RSS Feed for Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 00:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam đến năm 2020

 - Trong Quy hoạch điện VII (QHĐ), Chính phủ đã rất chú trọng tới mục tiêu đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng điện lực, tầm quan trọng của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích phát triển nguồn năng lương tái tạo, nâng dần tỷ trọng của loại nguồn này trong cơ cấu nguồn điện nhằm góp phần giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động điện lực. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế - xã hội trong những năm qua và dự báo trong những năm sắp tới sẽ còn gặp rất khó khăn, do vậy, nên chăng chúng ta cần cân nhắc lại tốc độ phát triển điện lực phù hợp tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước và nguồn lực đầu tư... Phản biện, kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích của TS. Nguyễn Mạnh Hiến (Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC).

 


Tóm tắt một số nội dung chính của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 và Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 21 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg  về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (QHĐ VII) với một số các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 như sau:

a. Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194-210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330-362 tỷ kWh.

b.Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng của các nguồn này từ 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020.

c.Giảm hệ số đàn hồi điện năng/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống 1,5 vào năm 2015 và 1,0 vào năm 2020.

d.Phát triển thuỷ điện, nâng công suất từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào năm 2020. Nghiên cứu đưa thuỷ điện tích năng vào vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện. Năm 2020, công suất thuỷ điện tích năng là 1.800 MW.

e. Phát triển nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên đến năm 2020 có tổng công suất nguồn là 10.400 MW, sản xuất khoảng 66 tỷ kWh. Phát triển nhà máy nhiệt điện sử dụng khí hoá lỏng với công suất khoảng 2.000 MW vào năm 2020.

f. Phát triển nhiệt điện than đến năm 2020 đạt tổng công suất 36.000 MW, sản xuất 156 tỷ kWh, tiêu thụ 67,3 triệu tấn than. Do nguồn than trong nước hạn chế nên cần xem xét xây dựng nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu vào năm 2015.

g. Phát triển các nhà máy điện hạt nhân với lộ trình: năm 2020 đưa tổ máy đầu tiên (1.000 MW) vào vận hành.

h.Nhập khẩu điện từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia khoảng 2.200 MW vào năm 2020.

i. Định hướng cơ cấu phát triển nguồn điện theo kịch bản cơ sở đến năm 2020 như sau:

Bảng 1.1: Định hướng cơ cấu phát triển nguồn điện theo kịch bản cơ sở

 

Nguồn điện

Năm 2020

Công suất (MW)

Tỷ lệ (%)

Điện năng (TWh)

Tỷ lệ (%)

Tổng CS đặt, điện SX

75.000

100,0

330

100,0

Thủy điện

17.400

23,1

65

19,6

TĐ tích năng

1.800

2,4

-

-

Nhiệt điện than

36.000

48,0

156

47,4

Nhiệt điện khí*

12.400

16,5

79

24,0

TĐN và NLTT

4.200

5,6

15

4,5

Điện hạt nhân

1.000

1,3

5

1,5

Điện nhập khẩu

2.200

3,1

10

3,0

    *) Bao gồm 10.400 MW sử dụng khí thiên nhiên, sản xuất 66 TWh (20% tổng điện năng sản xuất) và 2.000 MW sử dụng khí hoá lỏng (LPG) nhập khẩu, sản xuất khoảng 13 TWh (4% tổng điện năng sản xuất).

k. Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ, với việc đưa các nhà máy điện vào vận hành để đạt hiệu quả đầu tư chung toàn hệ thống. Khối lượng đầu tư lưới điện 500 kV và 220 kV giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 như sau:

Bảng 1.2: Khối lượng đầu tư lưới điện

 

2011-2015

2016-2020

2011-2020

- Lưới điện 500 kV

 

 

 

  + Chiều dài đường dây (km)

3.833

4.539

8.372

  + Công suất máy biến áp (MVA)

17.100

26.750

43.850

- Lưới điện 220 kV

 

 

 

  + Chiều dài đường dây (km)

