RSS Feed for Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ 2] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 25/11/2024 04:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ 2]

 - Về cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam theo dạng nhiên liệu, than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng sẽ có xu hướng ổn định tỷ trọng ở những năm sau của giai đoạn quy hoạch với tỷ lệ 37,3% năm 2025 và 38,4% năm 2035. Đây là một kết quả của việc áp dụng những chính sách các-bon thấp để thúc đẩy năng lượng tái tạo phát triển.


Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ 1]


II. Dự báo nhu cầu năng lượng sơ cấp và nhu cầu than

Theo số liệu cập nhật từ đề án "Quy hoạch phát triển năng lượng Việt Nam đến 2025, có xét đến 2035" nhu cầu năng lượng sơ cấp (NLSC) có một số thay đổi:

Cụ thể là kịch bản phát triển năng lượng trong giai đoạn quy hoạch (Kịch bản đề xuất - KBĐX) là kịch bản dựa trên mức tăng trưởng GDP ở kịch bản cơ sở theo giai đoạn bình quân 2016 ÷ 2035 ở mức 7%/năm kết hợp với kịch bản tiết kiệm năng lượng (TKNL) ở mức kinh tế với các mức tiết kiệm so với kịch bản cơ sở là 4,1% (2020), 5,9% (2025), 8,1% (2030), 10,0% (2035) và kết hợp với mục tiêu giảm 15% CO2 vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở.

Ở KBĐX, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp (NLSC) sẽ tăng từ mức 80,7 MTOE năm 2015 lên 136,8 MTOE năm 2025 và 217,9 MTOE năm 2035. Tốc độ tăng trưởng NLSC giai đoạn 2016 ÷ 2025 sẽ là 5,3%/năm, sau đó giảm xuống mức 4,8%/năm ở giai đoạn 2026 ÷ 2030. Trong các loại nhiên liệu hóa thạch, than sẽ có mức tăng cao nhất với tốc độ 7,9%/năm trong giai đoạn 2016 ÷ 2025, sau đó đến khí tự nhiên và dầu với tốc độ tăng trưởng 5,7%/năm và 4,4%.

Với KBĐX, tỷ lệ năng lượng tái tạo (NLTT) trong tổng cung NLSC có thể đạt mức 28% vào năm 2030, sau đó tăng lên mức 30,1% vào năm 2035. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với KB cơ sở, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu yêu cầu trong Chiến lược NLTT, do đó, vẫn cần những chính sách hỗ trợ mạnh để các giải pháp NLTT vào sớm hơn trong giai đoạn 2026 ÷ 2035.

Về cơ cấu NLSC theo dạng nhiên liệu, than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng sẽ có xu hướng ổn định tỷ trọng ở những năm sau của giai đoạn quy hoạch với tỷ lệ 37,3% năm 2025 và 38,4% năm 2035. Đây là một kết quả của việc áp dụng những chính sách các-bon thấp để thúc đẩy NLTT phát triển. Tỷ lệ thủy điện có mức giảm đáng kể, trong khi đó các loại xăng dầu chiếm tỷ trọng hơn 20÷22% và khí tự nhiên chiếm khoảng 11÷13% tổng NLSC.

Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng GDP và nhu cầu năng lượng cuối cùng KBĐX:

Chỉ tiêu

2016÷2020

2021÷2025

2026÷2030

2031÷2035

GDP

6,7%

8,2%

7,2%

5,9%

NCNL cuối cùng

5,3%

4,9%

4,8%

3,7%

Hệ số đàn hồi

0,79

0.6

0.66

0,62


Nhiệt điện than công suất đặt đến năm 2020 là: 24.147 MW (chiếm 40% tổng công suất đặt) 2025: 45.362 MW (chiếm 47%); 2030: 50.162 MW (chiếm 39%) và 2035: 59.562 MW (chiếm 33% tổng công suất đặt) bảng 2.

