RSS Feed for Đối tác Đan Mạch đề xuất tỉnh Quảng Ninh đầu tư điện gió ngoài khơi | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 18:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đối tác Đan Mạch đề xuất tỉnh Quảng Ninh đầu tư điện gió ngoài khơi

 - Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa có buổi làm việc với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) về việc nghiên cứu đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi tại địa phương này.
Hiện thực hoá 7 GW điện gió ngoài khơi Việt Nam vào năm 2030 là thách thức lớn Hiện thực hoá 7 GW điện gió ngoài khơi Việt Nam vào năm 2030 là thách thức lớn

Loại hình nguồn điện gió ngoài khơi chưa có kinh nghiệm phát triển ở Việt Nam do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, quy mô đầu tư lớn dẫn đến việc hiện thực hoá lượng công suất quy hoạch lên tới 7.000 MW vào năm 2030 là thách thức lớn... Thông tin được đưa ra tại hội thảo: “Kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi” do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 6/7 tại Hà Nội.

Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, thách thức và kế hoạch hành động Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, thách thức và kế hoạch hành động

Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbonic về không (Net-zero) vào năm 2050. Các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi dự tính sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồng nguồn phát điện vào năm 2045 (theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII). Phát triển điện gió ngoài khơi, ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn phát triển kinh tế biển... Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Cao Tường Huy cho biết: Quảng Ninh hiện là trung tâm sản xuất điện của cả nước với hệ truyền tải điện đa dạng. Đặc biệt, Quảng Ninh là địa phương có thể sản xuất khoảng 13 GW điện gió ngoài khơi. Đây là những lợi thế so sánh để thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh hiện đang có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát đo gió.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở Công Thương phối hợp với nhà đầu tư Đan Mạch triển khai nghiên cứu, khảo sát và lưu ý tránh trùng lặp với các nhà đầu tư khác.

Theo khảo sát, đánh giá của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương): Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn (trên đất liền và ngoài khơi) khoảng 13.000 MW dọc bờ biển và khoảng 2.300 MW trên bờ, tập trung nhiều nhất ở đảo Cô Tô. Vì vậy, trong thời gian qua có rất nhiều nhà đầu tư tới Quảng Ninh để khảo sát và đề nghị được nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi, cũng như trên bờ.

Trở lại đối tác đến từ Đan Mạch, theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: CIP là nhà đầu tư năng lượng tái tạo, hiện đang quản lý 8 quỹ đầu tư với số vốn trên 18 tỷ USD. CIP đã thực hiện 30 khoản đầu tư vào các dự án năng lượng quy mô lớn trên toàn cầu (bao gồm một danh mục các dự án điện gió ngoài khơi đang phát triển) với tổng công suất khoảng 30 GW tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Dự kiến đến năm 2030, CIP đầu tư khoảng 110 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động