RSS Feed for Tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động dầu khí Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 28/01/2025 11:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động dầu khí Việt Nam

 - Tham luận của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

NGUYỄN QUỐC KHÁNH, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Kính thưa quý vị đại biểu,

Năng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và là động lực của quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Ở nước ta, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang gia tăng mạnh mẽ, kèm theo đó là thách thức to lớn về nguy cơ hủy hoại môi trường, nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt thì vấn đề “Tiết kiệm năng lượng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng trong phát triển năng lượng cũng như tiết kiệm năng lượng nêu trên, trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đồng thời chủ trương thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động dầu khí nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn năng lượng quốc gia.

I. Tổng quan về tình hình tiêu thụ năng lượng Việt Nam

- Trong bối cảnh hiện đại hóa nền kinh tế, mức tăng trưởng của nhu cầu điện năng sẽ cao hơn mức tăng trưởng của nhu cầu năng lượng. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ đạt mức 92.82 triệu TOE vào năm 2020 và 165 triệu TOE vào năm 2030, cụ thể:

Cơ cấu nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam đến năm 2030 (theo QHĐVII)

- Trước tình hình cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước, giá dầu thế giới tăng cao, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước sẽ trở thành một thách thức lớn. Trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam (không nằm ngoài xu thế chung của các nước trong khu vực) sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu, tăng tỷ trọng điện và khí đốt. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng thì các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo có xu thế gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

II. Tình hình thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tích cực triển khai cả trong nước và ngoài nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có 27 mỏ đang khai thác dầu trong đó có 23 mỏ trong nước và 4 mỏ nước ngoài, có 14 mỏ đang khai thác khí (đồng hành và khí tự nhiên) trong đó có 13 mỏ trong nước và 1 mỏ nước ngoài. Có 10 mỏ đang trong giai đoạn phát triển.

Bể

Lũy kế sản lượng khai thác dầu khí đến hết năm 2013 (triệu m3 quy dầu)

Cửu Long

396

Nam Côn Sơn

69

Mã Lai-Thổ Chu

34

Trong giai đoạn 2011 - 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giai đoạn 2011-2013

1

Gia tăng trữ lượng

Triệu tấn quy dầu

35.3

48

35.6

118.9

2

Sản lượng khai thác

Triệu tấn quy dầu

23.91

26

26.46

76.37

2.1

Dầu thô

Triệu tấn

15.21

16.7

16.71

48.62

2.2

Khí

Tỷ m3

8.7

9.3

9.75

27.75

Riêng trong năm 2013 Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã thực hiện được những kết quả sau:

- Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35.6 triệu tấn quy dầu, bằng 101.7% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 33.1 triệu tấn và ở nước ngoài đạt 2.5 triệu tấn).

- Có 05 phát hiện dầu khí mới.

- Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2013 đạt 26.46 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 1.4% so với năm 2012, cụ thể:

·Sản lượng khai thác dầu năm 2013 đạt 16.71 triệu tấn, bằng 104.4% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 15.25 triệu tấn, bằng 106.2% kế hoạch năm; ở nước ngoài đạt 1.45 triệu tấn, bằng 89.1% kế hoạch năm).

· Sản lượng xuất bán dầu thô đạt 16.68 triệu tấn, bằng 104.3% kế hoạch năm (xuất khẩu là 9.14 triệu tấn và cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6.1 triệu tấn; bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 1.44 triệu tấn).

· Sản lượng khai thác khí năm 2013 đạt 9.75 tỷ m3, bằng 106% kế hoạch năm, tăng 4.3% so với năm 2012.

2. Lĩnh vực Công nghiệp khí

Hiện nay lượng khí khai thác tại Việt Nam chủ yếu đến từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai-Thổ Chu. Tính đến hết tháng 7/2014, lượng khí ẩm cung cấp vào bờ đã đạt 93.1 tỷ m3 (trong đó khí khô là 88 tỷ m3), cụ thể:

- Bể Cửu Long: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 1.4 tỷ m3/năm.

- Bể Nam Côn Sơn: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 6.2 tỷ m3/năm.

- Bể Mã Lai-Thổ Chu: năm 2013 sản lượng khai thác đạt khoảng 2 tỷ m3/năm.

Hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang vận hành an toàn & hiệu quả các hệ thống đường ống dẫn khí chính là:

- Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ - Dinh Cố : công suất 1,5 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 117 km, đường kính ống 16”, vận hành từ năm 1995;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn: công suất 7 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 400 km, đường kính ống 26”, vận hành từ năm 2003;

- Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 297 km, đường kính ống 18”, vận hành từ năm 2007;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Tp Hồ Chí Minh: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 70 km, đường kính ống 22”, vận hành từ năm 2008;

- Hệ thống đường ống khí thấp áp Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Gò Dầu: công suất 1 tỷ m3/năm, chiều dài 20 km, đường kính ống 8-12”, vận hành từ năm 2003.

Trong năm 2015, hệ thống đường ống thu gom khí lô 102&106, 103&107 sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các hộ công nghiệp ở Thái Bình và các tỉnh lân cận.

