RSS Feed for Động thổ dự án ‘Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 18/12/2024 20:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Động thổ dự án ‘Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành’

 - Ngày 9/5/2024, tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), Công ty Cổ phần Tập đoàn Tín Thành tổ chức lễ động thổ dự án “Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị”.
Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Tập đoàn Tín Thành: Nhà sáng chế công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Theo tinh thần của Nghị quyết 55 -NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 11/02/2020, Quy hoạch điện VIII (QHĐ VIII) đang được xây dựng khẩn trương theo định hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ các nguồn điện truyền thống sang năng lượng tái tạo (NLTT) với các mục tiêu tối thiểu hóa chi phí xã hội, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, tới năm 2030 và 2045, tỷ lệ NLTT chiếm tới 46,9% và 52,9% tổng công suất nguồn điện tương ứng, trong đó nguồn NLTT (phi thủy điện) lên tới 28,8% và 43,7% tương ứng. Nhiệt điện than sẽ giảm tỷ trọng từ khoảng 33% hiện nay xuống 27,2% vào năm 2030 và còn 18% vào năm 2045. Như vậy, năng lượng tái tạo không thủy điện chính là xu thế không thể khác của Việt Nam và chính là cơ hội thu hút các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này.

Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương

Qua kết quả trồng thử nghiệm và thực nghiệm, cho thấy cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt khác như than, dầu, khí là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, cây cũng có những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng, hoàn toàn có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay như cây keo lai, cây mía, cây sắn, cây tiêu, cây điều, cây cao su và kể cả cây lúa.

Động thổ dự án ‘Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành’
Lễ động thổ dự án “Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị”. (Ảnh: VGP/Minh Thi).

Cụ thể, quỹ tài trợ vốn Anderson Management Capital (AMCap) - thuộc quỹ lớn tại Anh Quốc có tên là Marcellus Capital Group, hoạt động đa quốc gia (Anh, Thụy Sỹ, Dubai, Singapore…) đang đẩy mạnh đầu tư về kinh tế bền vững có những yếu tố tích cực đến môi trường và khí hậu đã tài trợ tổng gói lên đến 65 triệu USD phục vụ 100% cho dự án 1.000 ha trồng cây cao lương, tại Phú Yên để sản xuất thùng nhiên liệu thông minh.

Theo đó, qua kết quả trồng khảo nghiệm, Tập đoàn Tín Thành khẳng định cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt khác (than, dầu, khí…).

Với những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng, cây cao lương có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay (cây keo lai, mía, sắn, tiêu, điều, cao su...). Song song đó việc hấp thụ carbon (CO2) cũng là loại cây ngắn ngày đứng đầu danh sách trên nhiều loại cây ngắn ngày khác nhau.

Sau thu hoạch, cây cao lương tập trung về nhà máy chế biến. Tại đây với dây chuyền ép lấy dịch và chế biến tạo ra các loại hàng hóa phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như: Etanol, cồn thực phẩm, sirup, cỏ chua (thức ăn gia súc), CO2 hóa lỏng… Phần còn lại sau khi ép lấy dịch là bã xơ làm nhiên liệu biomass cung cấp cho lò hơi đốt phát điện, các sản phẩm truyền thống này rất thông thường với cây cao lương trên toàn thế giới, riêng có sự khác biệt giữa Tập đoàn Tín Thành là sản xuất ra một loại hàng hóa mà cả thế giới đang cần và rất cần trên nền tảng 20 bằng phát minh cho một loại hàng hóa này.

Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, thực nghiệm và thuần giống, cây cao lương cho sản lượng sinh khối rất lớn trong thời gian ngắn, là loại cây sử dụng rất hiệu quả dinh dưỡng trong đất, có thể chịu được hạn mặn, lượng nước cần thiết để cây sinh trưởng tốt (chỉ bằng 1/5 cây ngô và 1/10 so với cây mía), sự khác biệt đây là loại cây trồng được cơ giới hóa hơn 90%, chính điều này mang lại sự gia tăng lợi ích cho nền nông nghiệp và nông dân rất là lớn.

Động thổ dự án ‘Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành’
Lễ ký kết tài trợ vốn giữa AMCap và Tập đoàn Tín Thành. (Ảnh: VGP/Minh Thi).

Để triển khai dự án này, Tập đoàn Tín Thành đã sáng tạo ra một chiến lược độc đáo và trí tuệ, khắc phục được tình trạng khó khăn khi xin/thuê đất theo cách truyền thống mà kịch bản triển khai theo như cách thức của các hãng xe công nghệ khi mỗi nông dân là một đối tác, góp đất cùng canh tác và được hưởng 5 lợi ích thiết thực, mang đến cho người nông dân Việt Nam có đời sống thịnh vượng khi trở thành hội viên của Tập đoàn Tín Thành.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tín Thành Trần Đình Quyền cho biết: “Trọng tâm chiến lược để phát triển trung tâm giống cho 2 triệu ha cây cao lương cho cả nước, trên nền tảng khép kín từ quản lý canh tác, quản lý phát triển, suốt cả chu kỳ tăng trưởng, được đo đếm hấp thụ nhiệt năng lượng, hấp thụ CO2, từng ngày từng giờ trong chu kỳ, cho đến khi khai thác thu hoạch chế biến ra 2 loại sản phẩm đặc trưng của Tập đoàn đều được giám sát theo dõi online trên toàn cầu, với mục tiêu 2 triệu ha, 1 ngày hấp thụ được bao nhiêu CO2, hấp thụ bao nhiêu nhiệt năng để sản xuất ra Hydro cho thùng nhiên liệu thông minh”.

Tập đoàn Tín Thành là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, với hơn 30 nhà máy cung cấp điện, hơi công nghiệp cho các đối tác lớn, có uy tín tại Việt Nam và hiện đang tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp khép kín theo dạng công, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị gia tăng của 2 loại hàng hóa cấp thiết nhất hiện nay, gồm CO2 và thùng nhiên liệu thông minh.

Hơn 7 năm qua, Tập đoàn Tín Thành đã du nhập và thuần hóa hơn 50 loại giống cao lương về Việt Nam (từ Mỹ và Ấn Độ), trồng thử nghiệm và thực nghiệm thành công trên nhiều vùng miền, nhiều loại hình đất khác nhau tại các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị…

Cụ thể, cây cao lương ngọt (Sweet sorghum) và cao lương sinh khối (Biomass sorghum) là một loại cây trồng ngắn ngày (95 - 115 ngày/vụ), gieo hạt 1 lần cho thu hoạch 3 vụ/năm, thích hợp vùng nhiệt đới.

Theo đó, việc nhân rộng mô hình này sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương và Trung ương thông qua nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp; làm nền tảng cho việc thực hiện chuyển đổi tái cơ cấu cây trồng cho vùng đất có thu nhập thấp; thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển do thu hút nhiều doanh nghiệp uy tín đầu tư theo chuỗi hệ thống; góp phần bảo vệ môi trường, vì trồng cây cao lương tăng hấp thụ CO2, làm giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phát triển công nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, bền vững và tăng thu nhập ngoại tệ từ chuỗi giá trị gia tăng từ sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Singapore mà Tập đoàn Tín Thành đã xây dựng./.

MINH THI - VGP

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động