RSS Feed for Tiết kiệm năng lượng: Giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 22/01/2025 22:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiết kiệm năng lượng: Giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách

 - Phát biểu của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

 

TRẦN VIẾT NGÃI, CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thay mặt Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến quý vị đại biểu.

Hôm nay, dưới chỉ đạo của Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức hội thảo “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách”.

Vấn đề tiết kiệm ở đây cần phải hiểu rõ, tiết kiệm từ khâu khai thác, sản xuất, chế biến, đến khâu tiêu dùng đối với các sản phẩm năng lượng.    

I. Quá trình phát triển vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam

- Quá trình đổi mới đất nước là quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng Việt Nam:

1. Điện 35.000MW, điện lượng phát ra hàng năm trên 100 tỷ kWh, đã đưa điện về 98% số xã và trên 96% hộ dân trong cả nước, đẩy mạnh phát triển điện nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đưa sản lượng điện bình quân từ 300-400 lên 1.500 kWh /người/năm.

- Dầu khí đạt 25 triệu tấn dầu qui đổi (dầu 16 triệu tấn/năm, khí 9 tỷ m3/năm), ngành dầu khí đã đóng góp từ 25-30% vào NSNN, cung cấp khoảng 30% lượng xăng dầu cho nền kinh tế.

- Ngành than đạt 40 triệu tấn/năm, cung cấp đủ than cho ngành điện và các ngành kinh tế khác.

- Ngành năng lượng đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho KTXH trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

- Nhà nước cùng các tập đoàn đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho việc xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phát triển năng lượng.

2. Tiêu hao năng lượng của cả nước đang hết sức lãng phí (cường độ tiêu hao năng lượng trên 1đv/sp còn rất cao, gấp 5-6 lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới).

II. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt MTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Năm 2011, Luật sử dụng NLTK và hiệu quả ra đời.

1. Bộ Công Thương là đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, các doanh nghiệp, các địa phương để triển khai các chương trình trên.

2. Một số thành quả đạt được

- Bộ Công Thương đã ban hành nhiều thông tư, quy chế, để triển khai chương trình mục tiêu sử dụng NLTK hiệu quả.

- Bộ Công Thương đã tổ chức dán nhãn mác NLTK cho nhiều vật tư, thiết bị và các sản phẩm tiêu dùng.

- Đã thành lập được nhiều trung tâm thực hiện chương trình sử dụng NLTK hiệu quả ở các thành phố cùng như các địa phương.

- Bộ Công Thương đã lãnh đạo các Sở Công thương, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng NLTK hiệu quả.

- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp giáp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩn có hiệu xuất năng lượng cao.

- Xây dựng các chương trình đào tạo.

- Hỗ chợ phát triển kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ các dự án.

- Năm 2013, Tổng cục Năng lượng đã tổ chức đánh giá tiềm năng tiết kiệm NL của 1 số ngành công nghiệp; xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho các ngành hóa chất, thực phẩm, dệt may...

* Các tập đoàn kinh tế: EVN, đã phát động trong toàn ngành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả một cách mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

- Đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực, các công ty điện lực, tổ chức chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Hàng năm đã tiết kiệm được khoảng 1,5 tỷ kWh, năm sau cao hơn năm trước.

- Đã hỗ trợ các trung tâm, các địa phương, các hộ gia đình, như việc thay bóng đèn compac, sử dụng bình nước nóng NLMT đạt hiệu quả cao.

- Đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đã đầu tư khoảng 180 tỷ đồng/năm cho các hoạt động này.

- Đã giảm tổn thất điện năng từ 24% từ năm 1993 xuống còn dưới 8,8% năm 2013. Hàng năm đã tổ chức tốt việc phát động giờ trái đất.

- Tận dụng và khai thác tối đa các nguồn điện, trong đó có nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ, giảm điện tự dùng…

* Các tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam đã tận thu các sản phẩm trong quá trình khai thác sản xuất, chế biến, vận hành, vận chuyển đã mang lại một số kết quả lớn.