10.637

5.305

15.924

  + Công suất máy biến áp (MVA)

35.863

39.063

74.926

l. Tổng vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2011-2020 là 1.240 nghìn tỷ VNĐ, tương đương 65 tỷ USD (theo tỷ giá 19.050 VNĐ/1USD), bình quân 6,5 tỷ USD/năm, trong đó đầu tư nguồn điện là 929,7 nghìn tỷ VNĐ (75%), lưới điện là 310,3 nhìn tỷ VNĐ (25%).

m. Cải tiến và hoàn thiện giá điện theo hướng giá điện được điều chỉnh từng bước nhằm đạt chi phí biên dài hạn của hệ thống điện (HTĐ) tương đương 8-9 USc vào năm 2020.

n. Triển khai rộng rãi, nâng cao hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, mục tiêu đến năm 2015 tiết kiệm 5 -8% và đến năm 2020 tiết kiệm 8 - 10% điện năng tiêu thụ.

Một số tính toán hiệu chỉnh Chương trình phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Qua các nội dung đã nêu, có thể thấy khi xem xét phê duyệt (QHĐ VII), Chính phủ đã rất chú trọng tới mục tiêu đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng điện lực (mục c), tầm quan trọng của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả (mục m) và khuyến khích phát triển nguồn năng lương tái tạo, nâng dần tỷ trọng của loại nguồn này trong cơ cấu nguồn điện nhằm góp phần giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động điện lực (mục b).

Đây là các mục tiêu hết sức đúng đắn và hợp lý, mà nếu thực hiện được sẽ cho ta một Quy hoạch điện sát với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hơn, mang tính khả thi, hiệu quả và thuyết phục cao hơn so với đề án đã được phê duyệt.

Trên cơ sở đáp ứng các mục tiêu này, kết hơp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (KTKT) cùng các bộ số liệu đầu vào trong đề án QHĐ VII, chúng tôi đề xuất chương trình phát triển hệ thống cung cấp điện giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 như trình bày duới đây:

1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện theo phương pháp hệ số đàn hồi (HSĐH) - tăng trưởng điện năng tiêu thụ/tăng trưởng GDP (TTĐN/TTGDP):

- Theo đề án QHĐ VII, tăng trưởng bình quân GDP của cả nước theo kịch bản cơ sở là 7,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,0%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tiêu thụ điện năng thương phẩn toàn quốc năm 2011 là 94 tỷ kWh, tăng 9,74% so với năm 2010, trong khi đó tăng trưởng GDP là 5,89%. Theo đó, HSĐH năm 2011 bằng 1,65 (9,74/5,89).

- Theo mục c của Quyết định phê duyệt QHĐ VII, HSĐH sẽ giảm dần đến 1,5 vào năm 2015 và đến 1,0 vào năm 2020.

Trên cơ sở các dữ liệu trên đây, nhu cầu tiêu thụ điện năng thương phẩm (ĐNTP) theo kịch bản cơ sở giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 được dự báo như sau:

Bảng 2.1: Dự báo điện năng thương phẩm giai đoạn 2011-2020

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TTGDP %

5,89

7,5

7,5

7,5

7,5

8,0

8,0

8,0

8,0

8,0

HSĐH dự kiến

1,65

1,62

1,58

1,54

1,50

1,4

1,3

1,2

1,1

1,0

TTĐN %

9,74

12,15

11,85

11.55

11,25

11,2

10,24

9,6

8,8

8,0

ĐNTP TWh

94.0

105,4

117,9

131,5

146,3

162,7

179,4

196,6

213,9

231,0

Trên cơ sở kết quả dự báo điện năng thương phẩm trong Bảng 2.1, kết hợp sử dụng chỉ tiêu tiết kiệm điện 5% vào năm 2015 và 8% vào năm 2020 theo Quyết định phê duyệt QHĐ VII (mục m); các chỉ tiêu về điện năng tổn thất và tự dùng tương ứng bằng 9% và 3,6% vào năm 2015; 8% và 4% vào năm 2020 và số giờ sử dụng công suất cực đại (Tmax) của HTĐ toàn quốc (khoảng 6.300 giờ) theo đề án QHĐ VII mà tổng điện năng tiêu thụ và tổng công suất phụ tải cực đại (Pmax) của HTĐ toàn quốc vào các năm 2015 và 2020 theo kịch bản cơ sở được xác định như sau:

