêu thụ trên thị trường, góp phần cắt giảm công suất đỉnh khoảng 360MW, giá trị tiết kiệm khoảng 1.512 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bình NN NLMT hơn 40%. Ngoài ra, chương trình còn có ý nghĩa về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần hoàn thành Chương trình MTQG về SDNLTK&HQ của Chính phủ.

III. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

Một là, nhận thức của một số bộ phận người dân và doanh nghiệp về chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế. Vẫn còn hiện tượng lãng phí trong sử dụng năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng, trong đó có khối các cơ quan hành chính sự nghiệp; hiệu quả tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện ở các doanh nghiệp sản xuất còn thấp so với tiềm năng.

Hai là, phụ tải của một số ngành, lĩnh vực tăng đột biến như khu vực nuôi tôm; trồng thanh long và đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xi măng, sắt thép, hóa chất…Ngành điện đã và đang gặp những khó khăn khi phải đảm bảo cung cấp đủ điện, phục vụ cho sự phát triển các phụ tải này, trong khi đó việc phát triển các nhà máy sản xuất, khu vực nuôi trồng trồng…gần như không ngừng, liên tục tăng, vượt cả quy hoạch phát triển ngành.

- Nhiều năm qua, người dân ồ ạt trồng cây thanh long tự phát, tràn lan, không theo quy hoạch, tốc độ phát triển tăng cao 70 - 80%/năm. Tại nhiều vùng như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… Diện tích trồng thanh long tại Bình thuận hiện nay hơn 22.000ha (chiếm tới hơn 75% diện tích trồng thanh long của cả nước), trong khi quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 được tỉnh phê duyệt chỉ là 15.000ha. Tại tỉnh Long An diện tích thanh long năm 2012 là 1.387ha và năm 2013 là 2.838ha, 6 tháng đầu năm 2014 trên 5.200ha (tăng trưởng hơn 100%). Việc “phát triển nóng” cây thanh long dẫn tới tình trạng thiếu điện chong đèn thanh long ra hoa trái vụ xảy ra thường xuyên. Trong những năm qua, dù ngành điện đã cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các phụ tải tăng trưởng “nóng” này.  

- Phong trào nuôi tôm nước lợ tự phát nhanh, ngoài quy hoạch tại một số tỉnh như Sóc Trăng, các tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long gần đây dẫn tới nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt phục vụ nuôi tôm tăng cao. Tại một số tỉnh, nhu cầu điện cho nuôi tôm công nghiệp tăng đột biến (tăng hơn 30% so với năm 2013 và cao hơn trong năm 2014, ví dụ: Sóc Trăng). Nhiều hộ dân đã tự ý sử dụng điện sinh hoạt để chạy quạt phục vụ nuôi tôm nên xảy ra trình trạng quá tải cục bộ dẫn tới nhiều trường hợp trạm biến áp công cộng quá tải, cháy, nổ, gây mất điện liên tục, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Phát triển của hai ngành xi măng và thép cũng vượt quy hoạch, cung vượt quá cầu. Với 108 dây chuyền xi măng đang hoạt động, công suất thiết kế khoảng 65 triệu tấn/năm thì năm 2010 cung vượt cầu khoảng 3 triệu tấn và năm 2011 là 7 triệu tấn xi măng dư thừa. Ngoài ra, theo quy hoạch ngành xi măng, đến năm 2015 tổng công suất đạt 75 triệu tấn và dư thừa khoảng 10 triệu tấn so với nhu cầu. Ngành thép, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 65 dự án sản xuất gang, thép công suất trên 100.000 tấn/năm. Trong số này có đến 32 dự án do các địa phương tự cấp phép nằm ngoài quy hoạch. Công suất thép xây dựng dư thừa tới 1,5- 2 lần so với nhu cầu của xã hội. Tổng công suất cả nước hiện lên tới hơn 20 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu chỉ ở mức 11,5 triệu tấn.

Đa số các doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng ở nước ta có quy mô công suất nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, hầu hết là nhập khẩu từ Trung Quốc, không thân thiện với môi trường…dẫn tới cường độ tiêu thụ điện bình quân để sản xuất ra một tấn sản phẩm cao hơn so với các nước trên thế giới (17% cao hơn đối với sản xuất xi măng và 57% cao hơn đối với sản xuất thép).

So sánh điện năng tiêu thụ của Ngành Thép, Xi măng trong nước với quốc tế

Năm

Điện thương phẩm
(kWh)

Tiết kiệm điện
(kWh)

Tỷ lệ

%

2011

105.000.000.000

1.326.000.000

1,26%

2012

105.474.000.000

1.672.000.000

1,59%

2013

115.282.000.000

2.799.875.780

2,43%

 

TT

Ngành C.Nghiệp

Điện tiêu thụ kWh/1 đơn vị sản phẩm

(ViệtNam)

Điện tiêu thụ kWh/1 đơn vị sản phẩm

(Quốc tế)

So sánh

1

Xi măng

100 - 110 kWh/tấn

85 - 90 kWh/tấn

117%

2

Thép

550 - 690 kWh/tấn

350 - 400 kWh 

157%

 

 

 

 

 

Nguồn: Bộ XD và Bộ Công Thương

Ba là, công tác kiểm tra và giám sát việc thực thi các quy định của nhà nước về SDNLTK&HQ chưa được thực hiện nghiêm và thường xuyên, mức xử phạt chưa đủ tính răn đe. Ví dụ: kiểm toán năng lượng bắt buộc (theo Luật SDNLTK&HQ và Nghị định 21/2010/NĐ-CP) đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ, nhiều doanh nghiệp chưa chịu thực hiện.  

Bốn là, khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho các giải pháp TKNL, các doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng các công nghệ mới, có hiệu suất cao và các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhưng không có vốn; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp bằng tài sản, thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh hiệu quả năng lượng tiết kiệm đối với các giải pháp TKNL để làm cơ sở cho vay.

Năm là, công tác quản lý thị trường các loại hàng hóa, thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn hạn chế, dẫn tới có nhiều mặt hàng có chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái (ví dụ: đèn compact, đèn LED, quạt điện, điều hòa, thiết bị tiết kiệm điện…) làm người sử dụng gặp không ít khó khăn khi lựa chọn tiết bị tiết kiệm năng lượng. 

Sáu là, giá điện vẫn còn thấp, chưa tiệm cận với giá thị trường dẫn tới không khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm.

IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TKNL CỦA EVN

Từ năm 2014, EVN đã và đang tập trung triển khai một số các chương trình tiết kiệm điện, cụ thể như: 

- Chương trình hỗ trợ hộ nông dân trồng Thanh Long thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện (2014 - 2015)

Tiếp tục hưởng ứng chương trình MTQG về SDNLTK&HQ giai đoạn 2012 - 2015 và lộ trình cắt giảm tiêu thụ bóng đèn tròn sợi đốt trên thị trường của Chính phủ, EVN đang phối hợp với các nhà xuất trong nước (Công ty CP bóng đèn Điện Quang và Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông) và TWĐTN triển khai Dự án thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện cho các hộ nông dân đang sử dụng bóng đèn sợi đốt để kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ, tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Tổng chi phí dự án là: 102 tỷ đồng, trong đó, giá trị EVN hỗ trợ cho các hộ nông dân là 20 tỷ đồng (tương đương 20% Tổng chi phí dự án), bao gồm các chi phí như: hỗ trợ giá trị còn lại của bóng đèn sợi đốt, chi phí thu hồi, tiêu hủy 2 triệu bóng đèn sợi đốt, nhân công lắp đặt thay thế, vật tư đấu nối đảm bảo kỹ thuật và an toàn…thời gian triển khai trong 2 năm 2014 - 2015. Sau thời gian này, EVN sẽ xem xét mở rộng và tiếp thực thực hiện chương trình. 

Dự án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Giảm công suất đỉnh của hệ thống là 56MW; giá trị tiết kiệm điện là 80 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, dự án còn có hiệu quả về môi trường (tiết giảm được 208.000 tấn CO2) và xã hội (nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng NLTK&HQ; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và các nhà sản xuất trong nước).      

- Chương trình thí điểm mô hình Công ty Dịch vụ Năng lượng (ESCO)

Với mục tiêu tăng cường hơn nữa các giải pháp tiết kiệm điện một cách hiệu quả và thiết thực, EVN đang nghiên cứu thí điểm mô hình Công ty Dịch vụ năng lượng (ESCO). Công ty ESCO sẽ cung cấp các dịch vụ TKNL một cách toàn diện và hiệu quả, từ khâu khảo sát, đánh giá tiềm năng TKNL, cung cấp thiết bị, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống, tới thu xếp tài chính cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Dự kiến, ban đầu EVN sẽ phối hợp với Công ty ESCO trong nước có năng lực và kinh nghiệm để triển khai thí điểm một số dự án lắp đặt giàn nước nóng bằng năng lượng mặt trời (NLMT) quy mô công nghiệp cho một số khách hàng ở khu vực miền Nam như: xí nghiệp chế biến thủy hải sản; doanh nghiệp sản xuất; khách sạn, khu nghỉ dưỡng…

Các giải pháp của Cty ESCO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, như: giúp khách hàng/doanh nghiệp nhận diện được tiềm năng TKNL trong doanh nghiệp mình; dễ dàng tiếp cận các giải pháp xanh với chi phí đầu tư tốt nhất và hiệu quả cao nhất; Ngoài ra, còn giúp các doanh nghiệp có điều kiện tham gia chương trình MTQG về SDNLTK&HQ, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Tổng kinh phí triển khai thí điểm là 15 tỷ, trong đó EVN sẽ thu xếp 12 tỷ đồng, Công ty ESCO tham gia 3 tỷ đồng. Dự án sẽ thí điểm trong giai đoạn 2014 - 2016, sau giai đoạn thí điểm EVN sẽ nghiên cứu mở rộng cung cấp các dịch vụ tiết kiệm năng lượng có tiềm năng khác. EVN sẽ lựa chọn khách hàng đảm bảo các tiêu chí triển khai dự án, năng lực tài chính, thời gian hoàn vốn nhanh; đề án có các hiệu quả khác như môi trường và xã hội. Khách hàng được sử dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng. 

Thông qua hoạt động của chương trình thí điểm này, EVN có thể đề xuất lên các Bộ, Ngành và Chính phủ các cơ chế, chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong quá trình thực hiện chương trình MTQG về SDNLTK&HQ, đồng thời giúp các ESCO trong nước phát triển hơn trong thời gian tới.

V. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1) Chính phủ

a) Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng và thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phát động các chương trình tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ nói chung và tiết kiệm điện nói riêng trên các kênh thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo chí…;

b) Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong nước nghiên cứu cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục đơn giản, dễ dàng cho các doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả các ESCO) muốn đầu tư, sử dụng các dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng;

c) Xem xét hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong nước chuyển đổi sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao theo hướng Chính phủ trực tiếp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiện sản xuất trong nước để giảm giá thành sản phẩm (ví dụ: các thiết bị điện như: motor, điều hòa, chiếu sáng, bình đun nước nóng NLMT…);

d) Xem xét cơ chế giá điện hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển các dạng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, vốn có nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Áp dụng giá điện cao hơn đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các chính sách, quy định về tiết kiệm năng lượng…  

đ) Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) trong nước phát triển; khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tham gia cung cấp các dịch vụ tiết kiệm năng lượng; quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng do các Công ty ESCO cung cấp.

2) Bộ, Ngành

a) Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế tài chính cho các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan chủ trì, chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG về SDNLTK & HQ, tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện chương trình MTQG về SDNLTK&HQ của các Bộ, Ngành và UBND các tỉnh, thành phố. Nghiên cứu thực hiện chủ trương thay thế các loại bóng đèn huỳnh quang, compact bằng đèn LED có mức tiết kiệm và tuổi thọ cao hơn; 

c) Sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trên trang web;

d) Chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm soát chất lượng các loại sản phẩm, thiết bị được dán nhãn, đặc biệt là các chủng loại bóng đèn huỳnh quang compact, đèn LED;

đ) Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình vào cuộc tích cực hơn nữa để tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Nhà nước về SDNLTK&HQ, tập trung vào các đối tượng tiêu thụ nhiều điện như doanh nghiệp sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh và dịch vụ;

3) UBND các tỉnh/thành phố

a) Chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn quản lý thực hiện triệt để các chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ;

b) Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình MTQG về SDNLTK&HQ trên địa bàn, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm;   

c) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách (của Chương trình MTQG về SDNLTK&HQ), các tổ chức trong và ngoài nước để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết bị có hiệu suất cao, dần thay thế các thiết bị có hiệu suất thấp;

d) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền sâu rộng tới người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

đ) UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành rà soát, thực hiện công tác quy hoạch phát triển các khu vực và dự án, lưu ý hạng mục cấp điện. Phối hợp với ngành điện để đảm bảo cung cấp điện cho phát triển sản xuất.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Nguyễn Tấn Lộc - P. TGD, Tập đoàn Điện lực Việt Nam!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lên phát biểu ý kiến.

Xin trân trọng kính mời ông! 

ÔNG NGUYỄN QUỐC KHÁNH, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Kính thưa quý vị đại biểu,

Năng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và là động lực của quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Ở nước ta, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang gia tăng mạnh mẽ, kèm theo đó là thách thức to lớn về nguy cơ hủy hoại môi trường, nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt thì vấn đề “Tiết kiệm năng lượng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng trong phát triển năng lượng cũng như tiết kiệm năng lượng nêu trên, trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đồng thời chủ trương thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động dầu khí nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn năng lượng quốc gia.

I. Tổng quan về tình hình tiêu thụ năng lượng Việt Nam

- Trong bối cảnh hiện đại hóa nền kinh tế, mức tăng trưởng của nhu cầu điện năng sẽ cao hơn mức tăng trưởng của nhu cầu năng lượng. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ đạt mức 92.82 triệu TOE vào năm 2020 và 165 triệu TOE vào năm 2030, cụ thể:

Cơ cấu nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam đến năm 2030 (theo QHĐVII)

- Trước tình hình cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước, giá dầu thế giới tăng cao, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước sẽ trở thành một thách thức lớn. Trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam (không nằm ngoài xu thế chung của các nước trong khu vực) sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu, tăng tỷ trọng điện và khí đốt. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng thì các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo có xu thế gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

II. Tình hình thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tích cực triển khai cả trong nước và ngoài nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có 27 mỏ đang khai thác dầu trong đó có 23 mỏ trong nước và 4 mỏ nước ngoài, có 14 mỏ đang khai thác khí (đồng hành và khí tự nhiên) trong đó có 13 mỏ trong nước và 1 mỏ nước ngoài. Có 10 mỏ đang trong giai đoạn phát triển.

Bể

Lũy kế sản lượng khai thác dầu khí đến hết năm 2013 (triệu m3 quy dầu)

Cửu Long

396

Nam Côn Sơn

69

Mã Lai-Thổ Chu

34

Trong giai đoạn 2011 - 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giai đoạn 2011-2013

1

Gia tăng trữ lượng

Triệu tấn quy dầu

35.3

48

35.6

118.9

2

Sản lượng khai thác

Triệu tấn quy dầu

23.91

26

26.46

76.37

2.1

Dầu thô

Triệu tấn

15.21

16.7

16.71

48.62

2.2

Khí

Tỷ m3

8.7

9.3

9.75

27.75

Riêng trong năm 2013 Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã thực hiện được những kết quả sau:

- Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35.6 triệu tấn quy dầu, bằng 101.7% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 33.1 triệu tấn và ở nước ngoài đạt 2.5 triệu tấn).

- Có 05 phát hiện dầu khí mới.

- Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2013 đạt 26.46 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 1.4% so với năm 2012, cụ thể:

·Sản lượng khai thác dầu năm 2013 đạt 16.71 triệu tấn, bằng 104.4% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 15.25 triệu tấn, bằng 106.2% kế hoạch năm; ở nước ngoài đạt 1.45 triệu tấn, bằng 89.1% kế hoạch năm).

· Sản lượng xuất bán dầu thô đạt 16.68 triệu tấn, bằng 104.3% kế hoạch năm (xuất khẩu là 9.14 triệu tấn và cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6.1 triệu tấn; bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 1.44 triệu tấn).

· Sản lượng khai thác khí năm 2013 đạt 9.75 tỷ m3, bằng 106% kế hoạch năm, tăng 4.3% so với năm 2012.

2. Lĩnh vực Công nghiệp khí

Hiện nay lượng khí khai thác tại Việt Nam chủ yếu đến từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai-Thổ Chu. Tính đến hết tháng 7/2014, lượng khí ẩm cung cấp vào bờ đã đạt 93.1 tỷ m3 (trong đó khí khô là 88 tỷ m3), cụ thể:

- Bể Cửu Long: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 1.4 tỷ m3/năm.

- Bể Nam Côn Sơn: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 6.2 tỷ m3/năm.

- Bể Mã Lai-Thổ Chu: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 2 tỷ m3/năm.

Hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang vận hành an toàn & hiệu quả các hệ thống đường ống dẫn khí chính là:

- Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ - Dinh Cố : công suất 1,5 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 117 km, đường kính ống 16”, vận hành từ năm 1995;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn: công suất 7 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 400 km, đường kính ống 26”, vận hành từ năm 2003;

- Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 297 km, đường kính ống 18”, vận hành từ năm 2007;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Tp Hồ Chí Minh: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 70 km, đường kính ống 22”, vận hành từ năm 2008;

- Hệ thống đường ống khí thấp áp Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Gò Dầu: công suất 1 tỷ m3/năm, chiều dài 20 km, đường kính ống 8-12”, vận hành từ năm 2003.

Trong năm 2015, hệ thống đường ống thu gom khí lô 102&106, 103&107 sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các hộ công nghiệp ở Thái Bình và các tỉnh lân cận.

3. Lĩnh vực Lọc hóa dầu

Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là một trong 3 NMLD nằm trong chiến lược phát triển đến năm 2025 của PVN với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô Bạch Hổ/năm, đến tháng 6/2010 NMLD Dung Quất đã chính thức đi vào vận hành thương mại. Sau hơn ba năm vận hành, đến nay Nhà máy đã chế biến hơn 21 triệu tấn dầu thô, sản xuất được hơn 20 triệu tấn sản phẩm lọc, hoá dầu các loại đạt chất lượng ổn định và bắt đầu có lãi từ cuối năm 2012…, trong đó sản phẩm xăng dầu đã cung cấp cho thị trường nội địa chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cụ thể:

Đơn vị: tấn

STT

Sản phẩm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

1

Xăng

1,953,393

6,310,000

1,441,744

6,050,000

2,508,324

7,080,000

2

Nhiên liệu phản lực (Jet A1) & Dầu hỏa (KO)

83,022

470,000

52,265

640,000

30,742

550,000

3

Dầu diesel (DO)

2,867,381

8,090,000

2,872,256

6,980,000

3,370,785

7,090,000

4

Dầu đốt (FO)

78,836

910,000

92,666

500,000

109,758

450,000

Tổng

4,982,632

15,780,000

4,458,931

14,170,000

6,019,609

15,170,000

Hiện nay, PVN đang nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất lên công suất chế biến khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm với nhiều loại dầu thô khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu khác trong nước kể từ sau năm 2015.

III. Định hướng phát triển trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tích cực thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, trên cơ sở định hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra như sau:

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí luôn là lĩnh vực cốt lõi được ưu tiên tăng tốc làm đòn bẩy cho các lĩnh vực khác phát triển:

- Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác trong nước, trong đó dành tỉ lệ tham gia cao nhất có thể tại các bể truyền thống Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Sông Hồng.

- Tiếp tục quảng bá, ưu tiên kêu gọi các đối tác tiềm năng có quan tâm đầu tư vào tìm kiếm thăm dò tại những vùng nước sâu, xa bờ; song song với việc chủ động tự thực hiện điều tra cơ bản và tiến hành TKTD.

- Đầu tư phương tiện thiết bị phục vụ công tác TKTD và sớm đưa các phát hiện dầu khí và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, đặc biệt khu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm chính trị.

- Đảm bảo hầu hết lượng khí khai thác được từ các mỏ đều được thu gom xử lý và đưa về bờ, không đốt bỏ gây lãng phí và làm ô nhiêm môi trường hoặc tiến hành bơm ép xuống mỏ nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu và khai thác tận thu các mỏ ở giai đoạn cuối.

- Tích cực tận thăm dò, tăng cường và nâng cao hệ số thu hồi, sớm có chính sách về giá khí để thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự án TDKT khí.

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản, nghiên cứu phát triển các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khí hydrate, khí đá phiến sét – shale gas).

- Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược, đầu tư thích hợp để mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài, kết hợp giữa mua tài sản và hợp đồng tìm kiếm, thăm dò nhằm tập trung đầu tư 2-3 “khu vực trọng điểm” trong vòng 7-10 năm tới.

Phấn đấu

Mức gia tăng trữ lượng

· Giai đoạn 2016 - 2020 là 35-45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 25 - 30 triệu tấn/năm, ngoài nước 10 - 15 triệu tấn/năm;

Sản lượng khai thác dầu khí:

· Trong năm 2014, dự kiến khai thác được khoảng 17 triệu tấn dầu và 10 tỷ m3 khí.

· Bảo đảm tổng sản lượng trong nước và phần được chia của PetroVietnam từ các hợp đồng dầu khí quốc tế đến năm 2020 đạt 40-44 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 30 - 31 triệu tấn, ngoài nước 10 - 13 triệu tấn;

(đơn vị: triệu tấn quy dầu/năm)

Nguồn khai thác

2015

2020

Khai thác trong nước hiện có (tổng)

24 - 28

25 - 26

Khai thác trong nước do có phát hiện mới (tổng)

-

5

Khai thác nước ngoài hiện có và sẽ phát triển (được chia)

2 – 3

7 – 10

Khai thác nước ngoài do mua tài sản (được chia)

-

3

Tổng cộng

26 – 31

40 – 44

2. Lĩnh vực khí

Ngày 30/03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025”, theo đó sản lượng khai thác khí thiên nhiên trong nước sẽ đạt mức 15-19 tỷ m3/năm vào năm 2020 và duy trì đến năm 2030.

Để triển khai Quyết định của TTg Chính Phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghiệp khí đồng bộ từ khâu đầu, khâu giữa đến khâu cuối trong đó:

- Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở công nghiệp khí quốc gia: hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Nam, hình thành hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Bắc và miền Trung; từng bước triển khai xây dựng hệ thống mạng nối đường ống dẫn khí liên vùng, liên khu vực.

- Đẩy mạnh công tác tự lực, khuyến khích đầu tư thăm dò, khai thác khí thông qua cơ chế giá khí và điều khoản PSC phù hợp.

- Đảm bảo cung cấp đủ khí cho tiêu thụ công nghiệp và dân sinh trong nước.

- Tích cực đầu tư, phát triển & đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, trong đó tỷ trọng sử dụng khí trong lĩnh vực điện đạt khoảng 70-85% tổng sản lượng khí.

- Nhập khẩu LNG một cách hiệu quả trên cơ sở cung, cầu khí trong nước, năm 2020 khoảng 1 triệu tấn LNG/năm; năm 2021-2025 là 3.6 triệu tấn LNG/năm và 6 triệu tấn LNG/năm cho giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ:

- Kết nối, bổ sung & tiếp tục phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ thuộc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, PM3 - CAA;

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống thu gom khí, Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 & từ các mỏ thuộc khu vực Bắc Bộ về khu vực Thái Bình.

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) về bờ, từng bước hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp khí cho khu vực miền Trung, có tính đến khả năng kết nối với hệ thống cung cấp khí khu vực miền Nam.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, tích cực triển khai các dự án đầu tư nhà máy xử lý khí cùng thời gian với việc xây dựng & mở rộng các hệ thống đường ống dẫn khí.

- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ vay vốn, giá bán khí, … để triển khai các dự án thu gom khí đồng hành mỏ nhỏ, cận biên.

Tên dự án

Năm vận hành

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn II giai đoạn 1

Quý IV/2015

Đường ống từ các lô 102-106, 103-107 về Thái Bình (bao gồm cả hệ thống cung cấp khí thấp áp/CNG)

Quý III/2015

LNG Thị Vải (công suất 1 triệu tấn/năm)

Năm 2018

LNG Sơn Mỹ (công suất 3 triệu tấn/năm – giai đoạn I)

Sau 2020

Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn

Sau 2018

Đường ống từ các lô 113, 115, 117, 118 (mỏ Cá Voi Xanh), 119 về bờ (bao gồm cả nhà máy xử lý khí)

Sau 2020

Bên cạnh việc triển khai các dự án khai thác khí trong nước, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết về năng lượng của đất nước nói chung và cho sản xuất điện nói riêng, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đang khẩn trương tiến hành công tác nhập khẩu khí LNG cũng như nhập khẩu khí bằng đường ống. Việc làm này không những phù hợp với quan điểm phát triển bền vững của Chính phủ trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp sử dụng cho sản xuất điện, bảo tồn các nguồn cung cấp nhiên liệu; mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, giải quyết được nhu cầu khí với khối lượng lớn trong khi chưa có thêm nguồn khí mới trong nước. Theo dự kiến sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2018 với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.

3. Lĩnh vực Lọc hóa dầu

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến dầu khí là “phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô”.

Triển khai chiến lược trên, trong những năm tới Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đầu tư duy trì công suất lọc dầu và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học để tổng công suất đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước. Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xây dựng các Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn. Công suất lọc dầu đạt 16-20 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 30 triệu tấn/năm vào năm 2030, cụ thể:

Giai đoạn 2011-2020:

· Đưa Liên hiệp lọc-hoá dầu Nghi sơn công suất 10 triệu tấn/năm vào hoạt động;

· Hoàn thành nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên công suất 10 triệu tấn/năm;

Giai đoạn 2020-2030:

· Đưa Nhà máy lọc dầu số 3 vào hoạt động.

- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí; xây dựng các kho chứa tàng trữ dầu thô bảo đảm bảo nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu, đồng thời tham gia hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia.

IV. Một số đề xuất - kiến nghị

1. Về cơ chế kinh doanh & chính sách giá khí: Kinh nghiệm triển khai các dự án khí trong thời gian qua cho thấy việc thống nhất giá khí thường mất nhiều thời gian, kéo dài & là nhân tố then chốt. Với việc nguồn cung khí từ các mỏ hiện có đang dần bị suy giảm, sự dchênh lệch về giá khí đầu vào từ các nguồn khí khác nhau ngày một mở rộng. Để có thể đảm bảo nguồn cung cấp khí phục vụ cho nhu cầu năng lượng của quốc gia, trong những năm tới Chính phủ cần thiết phải có những chính sách nhằm đột phá, giải tỏa các vướng mắc trên, đảm bảo lợi nhuận khuyến khích các nhà thầu đầu tư vào các dự án khí thượng nguồn/trung nguồn, hỗ trợ PVN như là một Bên trong quá trình triển khai các dự án khí/nhập khẩu khí LNG.

2. Chính phủ xem xét, giao cho Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam chủ trì thẩm định các báo cáo đánh giá trữ lượng, kế hoạch phát triển mỏ (FDP) với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ trì thẩm định các báo cáo kế hoạch khai thác sớm (EDP), Kế hoạch thu dọn mỏ với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt; Phê duyệt thay đổi dự toán ở mức dưới 20% so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong FDP/EDP.

3. Chính phủ xem xét, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, thăm dò - khai thác khí thiên nhiên; Ưu đãi thuế cho các nhà máy lọc/hoá dầu nằm trong quy hoạch, nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm lọc/hoá dầu nhập khẩu.

4. Chính phủ xem xét, cân nhắc lộ trình điều chỉnh giá điện từng bước tiếp cận với giá thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Kiều Kim Trúc - Phó ban Khoa học công nghệ - Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam lên trình bày tham luận về “Giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên Than Việt nam”

Xin trân trọng kính mời ông!

ÔNG KIỀU KIM TRÚC - PHÓ BAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TKV

Vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo nhu cầu điện của Quy hoạch Điện VII, tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam là 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020), trong đó năm 2010 trên 100 tỷ kWh, năm 2020 là 330-362 tỷ kWh, năm 2030 là 695-834 tỷ kWh. Nhu cầu điện ngày càng lớn, khả năng cân đối tài chính để khai thác và chế biến 55-58 triệu tấn than sau năm 2015 là rất khó khăn. Nhu cầu than riêng cho ngành điện vào năm 2020 với công suất các nhà máy điện than là 36 nghìn MW để sản xuất 154,44 tỷ kWh, sẽ tiêu thụ 67,3 triệu tấn than. Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8 MW để sản xuất 391,980 tỷ kWh, tiêu thụ tới 171 triệu tấn than.

Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên than, tình huống phải nhập khẩu than sẽ xuất hiện sớm hơn vào khoảng năm 2017-2018. Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.

Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than. Tổng tài nguyên và trữ lượng tới hơn 48,7 tỷ tấn, bao gồm Bể than Đông Bắc (Quảng Ninh) hơn 8,8 tỷ tấn, Bể than đồng bằng sông Hồng hơn 39,3 tỷ tấn; các mỏ than nội địa Hải Phòng, Khánh Hòa, Na Dương, Nông Sơn, Khe Bố...) gồm 3,2 tỷ tấn; các mỏ than địa phương gồm 0,04 tỷ tấn và các mỏ than bùn hơn 0,3 tỷ tấn.

Bể than anthracite Đông Bắc đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bể than á bitum Đồng bằng sông Hồng nếu tính tới độ sâu -3500m thì dự báo đạt đến 210 tỷ tấn. Than tại mỏ Na Dương là than lignite còn than bùn (peat coal) chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 5 tỷ m3).

Để tăng độ tin cậy và phát hiện thêm tài nguyên, theo Quy hoạch than 60/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn đến năm 2015 khối lượng thăm dò 1.600.000 mét khoan (dự kiến đến hết năm 2014 khoan được khoảng 732.836 m khoảng 35% so với quy hoạch), giai 2016¸2020 cần phải khoan 750.000 m.

Việc tiến hành khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện hiện nay chủ yếu tập trung ở Bể than Đông Bắc (trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), ngoài ra có một số mỏ than ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nông Sơn với sản lượng 46,98 triệu tấn; 48,28 triệu tấn và 44,33 triệu tấn, 42,85 triệu tấn than nguyên khai tương ứng với các năm 2010, 2011 và 2012, 2013. Kế hoạch dài hạn của ngành than phấn đấu đến năm 2015 sản lượng than thương phẩm đạt 55 triệu tấn (thực tế điều chỉnh chỉ đạt 46 triệu tấn) và khoảng 65-60 triệu tấn than vào năm 2020, và 66 - 70 triệu tấn vào năm 2025, trên 75 triệu tấn vào năm 2030, tương đối phù hợp với mục tiêu phát triển khai thác than đã được Chính phủ phê duyệt theo Quy hoạch phát triển ngành Than (Quy hoạch 60) và Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của VINACOMIN nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên trong giai đoạn 2025-2030 cho thấy khả năng khai thác và chế biến than của VINACOMIN cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than cho sản xuất điện, thực chất sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030, do đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than trong giai đoạn 2017-2018.

