RSS Feed for Nhiệt điện Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 21/11/2024 19:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhiệt điện Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

 - Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Công ty Nhiệt điện Hải Phòng đang triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, với mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiệt điện Hải Phòng: Tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt Nhiệt điện Hải Phòng: Tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Trong thời gian qua, bên cạnh việc không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty Cổ phân Nhiệt điện Hải Phòng còn luôn chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - coi đây là việc làm xuyên suốt, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt động.

Nhiệt điện Hải Phòng: 20 năm xây dựng và phát triển Nhiệt điện Hải Phòng: 20 năm xây dựng và phát triển

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được thành lập ngày 17/9/2002, được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (công suất 2 x 300 MW). Đây cũng là mô hình công ty cổ phần được hình thành ngay từ khi thành lập trong ngành điện, gồm có 5 cổ đông sáng lập.

Trong suốt 10 năm qua, lĩnh vực năng lượng, đặc biệt lĩnh vực nhiệt điện đã có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất về lượng phát thải khí nhà kính (KNK). Bên cạnh đó, ngành nhiệt điện được nhận định gây tác động đến chất lượng môi trường xung quanh, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Nắng nóng kéo dài, hạn hán, bão và lũ... Nhiệt độ không khí cao hơn sẽ làm giảm hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện, nhiệt độ nước tăng có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của các hệ thống làm mát của các nhà máy nhiệt điện. Những cơn bão, lũ, hạn hán trở nên thất thường và mạnh hơn có thể gây gián đoạn sản xuất của nhà máy.

Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 gồm 4 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng làm chủ đầu tư - là dự án trọng điểm quốc gia, nằm trên địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 7,2 tỉ kWh, Nhà máy đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhiệt điện Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2.

Nhận thức được những tác động của tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên cấp bách, Công ty Nhiệt điện Hải Phòng đã chú trọng đưa ra các giải pháp, kế hoạch nhằm chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng hợp lý nguyên liệu, tài nguyên đầu vào, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất.

Than đầu vào luôn được kiểm soát tốt, nhanh chóng đưa vào kho có mái che nhằm tránh tổn thất nhiệt trị. Nhờ đó Nhà máy đảm bảo được chỉ tiêu tiêu thụ than cho 1 kWh điện đúng như thiết kế. Than đúng chủng loại sẽ cho chế độ đốt tối ưu, góp phần giảm được lượng khí CO2 phát thải trên mỗi kWh điện sản xuất ra.

Về quản lý khí thải, Công ty lựa chọn công nghệ tiên tiến để lắp đặt hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh trong khí thải, đảm bảo việc phát thải ra ngoài theo quy định. Khí thải ống khói luôn được giám sát bởi hệ thống quan trắc tự động, theo dõi liên tục để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi các thông số ô nhiễm có nguy cơ vượt ngưỡng.

Về quản lý nước thải, nước thải của Nhà máy (bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được thu gom và xử lý theo một chu trình kín, nước sau xử lý có các thông số đạt yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được tái sử dụng để vận hành hệ thống thải xỉ, đảm bảo không thải ra ngoài môi trường.

Đối với nước làm mát, Công ty đã lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận với các thông số lưu lượng, nhiệt độ, Clo dư theo đúng quy định (tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP). Dữ liệu quan trắc tự động nước thải làm mát đã được dẫn truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định. Cửa nhận nước làm mát và cửa xả nước làm mát theo thiết kế đã được bố trí xa nhau, nước sau khi làm mát chảy theo kênh được nguội đi một phần trước khi thải vào sông Bạch Đằng. Do đó, nước không bị quay lại làm nóng nước đầu vào như ở một vài nhà máy nhiệt điện khác, đảm bảo được hiệu suất nhà máy trong những ngày nắng nóng.

Định kỳ 12 tháng/1 lần, Công ty thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc tự động, liên tục theo đúng quy định (tại Thông tư 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 và Thông tư 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019).

Về quản lý chất thải nguy hại, chất thải nguy hại của Nhà máy có ít chủng loại nhưng khối lượng phát sinh lớn và thường xuyên do công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Các chất thải nguy hại như giẻ nhiễm dầu, nước nhiễm dầu, sáp mỡ đã qua sử dụng được Công ty thu gom và lưu giữ tại kho chất thải nguy hại rồi chuyển giao cho đơn vị xử lý đúng như quy định pháp luật.

Về quản lý rác thải sinh hoạt, toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, sau đó được thu gom và lưu giữ tại khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt của Công ty trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định.

Công tác xanh hóa cũng được Công ty đặc biệt chú trọng, thực hiện định kỳ hàng năm. Vào các dịp tết hàng năm, Công ty đều tổ chức cho CBCNV trồng thêm cây tại các khu vực trong Nhà máy với lượng trồng từ 200 - 300 cây mỗi năm để tăng diện tích phủ xanh cho Nhà máy. Nhờ đó, khuôn viên Nhà máy hiện nay diện tích phủ xanh đã đạt khoảng 12 ha (20% diện tích) và trồng cây phi lao làm hàng rào viền ngăn bụi tại khu vực cảng than, kho chứa than và hồ thải xỉ.

Bên cạnh đó, Công ty đã chủ động phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực đốt than trộn để nghiên cứu ứng dụng vào Nhà máy giúp giảm thiểu khả năng phát thải khí nhà kính. Đồng thời, hàng năm Công ty đều cử cán bộ tham gia học tập tại các nước tiên tiến trong lĩnh vực quản lý và vận hành nhà máy nhiệt điện để chủ động tiếp cận các phương án trong việc chuyển đổi nhiên liệu hướng tới sử dụng nhiên liệu xanh.

Đặc biệt, để triển khai các giải pháp nhằm giảm nhẹ phát thải ô nhiễm không khí và khí nhà kính theo lộ trình hàng năm đúng với quy định (tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ), Công ty đã chủ động triển khai đầu tư dự án cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý khí thải với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.800 tỷ đồng. Hiện, Công ty đang đẩy nhanh công tác lập báo cáo, xin các cấp phê duyệt và sớm đưa vào triển khai thực hiện./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động