RSS Feed for ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 03:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động

 - Đến Việt Nam dự hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân”, trong tư cách Phó tổng giám đốc, kiêm Vụ trưởng Vụ Năng lượng hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Alexander Bychkov khẳng định: Với thế giới, điện hạt nhân vẫn tiếp tục là một lựa chọn. Còn Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ lò tiên tiến nhất, đã được kiểm chứng với hệ thống an toàn thụ động.

 

>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Bức tranh năng lượng hạt nhân toàn cầu năm 2012 nhìn từ IAEA
>> "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035

PGS, TS TRẦN THANH MINH

Tại hội thảo, ông Alexander Bychkov đã trình bày bản báo cáo đề cập nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

 

 Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế: "Thảm hoạ Fukushima sẽ làm chậm lại... nhưng không thể đảo ngược đà phát triển của điện hạt nhân"

Bức tranh điện hạt nhân thế giới

Đáng chú ý là một số thông tin mới nhất và sự đánh giá của IAEA về tình hình điện hạt nhân trên thế giới hiện nay sau sự cố nhà máy Fukushima ngày 11/3/2011. Đó là đến thời điểm này, trên toàn cầu có 435 tổ máy ĐHN đang hoạt động ở 31 quốc gia với công suất lắp đặt là 370 GWe. Ngoài ra, có 62 tổ máy điện hạt nhân đang được xây dựng và 2 tổ máy mới (Shin-Wolsong-1 và Shin-Kori-2) của Hàn Quốc vừa được hoà vào lưới điện ngay trong đầu năm 2012 này.

Đặc biệt sau sự cố điện hạt nhân Fukushima (tháng 3/2011), Iran đưa nhà máy ĐHN đầu tiên vào vận hành thử (tháng 9/2011), UAE đổ mẻ bê tông xây dựng nhà máy đầu tiên, Belorus ký hiệp định liên chính phủ vào tháng 10/2011 và hợp đồng EPC vào tháng 7/2012 xây dựng nhà máy đầu tiên của mình.

Việt Nam cũng được kể đến như là nước đã ký Hiệp định tín dụng cho nhà máy ở Ninh Thuận vào tháng 12 năm 2011.

Ông Alexander Bychkov đánh giá: Sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima “niềm tin của công chúng đã bị lung lay” nhưng “điện hạt nhân vẫn tiếp tục là một lựa chọn”.

Xu hướng không đảo ngược

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới dự báo: “Thảm hoạ Fukushima sẽ làm chậm lại, hoặc trì hoãn, nhưng không thể đảo ngược đà phát triển của điện hạt nhân” trên thế giới. Riêng các quốc gia mới của “làng điện hạt nhân” thực sự có ý định phát triển điện hạt nhân vẫn “duy trì mối quan tâm của họ ở mức cao”.

Lý giải cho xu hướng “không thể đảo ngược” và “sự phục hưng của điện hạt nhân”, theo Phó tổng giám đốc Alexander Bychkov, “những động lực vẫn không thay đổi” của điện hạt nhân.

Ông Alexander Bychkov khẳng định, nhu cầu năng lượng toàn cầu tiếp tục tăng, trong lúc điện hạt nhân mở rộng khả năng lựa chọn nguồn cung cấp điện năng. Sức ép về môi trường đang tăng lên, trong lúc điện hạt nhân phát thải ít khí nhà kính. Điện hạt nhân góp phần vào an ninh năng lượng, có chi phí phát điện ổn định và có khả năng dự báo trước nhờ vào chi phí nhiên liệu thấp.

Mặt khác, nhiều nước cho biết sẽ nghiên cứu áp dụng các bài học rút ra từ sự cố Fukushima và chỉ một vài nước tạm ngừng phát triển điện hạt nhân để xem xét các bài học rút ra từ sự cố trên.

Vấn đề này cũng được đề cập trong báo cáo của GS. Akira Omoto đến từ Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. Ông cho biết: Nước Nhật đang tiến hành những thay đổi về cơ quan pháp quy hạt nhân và cả nội dung các văn bản pháp quy, những thay đổi này dựa trên các kinh nghiệm đúc kết từ thảm hoạ đã qua.

Bài học Fukushima với Việt Nam

Tất cả những thông tin, ý kiến phân tích, bài học kinh nghiệm được trình bày trong các báo cáo nêu ở trên, hay, nói chung, trong tất cả các phát biểu và báo cáo của 5 diễn giả đến từ IAEA; từ Nga và Nhật đã giúp các đại diện của cơ quan quản lý và các chuyên gia Việt Nam nhìn rõ thêm bức tranh điện hạt nhân trên thế giới và xác định rõ hơn những việc cần tiến hành trong thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.

Một đại diện của Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, ngoài những thông tin về bức tranh tổng thể của nền năng lượng và quá trình chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta, đã nêu ra các bài học thiết thực và cần thiết nhất đối với Việt Nam.

Thứ nhất, tăng cường an toàn chống lại các hiểm hoạ tự nhiên, trong đó có việc “Lựa chọn địa điểm tốt nhất cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân”.

Thứ hai, “Tăng giới hạn thiết kế nhà máy đối phó động đất và sóng thần”, đồng thời nhấn mạnh “lựa chọn công nghệ lò tiên tiến nhất, đã được kiểm chứng với hệ thống an toàn thụ động”.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố các cấp từ thấp đến cao, từ cấp nhà máy, cấp tỉnh đến “cấp quốc gia”. Đó là, Cơ chế hợp lý cho việc lựa chọn nhà thầu chính.

Và đặc biệt, các đại biểu của hội thảo quan tâm đến một nội dung không thể thiếu trong thời đại hiện nay, hậu Fukushima - Minh bạch thông tin để tăng cường sự tin tưởng của công chúng.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Chủ tịch nước: "Chiêng có to, tiếng mới lớn"
Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng
"Kiện đường lưỡi bò": Khen Philippines dũng cảm
Các Bộ trưởng hứa gì đầu năm?
Hoa Kỳ và tiền lệ tổng thống 'vịt què'

Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung - Nhật bắt đầu
Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa 'bơ' và 'súng'
"Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng"

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động