3. Lĩnh vực Lọc hóa dầu

Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là một trong 3 NMLD nằm trong chiến lược phát triển đến năm 2025 của PVN với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô Bạch Hổ/năm, đến tháng 6/2010 NMLD Dung Quất đã chính thức đi vào vận hành thương mại. Sau hơn ba năm vận hành, đến nay Nhà máy đã chế biến hơn 21 triệu tấn dầu thô, sản xuất được hơn 20 triệu tấn sản phẩm lọc, hoá dầu các loại đạt chất lượng ổn định và bắt đầu có lãi từ cuối năm 2012…, trong đó sản phẩm xăng dầu đã cung cấp cho thị trường nội địa chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cụ thể:

Đơn vị: tấn

STT

Sản phẩm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

1

Xăng

1,953,393

6,310,000

1,441,744

6,050,000

2,508,324

7,080,000

2

Nhiên liệu phản lực (Jet A1) & Dầu hỏa (KO)

83,022

470,000

52,265

640,000

30,742

550,000

3

Dầu diesel (DO)

2,867,381

8,090,000

2,872,256

6,980,000

3,370,785

7,090,000

4

Dầu đốt (FO)

78,836

910,000

92,666

500,000

109,758

450,000

Tổng

4,982,632

15,780,000

4,458,931

14,170,000

6,019,609

15,170,000

Hiện nay, PVN đang nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất lên công suất chế biến khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm với nhiều loại dầu thô khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu khác trong nước kể từ sau năm 2015.

III. Định hướng phát triển trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tích cực thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, trên cơ sở định hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra như sau:

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí luôn là lĩnh vực cốt lõi được ưu tiên tăng tốc làm đòn bẩy cho các lĩnh vực khác phát triển:

- Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác trong nước, trong đó dành tỉ lệ tham gia cao nhất có thể tại các bể truyền thống Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Sông Hồng.

- Tiếp tục quảng bá, ưu tiên kêu gọi các đối tác tiềm năng có quan tâm đầu tư vào tìm kiếm thăm dò tại những vùng nước sâu, xa bờ; song song với việc chủ động tự thực hiện điều tra cơ bản và tiến hành TKTD.

- Đầu tư phương tiện thiết bị phục vụ công tác TKTD và sớm đưa các phát hiện dầu khí và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, đặc biệt khu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm chính trị.

- Đảm bảo hầu hết lượng khí khai thác được từ các mỏ đều được thu gom xử lý và đưa về bờ, không đốt bỏ gây lãng phí và làm ô nhiêm môi trường hoặc tiến hành bơm ép xuống mỏ nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu và khai thác tận thu các mỏ ở giai đoạn cuối.

- Tích cực tận thăm dò, tăng cường và nâng cao hệ số thu hồi, sớm có chính sách về giá khí để thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự án TDKT khí.

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản, nghiên cứu phát triển các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khí hydrate, khí đá phiến sét – shale gas).

- Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược, đầu tư thích hợp để mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài, kết hợp giữa mua tài sản và hợp đồng tìm kiếm, thăm dò nhằm tập trung đầu tư 2-3 “khu vực trọng điểm” trong vòng 7-10 năm tới.

Phấn đấu

Mức gia tăng trữ lượng

· Giai đoạn 2016 - 2020 là 35-45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 25 - 30 triệu tấn/năm, ngoài nước 10 - 15 triệu tấn/năm;

Sản lượng khai thác dầu khí:

· Trong năm 2014, dự kiến khai thác được khoảng 17 triệu tấn dầu và 10 tỷ m3 khí.

· Bảo đảm tổng sản lượng trong nước và phần được chia của PetroVietnam từ các hợp đồng dầu khí quốc tế đến năm 2020 đạt 40-44 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 30 - 31 triệu tấn, ngoài nước 10 - 13 triệu tấn;

(đơn vị: triệu tấn quy dầu/năm)

Nguồn khai thác

2015

2020

Khai thác trong nước hiện có (tổng)

24 - 28

25 - 26

Khai thác trong nước do có phát hiện mới (tổng)

-

5

Khai thác nước ngoài hiện có và sẽ phát triển (được chia)

2 – 3

7 – 10

Khai thác nước ngoài do mua tài sản (được chia)

-

3

Tổng cộng

26 – 31

40 – 44

2. Lĩnh vực khí

Ngày 30/03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025”, theo đó sản lượng khai thác khí thiên nhiên trong nước sẽ đạt mức 15-19 tỷ m3/năm vào năm 2020 và duy trì đến năm 2030.

Để triển khai Quyết định của TTg Chính Phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghiệp khí đồng bộ từ khâu đầu, khâu giữa đến khâu cuối trong đó:

- Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở công nghiệp khí quốc gia: hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Nam, hình thành hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Bắc và miền Trung; từng bước triển khai xây dựng hệ thống mạng nối đường ống dẫn khí liên vùng, liên khu vực.

- Đẩy mạnh công tác tự lực, khuyến khích đầu tư thăm dò, khai thác khí thông qua cơ chế giá khí và điều khoản PSC phù hợp.

- Đảm bảo cung cấp đủ khí cho tiêu thụ công nghiệp và dân sinh trong nước.