Bảng 2.2: Tổng điện năng tiêu thụ và công suất phụ tải cực đại

Năm

2011

2015

2020

ĐNTP theo tính toán dự báo, TWh

94,0

146,3

231,0

ĐNTP có tính tiết kiệm, TWh

94,0

139,0

212,5

Tăng trưởng bình quân, %

-

10,3

8,9

Điện năng phát trên thanh cái nhà máy điện, TWh

103,9

152,7

231,0

Tổng điện năng sản xuất, TWh

106,3

158,4

240,6

Tăng trưởng bình quân,%

-

10,5

8,7

Công suất phụ tải cực đại, MW

18.406

25.095

38.073

2. Cân bằng công suất, điện năng, xác định cơ cấu phát triển nguồn điện đến năm 2020:

Cân bằng công suất và điện năng được tiến hành trên cơ sở giữ nguyên như trong đề án QHĐ VII (đối với năm 2015) và Quyết định phê duyệt QHĐ VII (đối với năm 2020) về trị số công suất và sản lượng của tất cả các loại nguồn điện, trừ nguồn nhiệt điện than sẽ thay đổi theo nhu cầu tiêu thụ của hệ thống điện.

Công suất đặt của nguồn nhiệt điện than được xác định bằng thương số của sản lượng điện năng phát và số giờ sử dụng công suất cực đại của loại nguồn này (ở đây cũng sử dụng kết quả của đề án QHĐ VII). Tính toán cân bằng công suất và điện năng HTĐ toàn quốc vào các năm  2011, 2015 và 2020 được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Cân bằng công suất và điện năng HTĐ quốc gia

Năm

2011

2015

2020

TWh

MW

TWh

MW

TWh

%

MW

%

- Nhu cầu phụ tải

- Phủ: + Thuỷ điện

+ NĐ khí

+ TĐN-NLTT

+ Nhập khẩu

+ Điện hạt nhân

+NĐ than

- Tổng nguồn cấp

- Công suất dự phòng

-  Tỷ lệ dự phòng (%)*

106,3

 

 

 

 

 

 

106,3

-

-

18.406

10.631

8.362

511

918

-

4.185

24.607

6.201

33,7

158,4

54,4

53,4

5,3

4,9

-

40,4

158,4

-

-

25.095

14.263

10.582

1.679

1.073

-

7.185

34.782

9.687

20,7-38,6

240,6

64,7

79,2

14,9

9,9

4,9

67,0

240,6

-

-

 

26,9

32,9

6,2

4,1

2,1

27,8

100,0

-

-

38.075

17.400

12.400

4.200

2.200

1.000

14.085

51.285

13.210

20,2-34,7

 

33.9

24,2

8,2

4,3

1,9

27,5

100,0

* Số nhỏ là tỷ lệ dự phòng vào mùa khô, khi công suất khả dụng của các nhà máy thuỷ điện chỉ bằng khoảng 70% công suất lắp máy, số lớn là tỷ lệ dự phòng mùa nước

3. Xác định khối lượng và vốn đầu tư phát triển ngành điện giai đoạn 2011-2020:

- Theo kết quả tính toán tại Bảng 2.3, tổng công suất các công trình nguồn điện được đầu tư giai đoạn 2011-2020 khoảng 25.400 MW.

Trong đó, thuỷ điện gần 6.800 MW, nhiệt điện than gần 10.000 MW, nhiệt điện khí hơn 4.000 MW, TĐN-NLTT gần 3.700 MW và điện hạt nhân 1.000 MW.