Thực tế hiện nay toàn bộ sản lượng than khai thác bằng 02 phương pháp: lộ thiên và hầm lò, bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, được phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc Việt Nam, với tỷ lệ 50/50 và tỷ lệ khai thác than hầm lò tăng lên từ năm 2014 đến 2020 sẽ chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng sản lượng than. Các mỏ đang được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và các kỹ thuật khai thác mỏ, đặc biệt là cơ giới hóa khai thác hầm lò đã góp phần tăng sản lượng và tiết kiệm chi phí. Đồng thời VINACOMIN đang nghiên cứu công nghệ khí hóa than ngầm, là một quy trình công nghệ nhằm chuyển đổi than từ dạng rắn thành dạng khí và cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Với công nghệ tiên tiến này, VINACOMIN có cơ hội mở rộng công tác thăm dò và khai thác trữ lượng than nằm từ độ sâu 300m xuống tới 1.200m so với mặt nước biển tại bể than Quảng Ninh, và tại bể than Đồng bằng Sông Hồng với sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể khai thác tận thu triệt để tài nguyên, TKV đang triển khai các đề tài nghiên cứu, dự án KHCN để nghiên cứu các giải pháp khai thác than dưới khu vực cần phải bảo vệ các công trình trên bề mặt (thành phố, khu dân cư, hồ nước, khu bảo tồn…) bằng các phương pháp chèn lò, tính toán để lại các trụ bảo vệ hợp lý…

Về đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực than trong 3-4 năm tới là đáng kể (chiểm khoảng 60% tổng nhu cầu đầu tư của TKV) để đầu tư phát triển các mỏ than mới; mở rộng, nâng công suất các mỏ hiện tại. Các dự án lớn: Dự án mỏ hầm lò Núi Béo công suất 2 triệu tấn/năm; Dự án mỏ Khe Chàm III công suất 2,5 triệu tấn/năm; Dự án mỏ Hà Lầm 2,4 triệu tấn/năm; Dự án mỏ Khe Chàm II-IV 3,5 triệu tấn/năm; Dự án mỏ Mạo Khê 2 triệu tấn/năm. Vốn đầu tư mới cho các dự án than: năm 2014: 9.450 nghìn tỷ VNĐ; 2015 - 12.036 nghìn tỷ VNĐ; 2016 - 12.450 nghìn tỷ VNĐ; 2017 - 12.187 nghìn tỷ VNĐ; 2018 - 10.300 nghìn tỷ VNĐ; 2019 - 9.881 nghìn tỷ VNĐ và 2020 - 7.011 nghìn tỷ VNĐ.

Những thách thức phát triển ngành than đảm bảo an ninh năng lượng giai đoạn 2015-2030

- Những rủi ro không lường trước khi thăm dò, đánh giá trữ lượng than ở độ sâu hơn 300m so với mực nước biển ở vùng than Đông Bắc, và hơn -1000m ở đồng bằng sông Hồng do hạn chế về trình độ công nghệ thăm dò, phương pháp đánh giá (từ những năm 70) và kết quả là chi phí đầu tư lớn, sai số cao và độ tin cậy thấp;

- Tài nguyên than chưa được đánh giá theo nguyên tắc thị trường (chưa được định giá), do đó dẫn đến lãng phí, quản lý không hiệu quả và không thể chia sẻ và hội nhập với thị trường thế giới (chưa được coi là nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội);

- Hạn chế về áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa công nghệ khai thác than bằng phương pháp hầm lò ở các tầng sâu, điều kiện địa chất phức tạp, thông tin không tin cậy; rủi ro về mất an toàn cho con người và công trình, thiết bị máy móc cao, dẫn đến năng suất thấp, giá thành than cao và không đảm bảo lợi hiệu quả đầu tư và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ.

- Nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển và xây dựng mới các mỏ than hầm lò, và khai thác than ở đồng bằng sông Hồng để tăng sản lượng than đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong giai đoạn 2010-2030 được đánh giá khoảng 50-80 tỷ USD Đây là một thách thức rất lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam với quy mô nguồn vốn còn rất nhỏ và nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư.

- Ở Việt Nam thời gian qua, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28-32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Do đó lượng than tiêu hao cho một đơn vị năng lượng của Việt Nam cao hơn nhiều không chỉ so với các nước phát triển, mà so cả với những nước trong khu vực. Đồng thời gây ra ô nhiễm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính (GHG) tạo ra rủi ro cao về tính tuân thủ pháp luật và quy định về bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế.

- Biến đổi khí hậu đã làm mực mước biển dâng cao tác động lớn đến các công trình cảng, nhà máy chế biến than và các cơ sở hạ tầng của ngành than nằm ở dải ven bờ có thể bị ngừng trệ và thiệt hại nặng nề. Mặt khác, một số địa phương có tài nguyên than như Thái Bình, Hưng Yên thuộc Đồng bằng sông Hồng có thể bị ngập do nước biển dâng gây rủi ro cao cho việc đầu tư thăm dò và khai thác than tại đây

Một số nguyên tắc đổi mới để đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên than

Đối với Việt Nam, vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên than năng lượng đặt đặt ra yêu cầu cấp thiết. Việt Nam đã đưa ra “Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050’’ đã cho thấy tương lai Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, sử dụng và sản xuất năng lượng một cách hiệu quả với các quốc gia, tổ chức khu vực và trên thế giới.

Các giải pháp phát triển bền vững ngành than để góp phần nâng cao hiệu quả trong khai thác và sử dụng tài nguyên than được đề xuất trên cơ sở một số nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc đầu tiên: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn trong công tác thăm dò đánh giá tài nguyên và trữ lượng than theo xu hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

- Nguyên tắc thứ hai là ứng dụng các phương pháp mô hình hóa, tối ưu hóa trên cơ sở ứng dụng toán học và máy tính trong công tác đánh giá trữ lượng, lập quy hoạch và thiết kế khai thác và chế biến than.

- Nguyên tắc thứ ba là sự nhận thức về bản chất liên kết giữa ứng dụng khoa học công nghệ khai thác, chế biến than với điều kiện tự nhiên và địa chất mỏ than sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất và hạ giá thành.

- Nguyên tắc thứ tư chính là tầm quan trọng của thông tin. Thông tin về trữ lượng và chất lượng than phải được thay đổi theo tiêu chuẩn quốc tế, được hội nhập thị trường thế giới và khu vực, đặc biệt là thị trường tài chính mỏ.

- Nguyên tắc thứ năm mở rộng khái niệm xuất nhập khẩu than hợp lý với mục tiêu xuất khẩu than chất lượng cao, không phù hợp để sản xuất điện, và nhập khẩu than nhiệt phù hợp với sản xuất điện để đảm bảo cân đối thặng dư thương mại.

Một số giải pháp bảo đảm tiết kiệm tài nguyên than năng lượng

- Khai thác và sử dụng than một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong quản lý cũng như ứng dụng công nghệ, và sử dụng than

- Đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành than phù hợp với độ sâu khai thác lớn và có tính an toàn cao cho người và thiết bị

Một số giải pháp huy động vốn để đầu tư

- Thực hiện chiến lược huy động vốn theo từng ngành. Đối với công nghiệp than (i) huy động từ các khối ngân hàng trong nước với thời hạn 5-7 năm; (ii) các hợp đồng vay vốn song phương quốc tế; (iii) các khoản vay tài trợ nhập khẩu máy móc, thiết bị ngành than; (iv) phát hành trái phiếu trong nước, quốc tế.

- Bổ sung vốn từ cổ phần hóa: (i) thực hiện cổ phần hóa theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Thủ tướng Chính phủ; (ii) đẩy nhanh cổ phần hóa các tổng công ty lớn của Tập đoàn: Tổng công ty Điện, Tổng công ty Khoáng sản, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc;

- Tận dụng các khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý từ các đối tác chiến lược.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Kiều Kim Trúc, Phó ban Khoa học công nghệ - Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Đào Xuân Hùng - Phó giám đốc sản xuất, CADI-SUN lên trình bày tham luận:

Xin trân trọng kính mời ông!

ÔNG ĐÀO XUÂN HÙNG, PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CÔNG TY CADI-SUN

Thưa quý vị đại biểu!

Hôm nay Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục năng lượng (Bộ công thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách”. Tôi rất vinh dự được thay mặt Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình (Cadi-Sun) được phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Lời đầu tiên cho phép tôi xin được thay mặt Công ty Cadi-sun xin được gửi tới các vị khách quý, các quý vị đại biểu lời chào, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc, chúc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp!

Thưa quý vị,

Những năm gần đây, tại một số khu vực trên thế giới thường xảy ra các cuộc xung đột có nguyên nhân bắt nguồn từ việc tranh chấp năng lượng. Nhận thức được vấn đề này, các quốc gia đã tự xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến sự phát triển năng lượng bền vững. Trong xu hướng này, hơn lúc nào hết, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình trước xã hội, trước vấn đề thời sự mà tất cả các quốc gia quan tâm đó là quản lý, sử dụng năng lượng sao cho Tiết kiệm và Hiệu quả.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp phần lớn phải đối mặt với thách thức về công nghệ, kỹ thuật. Việc chậm đổi mới các thiết bị sản xuất cũ kỹ, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải; sự thiếu hiểu biết về tiết kiệm năng lượng, thiếu công cụ đo, thiếu thông tin về công nghệ tiết kiệm năng lượng… đang là những rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện có uy tín ở Việt Nam, Công ty Cadi-sun cũng đang hết sức nỗ lực cùng với các doanh nghiệp khác thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Và trong khuôn khổ của buổi hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi xin tập trung tham luận hai vấn đề:

- Vấn đề thứ nhất: Quản lý sử dụng nguồn năng lượng điện hiệu quả trong doanh nghiệp.

- Vấn đề thứ hai: Sản xuất dây cáp điện có chất lượng, tiết kiệm điện năng.

Và để quý vị có thể hình dung rõ hơn về lĩnh vực sản xuất dây cáp điện từ đó có góc nhìn mới về một ngành sản xuất công nghiệp có tác động không nhỏ đến an ninh năng lượng nói chung và tiết kiệm năng lượng điện nói riêng.