- Tích cực đầu tư, phát triển & đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, trong đó tỷ trọng sử dụng khí trong lĩnh vực điện đạt khoảng 70-85% tổng sản lượng khí.

- Nhập khẩu LNG một cách hiệu quả trên cơ sở cung, cầu khí trong nước, năm 2020 khoảng 1 triệu tấn LNG/năm; năm 2021-2025 là 3.6 triệu tấn LNG/năm và 6 triệu tấn LNG/năm cho giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ:

- Kết nối, bổ sung & tiếp tục phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ thuộc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, PM3 - CAA;

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống thu gom khí, Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 & từ các mỏ thuộc khu vực Bắc Bộ về khu vực Thái Bình.

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) về bờ, từng bước hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp khí cho khu vực miền Trung, có tính đến khả năng kết nối với hệ thống cung cấp khí khu vực miền Nam.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, tích cực triển khai các dự án đầu tư nhà máy xử lý khí cùng thời gian với việc xây dựng & mở rộng các hệ thống đường ống dẫn khí.

- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ vay vốn, giá bán khí, … để triển khai các dự án thu gom khí đồng hành mỏ nhỏ, cận biên.

Tên dự án

Năm vận hành

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn II giai đoạn 1

Quý IV/2015

Đường ống từ các lô 102-106, 103-107 về Thái Bình (bao gồm cả hệ thống cung cấp khí thấp áp/CNG)

Quý III/2015

LNG Thị Vải (công suất 1 triệu tấn/năm)

Năm 2018

LNG Sơn Mỹ (công suất 3 triệu tấn/năm – giai đoạn I)

Sau 2020

Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn

Sau 2018

Đường ống từ các lô 113, 115, 117, 118 (mỏ Cá Voi Xanh), 119 về bờ (bao gồm cả nhà máy xử lý khí)

Sau 2020

Bên cạnh việc triển khai các dự án khai thác khí trong nước, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết về năng lượng của đất nước nói chung và cho sản xuất điện nói riêng, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đang khẩn trương tiến hành công tác nhập khẩu khí LNG cũng như nhập khẩu khí bằng đường ống. Việc làm này không những phù hợp với quan điểm phát triển bền vững của Chính phủ trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp sử dụng cho sản xuất điện, bảo tồn các nguồn cung cấp nhiên liệu; mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, giải quyết được nhu cầu khí với khối lượng lớn trong khi chưa có thêm nguồn khí mới trong nước. Theo dự kiến sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2018 với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.

3. Lĩnh vực Lọc hóa dầu

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến dầu khí là “phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô”.

Triển khai chiến lược trên, trong những năm tới Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đầu tư duy trì công suất lọc dầu và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học để tổng công suất đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước. Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xây dựng các Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn. Công suất lọc dầu đạt 16-20 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 30 triệu tấn/năm vào năm 2030, cụ thể:

Giai đoạn 2011-2020:

· Đưa Liên hiệp lọc-hoá dầu Nghi sơn công suất 10 triệu tấn/năm vào hoạt động;

· Hoàn thành nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên công suất 10 triệu tấn/năm;

Giai đoạn 2020-2030:

· Đưa Nhà máy lọc dầu số 3 vào hoạt động.

- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí; xây dựng các kho chứa tàng trữ dầu thô bảo đảm bảo nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu, đồng thời tham gia hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia.

IV. Một số đề xuất - kiến nghị

1. Về cơ chế kinh doanh & chính sách giá khí: Kinh nghiệm triển khai các dự án khí trong thời gian qua cho thấy việc thống nhất giá khí thường mất nhiều thời gian, kéo dài & là nhân tố then chốt. Với việc nguồn cung khí từ các mỏ hiện có đang dần bị suy giảm, sự dchênh lệch về giá khí đầu vào từ các nguồn khí khác nhau ngày một mở rộng. Để có thể đảm bảo nguồn cung cấp khí phục vụ cho nhu cầu năng lượng của quốc gia, trong những năm tới Chính phủ cần thiết phải có những chính sách nhằm đột phá, giải tỏa các vướng mắc trên, đảm bảo lợi nhuận khuyến khích các nhà thầu đầu tư vào các dự án khí thượng nguồn/trung nguồn, hỗ trợ PVN như là một Bên trong quá trình triển khai các dự án khí/nhập khẩu khí LNG.

2. Chính phủ xem xét, giao cho Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam chủ trì thẩm định các báo cáo đánh giá trữ lượng, kế hoạch phát triển mỏ (FDP) với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ trì thẩm định các báo cáo kế hoạch khai thác sớm (EDP), Kế hoạch thu dọn mỏ với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt; Phê duyệt thay đổi dự toán ở mức dưới 20% so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong FDP/EDP.

3. Chính phủ xem xét, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, thăm dò - khai thác khí thiên nhiên; Ưu đãi thuế cho các nhà máy lọc/hoá dầu nằm trong quy hoạch, nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm lọc/hoá dầu nhập khẩu.

4. Chính phủ xem xét, cân nhắc lộ trình điều chỉnh giá điện từng bước tiếp cận với giá thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn.

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động