Riêng đối với thuỷ điện tích năng, chúng tôi nhận thấy việc đưa 1.800 MW (trong đó 900 MW tại HTĐ miền Bắc và 900 MW tại HTĐ miền Nam) vào vận hành năm 2020 là chưa cần thiết, vì vào thời điểm này, đối với HTĐ miền Bắc, tỷ trọng nguồn thuỷ điện còn khá cao, đó chính là nguồn phủ đỉnh rất hiệu quả.

Còn đối với HTĐ miền Nam, tuy tỷ trọng thuỷ điện không lớn, lại xuất hiện nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, nhưng biểu đồ phụ tải của HTĐ khá đầy (hệ số phụ tải lớn và tỷ lệ cao/thấp điểm nhỏ), nên yêu cầu công suất phủ đỉnh chưa phải là cấp thiết.

Vì vậy, việc xây dựng nguồn thuỷ điện tích năng nên lùi lại đến giai đoạn sau năm 2020 và đặc biệt chú trọng đối với HTĐ miền Nam.

- Trên cơ sở sử dụng các số liệu và đơn giá tính toán tại Phụ lục Chương 7 (Cân bằng công suất HTĐ toàn quốc) và Chương 13 (Vốn đầu tư) trong QHĐ VII, vốn đầu tư các công trình nguồn điện trong giai đoạn 2011-2020, ước tính là 570,5 nghìn tỷ VNĐ, bằng khoảng 66% so với vốn đầu tư nguồn điện theo Quyết định phê duyệt QHĐ VII (khoảng 861,6 nghìn tỷ VNĐ).

Về vốn đầu tư lưới điện, vì không có điều kiện bóc tách chi tiết, nên ước tính khoảng 70% so với đầu tư lưới điện theo QHĐ VII (khoảng 310,3 nghìn tỷ VNĐ) do khối lượng nguồn điện giảm chủ yếu là nhiệt điện than thường được xây dựng gần trung tâm phụ tải, nên khối lượng lưới điện giảm theo với tỷ lệ thấp hơn, bằng 217,5 ngàn tỷ VNĐ.

Trên cơ sở đó tổng đầu tư của ngành điện giai đoạn 2011-2020 là 788 ngàn tỷ VNĐ tương đương gần 41,4 tỷ USD (bình quân khoảng 4,14 tỷ USD/năm), bằng khoảng 67% tổng vốn đầu tư theo QHĐ VII đã được phê duyệt.

4. Tính toán nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện giai đoạn đến 2015-2020:

- Theo Bảng 2.3, điện năng sản xuất của các nhà máy nhiệt điện khí năm 2015 là 53,4 TWh, năm 2020 là 79,2 TWh.

Áp dụng chỉ tiêu về suất tiêu hao khí trong đề án QHĐ VII (khoảng 0,206 m3/kWh), xác định nhu cầu sử dụng khí cho sản xuất điện năm 2015 khoảng 11 tỷ m3, năm 2020 khoảng 16 tỷ m3, nếu các nhà máy điện khí sử dụng toàn bộ khí tự nhiên.

Trong trưòng hợp khả năng cung cấp khí tự nhiên chỉ đủ để sản xuất được 66 TWh, như đã nêu trong Quyết định phê duyệt QHĐ VII, thì lượng khí tự nhiên sẽ sử dụng khoảng 13,6 tỷ m3, còn lại 13,2 TWh sẽ được sản xuất bởi khí hoá lỏng nhập khẩu, tiêu thụ hơn 2 triệu tấn.

- Cũng theo Bảng 2.3, điện năng sản xuất của các nhà máy nhiệt điện than năm 2015 là 40,4 TWh, năm 2020 là 67 TWh. Áp dụng chỉ tiêu về suất tiêu hao than trong đề án QHĐ VII (0,447 kg/kWh), xác định nhu cầu sử dụng than cho sản xuất điện khoảng 18 triệu tấn vào năm 2015 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2020.