1. Đối với việc quản lý, sử dụng nguồn năng lượng điện có hiệu quả trong doanh nghiệp

Là công ty sản xuất dây cáp điện có quy mô lớn ở Việt Nam, để có thể sản xuất ra giá trị sản lượng dây cáp điện mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, Công ty đang duy trì hoạt động của hai nhà máy lớn ở Hà Nội và Hải Dương với đầy đủ các dây chuyền, thiết bị, công nghệ hiện đại. Chi phí điện năng dành cho hai nhà máy và khu văn phòng công ty hàng năm lên tới hàng tỷ đồng. Trong khi đó, cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi phải cạnh tranh khốc liệt. Các nhà sản xuất đang phải sử dụng mọi biện pháp để giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và một trong những biện pháp Cadisun đang áp dụng đó là sử dụng có hiệu quả nguồn điện năng trong sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, mang lại lợi ích cho Công ty mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

a. Đối với các nhà máy sản xuất

Công ty đã thiết kế nhà xưởng một cách hợp lý nhằm tối đa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Đầu tư mới các dây chuyền, công nghệ thiết bị hiện đại, thế hệ mới của các nước tiên tiến. Các thiết bị nhập mua có tính năng tiết kiệm điện được hoạch định đồng bộ từ khi lập dự án.

Đầu tư lắp đặt biến tần (Inverter) cho hầu hết các thiết bị sử dụng động cơ điện xoay chiều. Tổng công suất định mức của các nhà máy sản xuất của Cadi-sun sử dụng khoảng 6.000 kW, trong đó 80% sử dụng thiết bị inverter hoặc khởi động mềm, làm giảm điện năng đáng kể trong sản xuất.

Lắp đặt hệ thống rơ le thời gian cài đặt theo mùa để đóng cắt hệ thống chiếu sang.

Áp dụng khoán định mức tiêu hao năng lượng cho các nhà máy để thúc đẩy tiết giảm năng lượng.

b. Đối với khu văn phòng công ty, nhà máy:

Công ty tổ chức cuộc phát động tiết kiệm điện trong toàn thể cán bộ, nhân viên: tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần thiết trong thời gian nghỉ giữa ca; triệt để tiết kiệm điện chiếu sáng sân, vườn, đường nội bộ trong công ty, nhà máy và hạn chế tối đa việc sử dụng bóng đèn công suất lớn để quảng cáo, trang trí.

- Tận dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên, sử dụng điều hòa inverter và chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Sử dụng các bóng đèn compact tiết kiệm điện để thay thế các bóng đèn cũ.

I. Đối với việc sản xuất dây cáp điện chất lượng, tiết kiệm điện năng

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có gần 200 doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ sản xuất dây và cáp điện. Trong đó, số doanh nghiệp lớn chiếm 5%, doanh nghiệp trung bình chiếm 10%, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác… Mỗi năm các doanh nghiệp này sản xuất và nhập khẩu dây cáp điện cấp cho ngành điện, ngành xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp và nhu cầu dân sinh ước tính gần 1 tỷ USD.

Sẽ không có chuyện gì phải bàn nếu các sản phẩm dây và cáp điện này được sản xuất đảm bảo chất lượng, theo đúng tiêu chuẩn công bố và phù hợp quy chuẩn quy định. Tuy nhiên trên thực tế không phải vậy. Đó đây trên thị trường, tại công trình chúng ta thấy xuất hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí sản phẩm được làm giả, làm nhái nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp nhỏ, lẻ làm ăn manh mún, chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận ít quan tâm đến chất lượng công trình và mức độ hao tốn điện năng khi sử dụng.

Dây cáp điện nói chung có hai yếu tố quan trọng nhất là dẫn và cách điện, cả hai yếu tố này đều có liên quan đến tiết kiệm điện năng. Năng lượng như một dòng chảy dẫn từ nguồn qua hệ thống truyền dẫn đến các thiết bị sử dụng, nếu dòng chảy gặp trở ngại (điện trở) lớn (tổn hao điện năng tỷ lệ thuận với điện trở thuần của ruột dẫn) hoặc bị rò rỉ (rò điện) thì đương nhiên tổn hao sẽ nhiều và hiệu quả sử dụng sẽ giảm.

Phân tích kỹ hơn về từng yếu tố:

a. Yếu tố dẫn điện: Điện trở ruột dẫn tỷ lệ thuận với điện trở suất vật liệu và chiều dài, tỷ lệ nghịch với tiết diện ruột dẫn.

- Chiều dài dây dẫn phụ theo yêu cầu của thiết kế.

- Điện trở suất vật liệu: Thông thường ruột dẫn điện sử dụng vật liệu đồng, nhôm. Những doanh nghiệp lớn, công nghệ khép kín sẽ nhập khẩu đồng tấm (cathode) xuất xứ LME, hàng lượng >99.99%, nhôm thỏi xuất xứ LME hàm lượng > 99.7%. Nếu vật liệu càng nhiều tạp chất, điện trở càng cao. (trường hợp sử dụng vật liệu tái chế làm gia tăng từ 30% đến 50% điện trở suất, thậm chí nhiều hơn).

- Tiết diện ruột dẫn: Thông thường, các tiêu chuẩn không quy định bắt buộc chỉ tiêu tiết diện, nhưng nếu nhà sản xuất công bố tiết diện, nhưng lại không làm đúng thì điện trở thực tế sẽ lớn hơn so với yêu cầu (lợi dụng sự hạn chế về hiểu biết của khách hàng liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, nhiều nhà sản xuất đã làm giảm tiết diện ruột dẫn). Tùy theo mức độ các nhà sản xuất thường giảm tiết diện ruột dẫn từ 5% đến 30% thậm chí nhiều hơn, khi đó, điện trở sẽ tăng tương ứng.

b. Yếu tố cách điện: Khả năng cách điện của vỏ bọc cơ bản phụ thuộc 2 yếu tố vật liệu và chiều dày lớp cách điện.

Vật liệu cách điện: Thông thường sử dụng nhựa PVC hoặc XLPE, nếu vật liệu là tái chế hoặc chất lượng kém, khả năng rò rỉ, phóng điện lớn dẫn đến tổn hao.

Chiều dày cách điện: Do thiết kế, công nghệ sản xuất, chiều dày cách điện có thể không đảm bảo cũng dẫn đến rò điện.

Đôi khi, đánh vào điểm yếu của khách hàng là không hiểu bản chất chất lượng, thủ đoạn làm giả của một số nhà sản xuất là tăng chiều dày lớp bọc để bù vào lượng thiếu của ruột dẫn.

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2011 đạt 98.53 tỷ kWh, với doanh thu 100.000 tỷ đồng; Năm 2012 đạt 117 tỷ kWh, với doanh thu 143.419 tỷ đồng; Năm 2013 đạt 127,84 tỷ kWh, với doanh thu 172.470 tỷ đồng. Nếu các sản phẩm kém chất lượng nêu trên làm tăng tổn hao điện năng khoảng 30% - 50% (bình quân 40%). Và giả định nếu sử dụng 30% sản phẩm dây cáp điện không đảm bảo chất lượng.

- Tỷ lệ tổn hao kỹ thuật khoảng 9% (số liệu tham khảo của EVN 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: http://icon.com.vn/vn-s83-120982-637/Ton-that-dien-nang-6-thang-dau-nam-2014-Con-nhieu-ton-tai.aspx )

- Ước tính tổn hao trên đường dây chiếm 50% tổn hao kỹ thuật, khi đó, thiệt hại về kinh tế liên quan đến tổn hao điện năng trong năm2013 là:

30% * 50% * 9% * 40% * 172.000 tỷ = 0,9 nghìn tỷ đồng/năm

Với phương châm chất lượng là con đường ngắn nhất để đến với khách hàng, Cadi-sun đang sản xuất và cung cấp cho ngành điện, ngành xây dựng và đưa ra thị trường những sản phẩm không những đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn công bố, phù hợp quy chuẩn của nhà nước, mà còn đảm bảo vượt mức các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là khả năng dẫn điện.

- Điện trở ruột dẫn của sản phẩm mang nhãn hiệu Cadi-sun luôn có điện trở thấp hơn yêu cầu của tiêu chuẩn từ 5 đến 18% (bình quân khoảng 12%).

- Lượng hóa hiệu quả tiết kiệm điện năng bằng tiền, nếu nhu cầu trong nước sử dụng hoàn toàn bằng sản phẩm như của CADI-SUN sẽ đỡ thiệt hại về kinh tế trong năm 2013 là

12% * 9% * 40% * 170.000 tỷ = 0,7 nghìn tỷ/năm

Thưa quý vị,

Với những phân tích nêu trên có thể thấy việc sử dụng các sản phẩm dây cáp điện có chất lượng như của Cadi-sun chủ đầu tư không những được yên tâm về chất lượng, mà còn tiết giảm được điện năng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Chính vì vậy sau 29 năm hình thành và phát triển, đến nay sản phẩm mang nhãn hiệu của Cadi-sun đã có mặt ở hầu hết các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia. Nhiều gói thầu lớn của ngành Điện lực Việt Nam, Cadi-sun tham gia đều được các nhà thầu chấp nhận, đánh giá cao. Thị trường của Cadi-sun được mở rộng không chỉ trong nước và còn vươn tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Capuchia, Myanma, Malaisia…với doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 15% đến 35% và đặt ngưỡng 1.600 tỷ vào năm 2013 và dự kiến doanh thu đạt được năm 2014 đạt tới ngưỡng 2.000 tỷ đồng

Thưa quý vị,

Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, nhu cầu năng lượng, đặc biệt là nhu cầu về điện. Tuy nhiên để có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện, Công ty Cadi-sun mạnh dạn đề xuất một số ý kiến cụ thể như sau:

1. Đề xuất Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN:

- Quản lý chặt chẽ đầu vào sản phẩm dây cáp điện trước khi đưa lên lưới điện quốc gia, đảm bảo dây dẫn có chất lượng, không làm hao tổn điện năng.

- Cấp chứng nhận chất lượng cho, dán nhãn dây cáp điện tiết kiệm điện, chất lượng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện thông tin về giá trị sản lượng sản xuất dây cáp điện trong nước và xuất khẩu để các doanh nghiệp căn cứ, hoạch định chính sách.

- Hỗ trợ các doanh nghiêp hoạch định và triển khai các chính sách tiết kiệm năng lượng, cải tiến cách thức quản lý, điều hành sản xuất nhằm giảm thiểu chi điện trong sản xuất.

