RSS Feed for Thách thức đặt ra trong CPH ngành năng lượng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 06:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thách thức đặt ra trong CPH ngành năng lượng

 - Ba tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc Bộ Công Thương đang nỗ lực nhằm đảm bảo hoàn thành cổ phần hóa đúng kế hoạch, 9 tháng đầu năm đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành được 1.789,4 tỉ đồng.

EVN đã hoàn thành cơ bản công tác thoái vốn ngoài ngành
Tái cơ cấu ngành dầu khí: Kiến nghị quyền tự chủ nhiều hơn
TKV sẽ hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp vào năm 2015

SONG ANH

Theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012, Bộ Công Thương được giao quản lý 14 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó có 5 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty và 4 công ty TNHH một thành viên.

Bộ Công Thương cũng là đại diện vốn Nhà nước tại 16 doanh nghiệp cổ phần, trong đó có một tập đoàn, 5 tổng công ty và 10 công ty.

Báo cáo Thủ tướng hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đã thường xuyên chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo Chỉ thị 06/CT-TTg.

Ngoài các văn bản chỉ đạo, Bộ Công Thương đã làm việc với doanh nghiệp nhằm đôn đốc tiến độ, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu bằng văn bản đến các tập đoàn, tổng công ty rà soát, xây dựng bổ sung kế hoạch cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn sau 2015.

Theo các đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, đến hết năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương phải hoàn thành cổ phần hóa 27 doanh nghiệp thành viên, trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có 8 đơn vị, Tập đòa Dầu khí Việt Nam (PVN) có 3 đơn vị.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm, tình hình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương tương đối tốt.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành thoái vốn hai đơn vị, thu về 104,7 tỷ đồng. Theo Chủ tịch HĐTV EVN Hoàng Quốc Vượng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, EVN đã xây dựng lộ trình cụ thể để trong năm 2015 sẽ cố phần hóa 1 Genco và hoàn thiện việc cổ phần hóa 3 Genco vào năm 2017.

Ông Vượng cho hay, dù có nhiều khó khăn, nhưng EVN quyết tâm thực hiện và trong quá trình triển khai sẽ tích cực kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành liên quan để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. 

Đến nay, ba đơn vị thành viên của PVN phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2015 đều có những khó khăn vướng mắc riêng, ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch cổ phần hóa của tập đoàn.

Đối với Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn, PVN đang báo cáo và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên.

Với Công ty TNHH công nghiệp tàu thủy Dung Quất, công tác cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn do tình trạng kinh doanh của đơn vị này thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính xấu, nếu không được xử lý về mặt tài chính sẽ không còn vốn chủ sở hữu để thực hiện cổ phần hóa.

Riêng với Công ty Phân bón dầu khí Cà Mau, kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào chính sách điều tiết giá khí cho sản xuất đạm của Chính phủ và ảnh hưởng đến kết quả công tác cổ phần hóa của công ty.

Như vậy, đối với PVN, dù rất tích cực triển khai, nhưng nếu không có các biện pháp quyết liệt xử lý những tồn tại thì khả năng hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các đơn vị thành viên của tập đoàn khó đạt được.

Công tác cổ phần hóa, thoái vốn của Vinacomin được tiến hành khẩn trương. Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Vinacomin, cho biết: Tập đoàn đã hoàn thiện tổ chức của công ty mẹ theo Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 7/2/2013 của Thủ tướng.

Thứ nhất, đã tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các công ty thành viên hai cấp thành công ty một cấp, bỏ trung gian để chuyển thành chi nhánh của tập đoàn.

Thứ hai, đã sắp xếp chuyển đổi 10 công ty con hạch toán độc lập thành chi nhánh hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV.

Thứ ba, tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức, xây dựng định biên lao động cho các ban chuyên môn nghiệp vụ, giảm từ 29 xuống còn 23 ban; các đơn vị sản xuất tối đa 15 phòng.

Ông Biên cũng cho hay, Tập đoàn đã triển khai các bước để cổ phần hóa 8 doanh nghiệp, trong đó, ba doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa, chuyển sang mô hình công ty cổ phần; 5 doanh nghiệp đã hoàn tất định giá doanh nghiệp.

Việc cổ phần hóa ba tổng công ty, còn ba tổng công ty trực thuộc là Tổng công ty Khoáng sản, Tổng công ty Mỏ Việt Bắc và Tổng công ty Điện lực TKV, đã báo cáo Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Biên, tập đoàn đã thoái xong vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, đã bán xong toàn bộ vốn đầu tưu tại Công ty tài chính TKV; ngân hàng SHB, bảo hiểm, chứng khoán, thu về 1.600 tỷ đồng.

Riêng khoản đầu tư hơn 200 tỷ đồng vào lĩnh vực hạ tầng, bất động sản đang được triển khai các bước để tiến hành thoái vốn xong trong năm 2015, trong đó góp vốn liên kết đầu tư tại Công ty cổ phần kinh tế Hải Hà là 47,8 tỷ đồng.

Tại các công ty, dự án mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, ông Biên cho biết, Tập đoàn đã hoàn thành việc giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV từ mức 77,18% xuống còn 34% đối với Công ty cổ phần Than miền Nam. Giá trị vốn Nhà nước thu hồi cao hơn sổ sách 16,529 tỷ đồng.

Hiện, Tâp đoàn đã hoàn thành phương án chuyển nhượng giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV tại Công ty cổ phần Than miền Trung, triển khai thực hiện IPO.

Cùng với đó, Tập đoàn đã phê duyệt phương án tái cơ cấu của 5 công ty, cụ thể là Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại, Công ty cơ khí Hòn Gai, Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải, Công ty cổ phần thiết bị điện và Công ty Vận tải thủy.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, từ nay đến cuối năm, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu các đơn vị thuộc Bộ theo đúng tiến độ đã giao, để hoàn thành kế hoạch vào cuối năm 2015.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động