Kết luận

Kết quả các nghiên cứu tính toán hiệu chỉnh có thể tóm lươc như sau:

- Nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước theo kịch bản cơ sở tăng từ 106 TWh năm 2011, lên 158 TWh năm 2015 và 241 TWh năm 2020. Mức độ tăng trưởng này là hợp lý và mang tính khả thi cao hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng trong đề án QHĐ VII. Theo đó, điện năng tiêu thụ năm 2015 là 194 TWh, tăng trưởng bình quân  hơn 16%/năm (tương ứng hệ số đàn hồi giai đoạn 2011-2015 lớn hơn 2,0) và năm 2020 là 330 TWh, tăng trưởng bình quân hơn 11%/năm (tương ứng hệ số đàn hồi bình quân giai đoạn 2016-2020 bằng 1,4).

- Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện này, công suất nguồn điện cần tăng thêm trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 26.700 MW (so với gần 50.400 MW theo QHĐ VII), trong đó công suất nguồn cần đầu tư xây dựng trong nước (không kể công suất nguồn nhập khẩu) khoảng 25.400 MW (so với 49.100 MW theo QHĐ VII).

Chương trình phát triển nguồn điện này sẽ nâng tổng công suất nguồn điện toàn quốc từ 24.600 MW năm 2011, lên hơn 51.000 MW (so với 75.000 MW theo QHĐ VII) vào năm 2020 (trong đó công suất thuỷ điện chiếm 33,9%, nhiệt điện than 27,5%, nhiệt điện khí 24,2%, các nguồn khác 14,4%), đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải hơn 38.000 MW, với tỷ lệ dự phòng gần 35% vào mùa nước và hơn 20% vào mùa khô.

- Tổng vốn đầu tư cho chương trình phát triển nguồn và lưới điện toàn quốc giai đoạn 2011-2020, ước tính là 788 nghìn tỷ VNĐ (khoảng 67% so với 1.172 nghìn tỷ theo QHĐ VII), tương đương khoảng 41,4 tỷ USD (so với 61,5 tỷ USD theo QHĐ VII), bình quân 4,14 tỷ USD/năm (so với 6,15 tỷ USD theo QHĐ VII).

- Nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất điện bao gồm:

Nhu cầu tiêu thụ khí ước tính khoảng 11 tỷ m3 vào năm 2015 và 16 tỷ m3 vào năm 2020 hoàn toàn có thể được đảm bảo, bởi nguồn khí khai thác trong nước theo đề án QHĐ VII (Chương VI đánh giá nguồn năng lượng sơ cấp) thì khả năng cung cấp khí trong nước cho sản xuất điện có thể đạt mức 10-11 tỷ m3 vào năm 2015, tăng dần đến 17 tỷ m3 từ 2020 đến 2030.

Vì vậy, việc xem xét nhập khẩu khí hoá lỏng cho sản xuất điện có thể lùi lại đến giai đoạn sau năm 2020.

Nhu cầu than ước tính khoảng 18 triệu tấn (so với 31,8 triệu theo QHĐ VII) vào năm 2015 và khoảng 30 triệu tấn (so với 67,3 triệu tấn theo QHĐ VII) vào năm 2020.

Với nhu cầu than, thì khả năng cung cấp trong nước hoàn toàn có thể đảm bảo được (theo đề án QHĐ VII thì ngành than có thể cung cấp cho sản xuất điện khoảng 32 triệu tấn vào năm 2015 và khoảng 40 triệu tấn vào năm 2020) và vấn đề nhập khẩu than cho sản xuất điện có thể lùi lại đến sau năm 2020.

Ngoài ra, việc giảm đáng kể lượng than tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện không những giảm bớt gánh nặng đối với ngành than, mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính và loại khí bụi độc hại khác), góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững và chống biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.

TS. Nguyễn Mạnh Hiến

Kỳ tới, NangluongVietnam.vn sẽ chuyển đến bạn đọc bài viết của Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc: “Phản biện, kiến nghị về giải pháp phát triển hạ tầng ngành Than, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”

 

 

 

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động