- Bộ Công Thương và EVN nghiên cứu cơ chế đấu thầu mua dây và cáp điện sát với doanh nghiệp hơn, tìm hiểu năng lực của nhà sản xuất để mua được hàng hóa có giá thành tốt và chất lượng cao và tiết kiệm điện.

2. Đề nghi Bộ KHCN tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục được sản xuất, lưu thông các sản phẩm nằm ngoài QCVN 4:2009 để đáp ứng yêu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng - bởi theo Thông tư của Bộ từ ngày 1/1/2013, các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện chỉ được sản xuất các sản phẩm nằm trong QCVN 4:2009 có điện áp danh định 450V/750V. Tuy vậy từ trước tới nay các sản phẩm dây và cáp điện năm ngoài QCVN 4:2009 vẫn được các doanh nghiệp sản xuất sản xuất với sản lượng lớn, bởi được thị trường chấp thuận và tiêu thụ mạnh.

3. Đối với người dân khi sử dụng dây điện trong xây dựng nhà ở, hoặc nhu cầu dân sinh cần phải là những người tiêu dùng thông thái. Để có thể tiết kiệm được chi phí từ nguồn điện năng sử dụng, người dân thường lựa chọn và mua những sản phẩm có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua sản phẩm rẻ tiền, sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm không rõ xuất xứ, nguồn gốc dễ gây cháy nổ, tuổi thọ công trình giảm và tăng chi phí khi sử dụng điện.

Thưa quý vị,

Năng lượng là huyết mạch cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, với bối cảnh chung toàn cầu và điều kiện cụ thể của Việt Nam, an ninh Năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Với trách nhiệm cao, Chính phủ đã có những cơ chế năng động và hiệu quả để năng lượng được đảm bảo cung cấp ngày càng đầy đủ với giá cả hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là hiểu và tham gia vào việc tuyên truyền, sử dụng năng lượng một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất, nhằm góp phần cho đất nước ta phát triển bền vững, giàu đẹp hơn, văn minh hơn

Một lần nữa thay mặt cán bộ, nhân viên Công ty Cadi-sun xin được gửi tới quý vị lời cảm ơn vì đã chú ý lắng nghe bài tham luận. Xin kính chúc quý vị mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công!

Trân trọng cảm ơn!

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Đào Xuân Hùng - Phó Giám đốc sản xuất, Công ty CP Dây và Cáp điện Tượng Đình - CADI-SUN!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Lương Văn Trường - Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) sẽ lên giới thiệu sản phẩm tiết kiệm năng lượng về máy Biến áp siêu giảm tổn thất, chủ đề “Sản xuất máy biến áp hiệu suất cao sử dụng thép vô định hình tại THIBIDI: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả”.

Xin trân trọng kính mời ông!

 

ÔNG LƯƠNG VĂN TRƯỜNG, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM - GELEX

 

 

 

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiếp theo chương trình phần II của Hội thảo, tôi xin trân trọng kính mời ông Trịnh Văn Hoàn - Phòng Quản lý năng lượng, Tổng công ty Thép Việt Nam lên trình bày tham luận với chủ đề “Ngành Thép Việt Nam và vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.

Xin trân trọng kính mời ông!

 

ÔNG TRỊNH VĂN HOÀN - PHÒNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng và phát triển ngành thép thành một ngành công nghiệp quan trọng, phát triển ổn định, bền vững và cân đối, với công nghệ tiên tiến, hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng trong nước và nhập khẩu, bảo đảm môi trường sinh thái. Được thành lập từ năm 1960, ngành thép đóng vai trò quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Tổng công ty thép Việt Nam là doanh nghiệp cổ phần hóa, với phần vốn chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất tại Việt Nam. Ngành thép là hộ sử dụng năng lượng trọng điểm, là một trong số ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu ở quy mô lớn. Hiện nay trong ngành thép Việt Nam, các nhà máy mới đầu tư từ năm 2000 có công nghệ, thiết bị khá đồng bộ, khá hiện đại, các nhà máy xây dựng trước đây có công nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng cao ... Các doanh nghiệp ngành thép đã nhận thức được tình hình, đã chú trọng nhiều đến việc cải tiến công nghệ, thiết bị cũ lạc hậu hay áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ ngành thép, cải tiến và áp dụng quy trình quản lý sản xuất hiện đại, nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng quy định và tiêu chuẩn môi trường để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.

 

 

BTV LÊ THỊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xin cảm ơn ông Trịnh Văn Hoàn - Phòng Quản lý năng lượng, Tổng công ty Thép Việt Nam!

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Anh Tuấn - Đại diện Cty QL vận hành điện chiếu sáng công cộng TP Đà Nẵng lên trình bày tham luận về “Giải pháp chiếu sáng công cộng tiết kiệm điện ở Đà Nẵng”.

Xin trân trọng kính mời ông!

 

ÔNG NGUYỄN ANH TUẤN
CÔNG TY QUẢN LÝ VẬN HÀNH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TP. ĐÀ NẴNG

Trước hết cho phép tôi thay mặt Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng xin nhiệt liệt chào mừng Hội thảo khoa học “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách” và chào mừng các vị đại biểu, quý khách đến dự Hội thảo.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Năng lượng nói chung, điện năng nói riêng có vai trò quan trọng đối với đời sống và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Tiết kiệm năng lượng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cần được quán triệt, vận động và tổ chức thực hiện có kết quả ở mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và công dân, trong đó có những người làm công tác chiếu sáng của thành phố Đà Nẵng.

Từ nhiều thập kỷ vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống điện quốc gia đi trước một bước, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Hệ thống điện của đất nước có bước phát triển, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện ở nước ta cuối năm 2013 đạt 30.473 MW, điện thương phẩm bình quân đầu người ở nước ta đạt khoảng 1.278 kWh/người/năm là con số còn khiêm tốn. Tốc độ tăng sản lượng điện hằng năm trung bình là 10%. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cho sinh hoạt của người dân ngày càng tăng. Nếu so với nhu cầu phát triền kinh tế - xã hội thì điện năng ở nước ta còn thiếu nghiêm trọng.

Vì vậy, Nhà nước ta đã và đang có chính sách khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm điện. Sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, góp phần phát triển năng lượng bền vững, vừa ích nước vừa lợi nhà.

Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng không phải là tắt, không sử dụng các bóng đèn, khi phải đảm bảo trong an toàn giao thông cũng như đảm bảo nhu cầu trong xã hội thì cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ tiên tiến, sử dụng các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả theo phương châm “Tiêu tốn ít điện năng nhưng chất lượng ánh sáng tốt hơn” đáp ứng nhu cầu sử dụng, đồng thời giảm điện năng tiêu thụ trong chiếu sáng đô thị cả nước nói chung và trong thành phố Đà Nẵng nói riêng, nhất là vào những giờ cao điểm tối hằng ngày.

Kính thưa Hội nghị!

Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng là một đơn vị quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối tháng 6/2014 đã quản lý vận hành 1.374,8 km chiếu sáng đường phố và ngõ xóm, với tổng số 62.962 bộ đèn cao áp các loại, các đèn trang trí, đèn pháo hoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Là người làm công tác chiếu sáng qua nhiều năm, có nhiều suy nghĩ và trăn trở, trong lúc cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang thiếu hụt điện năng trầm trọng. Trước thực trạng đó, bản thân tôi đã báo UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện một số giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm mục đích tiết kiệm điện năng.

Ngoài giải pháp tình thế cắt giảm đèn cưỡng bức trên tất cả các tuyến chiếu sáng của thành phố, nhằm mục đích tiết kiệm điện theo chỉ thị 19/2005/CT-TTg, ngày 02/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị 10/CT-BCT, ngày 12/3/2010 của Bộ Công Thương và chỉ thị 05/CT-UBND, ngày 17/5/2010 và chỉ thị 03/CT-UBND ngày 24/2/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, sau đây chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp kỹ thuật và một vài giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sử dụng, quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.

1. Giải pháp kỹ thuật: Phương pháp Dimming

Để thay thế cho việc cắt giảm điện cưỡng bức một số đèn về đêm trên tất cả các tuyến đường của thành phố Đà Nẵng trong các năm 2008 và 2009, tôi đã đưa ra giải pháp kỹ thuật gọi là phương pháp Dimming, sử dụng chấn lưu 2 mức công suất, lắp thí điểm cho 8 tuyến chiếu sáng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ưu điểm chính của giải pháp kỹ thuật này là góp phần tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng công cộng, giảm đến 30% lượng điện tiêu thụ mỗi bóng đèn, cường độ ánh sáng luôn được phân phối đồng đều trên suốt tuyến chiếu sáng, tăng cường tuổi thọ cho bóng đèn và chấn lưu, loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất cập là phải cắt giảm phụ tải chiếu sáng công cộng một cách cưỡng bức, giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính CO2, không gây ô nhiễm môi trường.

Với giải pháp kỹ thuật này, từ năm 2009 đến 2012 đã lắp đặt trên 621 bộ đèn cao áp, mỗi năm Công ty đã tiết kiệm được 140 triệu đồng chi trả tiền điện chiếu sáng công cộng cho Công ty Điện lực Đà nẵng. Đến nay, nhân rộng cho cả thành phố đã lắp đặt 14 tuyến chiếu sáng, với tổng số 1.478 bộ đèn cao áp và mỗi tháng tiết kiệm được một lượng điện tiêu thụ khá lớn, mỗi tháng tiết kiệm đươc 390 triệu tiền điện chi trả cho Công ty Điện lực Đà Nẵng. Giải pháp kỹ thuật này còn phát triển mãi cho những năm tiếp theo cho những tuyến chiếu sáng khác trên toàn thành phố.

Đây là giải pháp kỹ thuật được chọn thí điểm cho cả nước, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Bộ Công Thương, với sáng kiến này tôi vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao bằng Lao động sáng tạo năm 2008.