Bảng 2 - Công suất điện toàn quốc theo KBĐX:

Chỉ tiêu

2020

2025

2030

2035

1. Tổng nhu cầu, MW

39.166

57.819

81.290

106.188

2. Tổng công suất/đặt. MW

60.279

97.256

127.995

181.445

Trong đó:

 

 

 

 

2.1 Thuỷ điện + TĐ tích năng

18.221

20.411

20.711

22.211

Cơ cấu

30%

21%

16%

12%

2.2 NĐ than

24.147

45.362

50.162

59.562

Cơ cấu

40%

47%

39%

33%

2.3 NĐ khí+Dầu

8.216

13.578

22.828

28.078

Cơ cấu

14%

14%

18%

15%

2.4 TĐ nhỏ+NLTT

8.174

14.884

29.247

63.447

Cơ cấu

14%

15%

23%

35%

2.5 Nhập khẩu

1.522

3.022

5.048

8.148

Cơ cấu

3%

3%

4%

4%

3.Tổng công suất đặt (không gió và mặt trời)

56.450

89.017

108.393

128.743

4. Dự phòng (không gió và mặt trời)

17.284

31.197

27.102

22.555

5 Tỉ lệ dự phòng

44.1%

54.0%

33.3%

21.2%


Dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước theo phương pháp trực tiếp và phương pháp nội suy. Phương pháp trực tiếp được áp dụng để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng than đối với các ngành đã có quy hoạch như: điện, xi măng, thép, phân bón hóa chất... Phương pháp nội suy áp dụng để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng than đối với các ngành chưa có quy hoạch, hoặc không có số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng than.

Theo dự báo của JEEI Outlook 2018 thì đến năm 2030 nhu cầu than bình quân đầu người của thế giới (TOE/người) là: 0,5. Trong đó, của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; châu Đại Dương: 1,18.

Như vậy, đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 65,65 triệu TOE, bình quân đầu người khoảng 0,63 TOE/người (tương ứng với dân số dự báo là 104 triệu người). So với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn còn thấp hơn nhiều - nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than.

Nhu cầu cho các nhà máy điện dự báo trên cơ sở Kịch bản phát triển năng lượng đề xuất (KBĐX) trong Quy hoạch tổng thể năng lượng Việt Nam. Kết quả dự báo nhu cầu đã được cập nhật theo KBĐX so với Quy hoach phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 như sau.

Hình 6 - Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước:

TT

Danh mục

2020

2025

2030

2035

A

Nhiệt điện

59.470

86.008

119.368

127.502

B

Xi măng

5.719

6.604

6.676

6.676

C

Luyện kim

5.276

7.189

7.189

7.189

D

Phân bón, hóa chất

5.023

5.023

5.023

5.023

F

Các hộ khác

5.796

6.092

6.403

6.729

 

Tổng cộng

81.285

110.916

144.658

153.119

 


Nhu cầu than sử dụng trong nước dự báo giảm khoảng 4÷12 triệu tấn/năm so với QH403. Cụ thể 2020: 81,285/86,361 triệu tấn (giảm 5 triệu tấn); 2025: 110,916/121,476 triệu tấn (giảm 10,5 triệu tấn); 2030: 144,658/156,631 triệu tấn (giảm 12 triệu tấn).

Nhu cầu than cho điện theo KBĐX với lịch huy động các dự án nhà máy nhiệt điện vào vận hành theo phụ tải điện được cập nhật đến năm 2020 là 59,5/64 triệu tấn giảm 4,5 triệu tấn so với QH403; 2025 là 86/96,5 triệu tấn giảm 10,5 triệu tấn; 2030 là 119/131 triệu tấn giảm 12 triệu tấn; năm 2035 là 127 triệu tấn.

Nhu cầu cho các hộ xi măng có điều chỉnh giảm và tăng tương ứng cho các hộ khác và nhu cầu cho luyện kim, phân đạm, hóa chất tương tư như QH403.

(Đón đọc kỳ tới...)

TS. NGUYỄN TIẾN CHỈNH - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

2. Viện Năng lượng, 2016, “Quy hoạch phát triển năng lượng Việt Nam đến 2025, có xét đến 2035".

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động