III. Những đột phá mới về các giải pháp tiết kiệm

- Hiện nay, một số cơ sở SX tiêu dùng năng lượng lớn như sắt thép, xi măng, khách sạn, nhà hàng, các công sở Nhà nước và các doanh nghiệp khác. Nhà nước cần có cơ chế chính sách, hỗ trợ vốn (không phải 5 tỷ đồng cho 1 doanh nghiệp như trước đây) mà trên cơ sở đề xuất của các đơn vị cần vốn để đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị để sử dụng NLTK hiệu quả cho vay với gói tín dụng ưu đãi đáp ứng nhu cầu của họ.

- Cần phải có những chính sách hỗ trợ như, miễn giảm thuế nhập khẩu cho các dây chuyền công nghệ, các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Giảm thuế TNDN, TNCN, cho những cơ sở và hộ tiêu dùng có kết quả tiết kiệm năng lượng tốt.

- Đảng, Chính phủ cần phát động phong trào sử dụng NLTK hiệu quả, quán triệt từ hệ thống chính trị đến các doanh nghiệp, địa phương, đến mọi người dân, sử dụng công cụ truyền thông để tuyên truyền mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng đến năm 2015 đạt 5-8% và đến năm 2020 đạt 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ.

- Cần sớm điều chỉnh giá năng lượng theo cơ chế thị trường, bởi vì giá năng lượng Việt Nam hiện nay đang thấp hơn giá khu vực và trên thế giới.

- Cần xây dựng định mức đối với các doanh nghiệp, các nhà máy, các hộ tiêu thụ khác về sử dụng NL. Hàng năm cần phải có kiểm toán đặc biệt đối với các hộ sử dụng năng lượng lớn để đánh giá được kết quả thực hiện và đi đôi với việc thưởng, phạt nghiêm minh.

- Cần có chủ trương để các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất 3 ca (đặc biệt là ca 3 từ 10h đêm - 6 giờ sáng). Tránh căng thẳng việc sử dụng năng lượng vào các giờ cao điểm.

- Cần khai thác sử dụng các dạng năng lượng khác như: Bioga trong chăn nuôi nông nghiệp, cần xây dựng nhà tiết kiệm NL đối với ngành xây dựng, cần thay thế những xe, máy tiêu hao nhiều NL trong ngành giao thông.

IV. Một số vấn đề cấp bách và kiến nghị

1. Ngành năng lượng Việt Nam cần có một quy hoạch tổng thể năng lượng Quốc gia, gồm các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo.

2. Cần tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho ngành than để xây dựng thêm nhiều mỏ mới ở khu vực Quảng Ninh và Đông Bắc, tăng sản lượng than hàng năm để phát triển kinh tế trong yêu cầu mới.

3. Cần phải thực hiện Quyết định số 41 của Bộ chính trị về phát triển ngành Dầu khí đến năm 2025. Đảm bảo đạt 40 triệu tấn dầu qui đổi, do vậy cần có các giải pháp về công nghệ, vốn, thiết bị để thăm dò khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu. Đẩy mạnh công tác lọc hóa dầu tạo thành chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực này.

4. Cần sớm hiệu chỉnh Tổng sơ đồ Điện VII một cách hợp lý nhất, sát với thực tế theo tốc độ phát triển của nền kinh tế và cần quan tâm đến môi trường.

5. Chính phủ cần có quy hoạch chiến lược phát triển năng lượng gió, vì tiềm năng gió VN rất lớn, có thể sản xuất được nhiều nghìn MW điện thay thế cho NL hóa thạch ngày càng cạn kiệt, cải thiện ô nhiễm môi trường.

6. Chính phủ cần tổng kết việc thực hiện Chương trình MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả để từ đề ra chủ chương chính sách mới triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

7. Cần thành lập Bộ Năng lượng giúp Chính phủ quản lý chỉ đạo ngành năng lượng, trong đó có việc chỉ đạo MTQG, Luật sử dụng NLTK hiệu quả.

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động