2. Giải pháp công nghệ tiên tiến

Trong năm 2009 và 2010, tôi đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng”. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản xuất bộ đèn LED Nano kết hợp giữa công nghệ Nano và công nghệ phát sáng, nhằm tạo ra các sản phẩm tiết kiệm điện năng tiêu thụ, thuận tiện đối với những nơi có nguồn điện không ổn định, bảo đảm ánh sáng cho các ngõ xóm, góp phần đảm bảo an ninh, văn minh về đêm tại các khu dân cư. Đây là công trình khoa học mới, các vấn đề khoa học, công nghệ lắp đặt hoàn toàn thuộc kiểu dáng Việt Nam, có tất cả 55 bộ đèn được nghiên cứu chế tạo và lắp đặt cho 12 ngõ xóm ở 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, mỗi bộ đèn có 24W thay cho đèn Compact 50W, Mercury 80W và Mercury 125W tiết kiệm hơn 50% lượng điện tiêu thụ. Các bộ đèn nói trên đã vận hành gần 5 năm và hoạt động ổn định. Đề tài khoa học này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đây là một bước đột phá trong chiếu sáng đô thị, thay thế dần cho các đèn đã dùng trước đây, như đèn sợi đốt 100W, đèn Mercury 80W, đèn Mercury 125W và đèn Compact 50W… ít tốn kém năng lượng điện, tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà lượng quang thông phát ra không thay đổi, cho dù nguồn diện cung cấp không ổn định. Thành công của đề tài đáp ứng tốt phương châm “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”. Điểm nổi trội nữa của đề tài là tuổi thọ của đèn LED Nano rất cao, đạt 50.000 giờ so với các đèn Compact và Mercury chỉ đạt 6.000 giờ. Thân thiện với môi trường, công suất tiêu thụ nhỏ, góp phần giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính CO2 phát ra, giảm tối thiểu chi phí xử lý phế thải do không có thuỷ ngân. Độ an toàn, giảm rủi ro cháy nổ do phát nhiệt ít. Về sức khoẻ, giảm thiểu bức xạ tia cực tím và tia hồng ngoại, không nhấp nháy, giảm thiểu mỏi mắt. Đây là một đề tài khoa học cấp thành phố, thuộc lĩnh vực công nghệ, nhằm tiết kiệm năng lượng, được UBND thành phố Đà Nẵng xét duyệt theo Quyết định số 2452/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2009. Đề tài đã được Hội đồng khoa học thành phố nghiệm thu theo Quyết định số 210/QĐ/SKHCN, ngày 8/12/2009, về việc chế tạo lắp đặt 55 bộ đèn chiếu sáng ngõ xóm, áp dụng công nghệ Nano phát sáng. Ngày 21 tháng 12 năm 2009, Sở khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận kết quả nghiên cứu khoa học số 07/2009/KQNC-SKHCN. Cục bản quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả số 2930/2009/QTG ngày 21/8/2009. Đây là một trong 39 công trình khoa học xuất sắc đã được Hội đồng Khoa học Quốc gia, bao gồm các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành chấm giải, thẩm định và công nhận công trình đoạt giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2009 (VIFOTEC-2009) trong tổng số 105 công trình tham dự.

Ngày 07/7/2010, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng có thông báo số 3060/VP-QLĐT, của Chủ tịch UBND thành phố, đồng ý cho tiếp tục lắp đặt thí điểm các ngõ xóm trên địa bàn 3 quận: Hải châu, Thanh khê, Ngũ Hành Sơn và một huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng. Đến nay đã lắp đặt được 152 bộ đèn LED trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tương lai không xa sẽ vươn ra xa lắp đặt cho cả nước để thay dần các loại đèn vừa có công suất tiêu thụ điện năng lớn, vừa có công nghệ lạc hậu, tuổi thọ thấp… hướng đến thế kỷ 21 là thế kỷ của Công nghệ Nano.

Một giải pháp công nghệ khác phục vụ tiết kiệm năng lượng, giảm hiệu ứng khí thải nhà kính vừa chính thức được công nhận Lao động Sáng tạo năm 2013 là nghiên cứu chế tạo "ĐÈN CHIẾU SÁNG CÔNG VIÊN VƯỜN HOA”.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng chúng ta đang sử dụng 2.078 bộ đèn chiếu sáng cho vườn hoa, công viên. Về đêm, việc chiếu sáng vườn hoa, công viên không chỉ làm đẹp cho cảnh quan mà còn tạo cảm giác bình an cho người dân và du khách đến vui chơi; nhiều loại hình dịch vụ tại khu vực vườn hoa, công viên cũng rất cần ánh sáng.

Ngoài ra, việc chiếu sáng ổn định và đủ sáng còn hỗ trợ cho lực lượng chức năng làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát; không để kẻ xấu lợi dụng nơi công cộng làm điều xấu. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp tiết kiệm, việc chiếu sáng này sẽ làm tiêu tốn năng lượng; tác động tiêu cực đến môi trường và ngân sách phải chi không nhỏ.

Ước tính sơ bộ, nếu áp dụng đồng loạt giải pháp công nghệ này thay thế hết 2.078 bộ đèn chiếu sáng vườn hoa và công viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sau một vòng đời của đèn LED tối thiểu là 3 năm tiết kiệm được 1.014.774.636 đồng Việt Nam (một tỉ mười bốn triệu bảy trăm bảy mươi bốn ngàn sáu trăm ba mươi sáu đồng). Trong bối cảnh khó khăn trong hoạt động kinh tế, dẫn đến nguồn thu cho ngân sách cũng khó khăn, đây là con số rất có nghĩa.

Giải pháp kỹ thuật của tôi là sử dụng đèn Led công suất 10 W (thay cho các loại đèn sử dụng công nghệ truyền thống có công suất từ 20W đến 70W, mà vẫn bảo đảm đủ sáng). Và loại đèn chiếu sáng áp dụng công nghệ mới nói trên, qua thực nghiệm nghiên cứu, tôi khẳng định: Dễ chế tạo, dễ sử dụng, hầu như các vật tư lắp ráp đều có ở thị trường Việt Nam, quy trình chế tạo không phức tạp. Do tuổi thọ của đèn LED cao hơn hẳn, công tác duy tu sẽ ít lại (số lần thay thế bóng ít hơn hẳn) vì thế chi phí duy tu bảo dưỡng cũng rất thấp.

Và đặc biệt, như đã báo cáo, tiết kiệm được đến 50% công suất tiêu thụ so với đèn Compact 20W đến 70W truyền thống.

Đèn Led công suất 10W không chỉ chiếu sáng vườn hoa, công viên, công trình công cộng và các hạng mục kỹ thuật hạ tầng đô thị khác mà còn có thể lắp đặt ở các sân vườn và biệt thự tư gia, miễn là nơi đó có điện lưới quốc gia.

Cho dù nguồn điện cung cấp không ổn định, hiện tượng sụt áp cuối đường dây lớn, tôi xin khẳng định: Vẫn lắp đặt và sử dụng, khai thác tốt đèn LED theo công nghệ mới.

Và đề tài giải pháp công nghệ, đèn Led công suất 10W có khả năng ứng dụng rộng khắp ở các đô thị trong cả nước, nếu được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức.

Cả nước ta hiện có hơn 760 đô thị, trong đó có 5 thành phố lớn, 82 đô thị từ loại 2 đến loại 4. Và so với Đà Nẵng, Thủ đô Hà Nội có số lượng đèn chiếu sáng công viên, vườn hoa gấp 3,5 lần; còn TP. Hồ Chí Minh gấp xấp xỉ 5 lần… Nếu đèn Đèn Led công suất 10W nói trên - nếu được đầu tư và trở thành một sản phẩm mang thương hiệu Đà Nẵng, cung cấp cho nhu cầu chiếu sáng các đô thị cả nước - ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và môi trường sẽ vô cùng to lớn. Và hiện nay, Bộ Xây dựng đã dự kiến, đến năm 2015, về nhu cầu chiến sáng công cộng, sẽ thay thế dần 50% số đèn phóng khí hiện có bằng đèn LED công suất lớn.

Đèn Led công suất 10W cũng là đề tài mang tính kế thừa công trình “Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng” của cá nhân tôi.

Công trình “Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng” tại Hội thảo khoa học chiếu sáng toàn quốc (diễn ra tháng 11 năm 2008 tại TP. Hồ Chí Minh, với sự tham dự của trên 100 nhà khoa học và quản lý chuyên ngành chiếu sáng trong và ngoài nước), tôi đã đưa ra luận điểm mới về công nghệ Nano phát sáng và ý tưởng “Nghiên cứu chế tạo đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng” thay cho công nghệ phóng điện ở các loại đèn được sử dụng phổ biến cả trăm năm qua. Và các nhà khoa học, giới quản lý chuyên ngành đã lập tức quan tâm, ủng hộ, cho rằng, đây chính là bước đột phá trong chiếu sáng đô thị .

Tháng 12 năm 2008, đề tài khoa học này được đăng ký đúng theo quy trình Luật định để đến tháng 2 năm 2009, được phép thực hiện theo chuẩn y và cho phép của Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài Sở Khoa học và Công nghệ thành phố.

Triển khai và lắp đặt từ tháng 5 năm 2009 đến hết tháng 10 năm 2009 hoàn thành đề tài khoa học, và đến nay đã lắp đặt hoàn chỉnh 152 bộ đèn LED Nano tại một số ngõ xóm của 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

Tháng 7 năm 2009, đề tài được đề cử lập hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2009, và sau đó đã chính thức đoạt giải thưởng VIFOTEC.

Và kể từ tháng 7 năm 2009 đến nay, sau 5 năm vận hành và sử dụng, các bộ đèn LED phát sáng theo công nghệ Nano hoạt động rất ổn định, lượng quang thông phát ra đảm bảo, dù điện áp nguồn không ổn định, góp phần bảo đảm cho việc đi lại và giao thông, cho sinh hoạt và trật tự trị an về đêm tại các khu dân cư và ngõ xóm. Đây cũng chính ưu việt của sản phẩm mới.

Và như vậy có thể khẳng định: Loại đèn chiếu sáng ngõ xóm theo công nghệ mới này, còn có khả năng lắp đặt ở vùng nông thôn hẻo lánh. Cho dù nơi đó, nguồn cung cấp điện năng không ổn định, sụt áp cuối đường dây lớn, chỉ cần nơi đó có điện lưới quốc gia kéo về.

Công trình “Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng” thành phẩm là bộ đèn có công nghệ lắp ráp hoàn toàn theo kiểu dáng riêng; đã trở thành công trình mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, lần đầu tiên lắp ráp và sản xuất, ứng dụng vào đời sống ở Việt Nam. Đề tài do vậy đã góp phần giải quyết việc làm cho công nhân trong Công ty, hướng người công nhân có tay nghề đi vào lĩnh vực chế tạo thiết bị chiếu sáng để sử dụng chứ không phải cứ đi nhập từ nước ngoài về rồi lắp đặt.

