Tổng quan nhiên liệu hóa thạch toàn cầu (Visualcapitalist cập nhật tháng 2/2023)
06:47 | 01/03/2023
Tổng quan thị trường dầu mỏ thế giới năm 2022 và dự báo năm 2023 Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của Nguyễn Anh Tuấn - Ban Quản lý Dự án (thuộc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP). Nội dung bài viết sẽ cập nhật, phân tích về vấn đề tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ, cũng như giá dầu thế giới năm 2022; đồng thời, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát toàn cầu, cung cầu dầu mỏ và dự báo giá dầu thế giới năm 2023. |
Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng thế giới năm 2023 Năm 2022 sắp kết thúc, phân ban Tình báo kinh tế - EIU (trực thuộc Tập đoàn Economist của Anh) đã công bố dự báo cho 8 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Dưới đây chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về những “điểm nhấn” trong dự báo đang được dư luận quan tâm trong năm 2023. |
Tổng sản lượng nhiên liệu hóa thạch:
Trước khi đại dịch Covid-19 và chiến sự tại Ukraine diễn ra, đặc biệt là sau Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP26) của Liên Hợp quốc năm 2021, dư luận kỳ vọng rất nhiều về cuộc cách mạng chuyển đổi năng lượng để giúp chuyển sang dùng nhiên liệu sạch và hướng tới mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 - hoặc còn gọi là Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên, thực tế lại khác, chiến sự tại Ukraine xảy ra và câu chuyện khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng khiến nhiên liệu hóa thạch “phục hưng” mạnh mẽ cùng nhiều vấn đề phức tạp khác.
Cũng phải nói thêm rằng, nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng chiếm ưu thế trong hơn một thế kỷ qua. Hàng năm, thế giới vẫn sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn than, dầu và khí đốt. Đồ họa Infographic giúp chúng ta hình dung khối lượng sản xuất nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2021 nhờ dữ liệu từ đánh giá thống kê của BP về năng lượng thế giới (BP’s Statistical Review of World Energy).
Cụ thể, năm 2021, thế giới đã sản xuất khoảng 8 tỷ tấn than, 4 tỷ tấn dầu và hơn 4 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.
Hầu hết than được sử dụng để sản xuất điện cho tiêu dùng và sản xuất thép. Tương tự, khí đốt tự nhiên là một nguồn điện và nhiệt lớn cho các ngành công nghiệp, cũng như các mục đích dân sinh. Dầu chủ yếu được sử dụng bởi ngành vận tải, ngoài việc sản xuất hóa dầu, sưởi ấm và các mục đích khác.
Đồ họa Infographic khối lượng sản xuất nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2021. (Nguồn: BP). |
Về sản xuất than:
Nếu lượng than được sản xuất vào năm 2021 xếp thành một khối, sẽ có kích thước đo được là 2.141 mét (2,1 km) ở mỗi chiều, cao hơn 2,5 lần chiều cao của tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay. Trung Quốc đứng đầu với lượng than sản xuất 50%, hoặc hơn 4 tỷ tấn than thế giới vào năm 2021. Đây cũng là quốc gia tiêu dùng than lớn nhất, chiếm 54% lượng tiêu thụ than của cả thế giới vào năm 2021.
Ấn Độ là nhà sản xuất và tiêu dùng than lớn thứ hai. Trong khi đó, Indonesia là nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới, tiếp theo là Úc. Ở Mỹ và phương Tây, sản xuất than của Mỹ đã giảm 47% so với mức 2011 vì không cạnh tranh được với khí thiên nhiên và để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Trung Quốc đứng đầu thế giới cả về sản xuất lẫn tiêu thụ than thế giới năm 2021. (Nguồn: CNN). |
Về sản xuất dầu:
Năm 2021, Mỹ, Nga và Ả Rập Saudi lần lượt là 3 nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Các quốc gia OPEC, bao gồm cả Ả Rập Saudi, chiếm tỷ lệ sản xuất lớn nhất ở mức 35%, hoặc 1,5 tỷ tấn dầu.
Sản xuất dầu của Mỹ tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2010. Năm 2021, Mỹ đã khai thác 711 triệu tấn dầu, hơn gấp đôi so với 333 triệu tấn được sản xuất trong năm 2010.
Mỹ đứng đầu thế giới về sản xuất dầu năm 2021 với 711,1 triệu tấn. (Nguồn: Mint). |
Sản xuất khí đốt tự nhiên:
Thế giới đã sản xuất 4.036 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên vào năm 2021. Nếu chuyển đổi thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tương đương là 7 tỷ mét khối.
Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất, với bang Texas và Pennsylvania chiếm 47% sản lượng khí đốt của quốc gia này. Các lĩnh vực điện và công nghiệp của Mỹ chiếm khoảng 1/3 mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong nước. Nga - nhà sản xuất lớn tiếp theo - quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn nhất vào năm 2021 (đã xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên thông qua các đường ống đến châu Âu và Trung Quốc). Khoảng 80% khí đốt tự nhiên của Nga đến từ các hoạt động ở khu vực Bắc Cực.
Dưới đây là 10 nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu vào năm 2021:
Năm 2021 Mỹ đứng đầu thế giới về sản xuất khí tự nhiên với tổng lượng sản xuất 934,2 tỷ m3. (Nguồn:Forbes). |
KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
(THEO: VISUALCAPITALIST - 2/2023)
Link tham khảo:
1/ https://www.visualcapitalist.com/visualizing-the-scale-of-global-fossil-fuel-production/