Các cơ quan đầu ngành về khoa học - công nghệ quốc gia cũng như các cơ quan báo chí đã nhiều lần tìm hiểu, đánh giá độc lập và đi đến kết luận, đây là công trình đầu tiên về chiếu sáng có ý nghĩa rất lớn trên nhiều phương diện:

- Đó là giảm nhẹ sức người và tiền của cho công tác duy tu bảo dưỡng. Nhờ tuổi thọ đèn LED (đạt đến 50.000 giờ), cao hơn và gấp (tối thiểu) từ 11 lần đến 20 lần so với các loại đèn Mercury hoặc đèn Compact huỳnh quang, nhờ vậy số lần thay thế bóng đèn cũng ít đi rất nhiều

- Đèn LED Nano còn có độ an toàn cao, giảm rủi ro cháy nổ do phát nhiệt ít hơn, tăng hiệu quả điều hoà không khí, giảm thiểu bức xạ cực tím và tia hồng ngoại, không nhấp nháy, tốt cho đôi mắt.

- Về kiểu dáng công nghệ: Đèn chiếu sáng ngõ xóm hiện nay đã thay đổi rất nhiều, không còn loại đèn hình dạng to lớn, cồng kềnh mà nhỏ gọn, thân thiện với cảnh quan, môi trường chung quanh. Bộ đèn chế tạo đã liên tục có nhiều cải tiến.

Thay vì lắp ráp 24 LED rời, chỉ cần lắp ráp một Module LED (module này sẽ đảm bảo lượng quang thông phát ra, đạt được độ đồng đều chung, lượng điện tiêu thụ nhỏ nhất).

Đến đây phần báo cáo Hội thảo Khoa học “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách” của chúng tôi đã khép lại.

Cuối cùng cho phép tôi thay mặt những người làm công tác chiếu sáng của thành phố Đà Nẵng chúc quý vị đại biểu đến dự Hội thảo sức khoẻ, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Phần thảo luận, phản biện, đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học… 

ÔNG NGUYỄN VĂN THẠO, Trợ lý Chủ tịch Nước: “Đổi mới công nghệ, thiết bị điện”

Đây là vấn đề hệ trọng đối với đất nước, doanh nghiệp và từng người dân, vì năng lượng chiếm tỷ trọng ngân sách cho mỗi gia đình cũng như chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp… Tôi cũng bất ngờ vì nước ta không chỉ có Luật năng lượng mà còn có Luật sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Nhìn tổng thế trong các tham luận hôm nay đều chưa so sánh với thế giới xem mức độ tiết kiệm của Việt Nam đã cạnh tranh được với thế giới chưa. Cần đánh giá kỹ hơn kết quả đạt được, bây giờ hệ suất sử dụng năng lượng tại Việt Nam cao gấp từ 5-7 lần thế giới, điều này là không thể chấp nhận được. Cạnh tranh chỉ có hai cách là chất lượng và giá thành, nhưng hiện nay chúng ta kém về công nghệ lẫn giá thành …

Câu hỏi tôi trăn trở vì sao chúng ta không đạt được mực tiêu như một số quốc gia khá, lò hơi cũng chỉ sử dụng 20-30%, truyền tải vẫn kém Thái Lan … nguyên nhân vì sao cần “mổ xẻ” kỹ hơn.

Đối với vấn đề ý thức tiết kiệm năng lượng, về mặt nhận thức thì rõ ràng hiện nay từ người dân, doanh nghiệp… đều có ý thức để tiết kiệm năng lượng. Nhưng trên thực tế, theo tôi chúng ta không biết làm thế nào để tiết kiệm điện thì đúng hơn.

Tôi cho rằng có hai nguyên nhân. Thứ nhất, trình độ khoa học của các thiết bị điện trong các lĩnh vực từ sản xuất cho đến tiêu dùng đều thấp. Do đó, các biện pháp tiết kiệm năng lượng từ quốc gia cho đến người dân đều nhằm vào đổi mới trình độ công nghệ của các thiết bị điện. Đây có thể coi là giải pháp căn cơ lâu dài và có ý nghĩa quyết định. Thứ hai là vấn đề tổ chức sản xuất khoa học hiệu quả, quy hoạch kết nối các hình thức sử dụng năng lượng.

Nhưng đang ách tắc nhất chính là cơ chế chính sách để làm sao khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng. Đổi mới nâng cao sử dụng thiết bị hiện đại, làm sao có chế tài để xử lý những người sử dụng thiết bị tiêu tốn năng lượng. Ở cấp vĩ mô cơ chế chính sách của Việt Nam chưa đủ mạnh chưa đồng bộ, chỉ đạo chưa quyết liệt về vấn đề này.

PGS, TS. NGUYỄN MINH DUỆ: “Nên xây dựng định mức tiêu hao năng lượng”

Theo tôi có 3 vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, tiết kiệm năng lượng là chương trình hết sức quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng một chính sách tiết kiệm năng lượng. Thực tế cho thấy, chúng ta đang thi hành chính sách giá năng lượng thấp, chính sách này tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên chính sách này đưa đến những hậu quả rất xấu đối với tiết kiệm năng lượng. Cụ thể như khiến sử dụng lãng phí năng lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Thêm vào đó, chính sách này làm cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng không cân đối ngân sách khiến thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam đang trong cơ chế thị trường, nếu thực hiện chính sách năng lượng giá thấp sẽ không thu hút được đầu tư tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài. Do đó, theo tôi, Nhà nước cần nghiên cứu chính sách giá năng lượng hợp lý, không cao cũng không thấp mà là một chính sách năng lượng hài hòa để tạo điều kiện cho sự phát triển cho nên kinh tế cũng như ngành năng lượng.

Thứ hai, hiện nay chúng ta nói nhiều đến tiêu hao năng lượng trên GDP cho các ngành, nhưng điều vô cùng quan trọng là xây dựng được định mức tiêu hao năng lượng trên sản phẩm. Điều này theo tôi phải làm từ doanh nghiệp trở lên. Nếu không xây dựng được định mức tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm thì không thể quản lý được hiệu quả  sử dụng năng lượng…

Thứ ba, hiện chúng ta có nhiều luật, về ngành năng lượng có Luật dầu khí, Luật than khoáng sản, Luật điện lực và Luật sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng. Nhưng vấn đề thực hiện các điều Luật đó như thế nào. Nếu không thực hiện đúng luật thì không thể làm được điều gì, do đó nên tôn trọng và sử dụng các luật thật hiệu quả.

ThS. TÔ QUỐC TRỤ: “Nâng cao hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện để sử dụng tiết kiệm than”

Tôi hoàn toàn đồng ý kiến của Chủ tịch đoàn cho rằng, chính sách sử dụng năng lượng là quốc sách và hiểu đẩy đủ và đây là bắt đầu của chủ trương đầu tư, khảo sát thiết kế, xây lắp, truyền tải… Tôi có suy nghĩ làm thế nào để sử dụng than trong sản xuất các nhà máy điện, tiết kiệm điện hiệu quả. Sở dĩ tôi nói đến vấn đề này vì chúng ta đã thực hiện Quy hoạch điện VII và đang chờ đợi điều chỉnh quy hoạch này ra sao. Tôi rất mong muốn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch được sử dụng để giảm bớt các dự án điện than. Nhưng hiện nay chưa có chính sách để năng lượng sạch phát triển, trong khi đó, từ năm 2017, Việt Nam sẽ khai thác hết than, năng lượng hạt nhân đang phải lùi lại.

Hiện nay chúng ta có 58 nhà máy nhiệt điện than, vậy chúng ta làm thế nào để giảm giá than cho cả 3 tập đoàn và một loạt các dự án của các nhà đầu tư BOT. Giá than ngày càng tăng, đương nhiên giá điện sẽ tăng, do đó, quan trọng nhất hiện nay ngay từ khâu đầu, khi làm việc với chủ đầu tư cần phải dùng than một cách hiệu quả. Từ nay đến năm 2020 có 10 dự án nhiệt điện từ Bắc vào Nam, nên tôi cho rằng, khâu thẩm định phê duyệt ngay từ đầu để các dứ án đó có hiệu suất sử dụng cao nhất thì mới giảm được lượng than mang lại hiệu quả.

Vì vậy, cho rằng hết sức quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện, vì sắp tới, Việt Nam phải nhập khẩu than, một khi hiệu suất các nhà máy điện được nâng cao chắc chắn sẽ tiết kiệm được nhiên liệu than vì không còn con đường nào khác.

BTV LÊ MỸ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐỐI NGOẠI - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội thảo khoa học về "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách" đã thành công tốt đẹp! Tại hội thảo này, chúng ta đã được nghe trình bày các tham luận của các bộ, ngành, các tập đoàn, doanh nghiệp; cùng nhiều ý kiến đóng góp, phản biện, kiến nghị quan trọng, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học.

Chúng ta cũng đã được nghe Chủ tịch đoàn hội thảo kết luận từng nội dung, vấn đề của hội thảo đặt ra. Từ những phân tích, nhận định khách quan, khoa học, Chủ tịch đoàn hội thảo đã đưa ra những kiến nghị về giải pháp trước mắt, cũng như lâu dài nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn phát triển mới.

Kính thưa các quý vị đại biểu và bạn đọc thân mến!

Vì thời gian có hạn, có những vấn đề chưa giải đáp trong buổi sáng nay, xin mời các quý vị đại biểu và bạn đọc gửi ý kiến góp ý, phản biện của mình tới hòm thư hoithao@nangluongvietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn sẽ đăng tải tất cả các ý kiến gửi về trên chuyên mục "Hội thảo khoa học trực tuyến".

Hội thảo khoa học "Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách" đến đây đã kết thúc. Một lần nữa xin được cảm ơn các quý vị đại biểu, các vị khách quý đã đến dự buổi hội thảo hôm nay.

Xin kính chúc các quý vị đại biểu cùng bạn đọc gần xa mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công

Xin cảm ơn Nhà tài trợ chính CADI-SUN và các đơn vị: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; các Tổng công ty: Điện lực miền Bắc, Hồ Chí Minh và Hà Nội; Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam; Tổng công ty Thép Việt Nam đã đồng hành và hỗ trợ Ban tổ chức thực hiện thành công hội thảo này.

Cảm ơn các cơ quan thông tin đại chúng đã đến dự và đưa tin về Hội thảo "Tiết kiệm năng lượng- Những vấn đề cấp bách" của chúng tôi hôm nay.

Xin trân trọng cảm ơn!

nangluongvietnam.vn/

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động