RSS Feed for Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ cuối]: Chi phí khai thác và cân bằng thương mại | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 00:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ cuối]: Chi phí khai thác và cân bằng thương mại

 - Trong hàng chục năm qua, loài người đã tiêu dùng bao nhiêu tỷ tấn sản phẩm dầu các loại? Cân bằng thương mại quốc tế về các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ biến động thế nào? Hay chi phí khai thác 1 thùng dầu mỏ là bao nhiêu? v.v... Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời cho các câu hỏi này qua tổng hợp và cập nhật dưới đây.


Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 1]: Đặc điểm chung

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 2]: Trữ lượng đã được chứng minh

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 3]: Cập nhật sản lượng khai thác dầu thô

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 4]: Bao nhiêu tỷ tấn dầu đã được chế biến?


TS. NGUYỄN THÀNH SƠN [*]


Nhìn chung, mức tiêu dùng nội bộ sản phẩm dầu mỏ của các nước trên thế giới cũng tương tự và thấp hơn mức sản xuất sản phẩm dầu mỏ. Trong vòng 30 năm qua, loài người đã tiêu dùng 101,89 tỷ tấn sản phẩm dầu các loại (bình quân khoảng 3,4 tỷ tấn/năm). Mức tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ của các khu vực trên thế giới được trình bày trong đồ thị sau:

Tiêu dùng nội bộ các sản phẩm dầu của các khu vực trên thế giới.


Đồ thị trên cho thấy, trong vòng 30 năm qua:

1/ Có 3 khu vực luôn dẫn đầu thế giới về tiêu dùng nội địa các sản phẩm dầu: châu Á, Bắc Mỹ, và châu Âu. Trong đó, châu Á sử dụng 29,434 tỷ tấn, bình quân 981 triệu tấn/năm; Khu vực Bắc Mỹ là 26,526 tỷ tấn, bình quân 884 triệu tấn/năm; Châu Âu là 19,051 tỷ tấn, bình quân 635 triệu tấn/năm.

2/ Bắt đầu từ 1992, châu Á đã vượt qua châu Âu về tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ và ngày càng bỏ xa châu Âu về khoảng cách. Đến 2004 - 2005 châu Á đã vượt cả khu vực Bắc Mỹ và từ đó đến nay luôn dẫn đầu thế giới về tiêu dùng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

3/ Khu vực châu Âu đã giảm mức tiêu dùng từ bình quân trên 600 triệu tấn/năm (trước 2011) xuống còn bình quân dưới 600 triệu tấn/năm (kể từ 2011).

4/ Các khu vực còn lại (Mỹ La tinh, SNG, châu Phi, Trung cận đông, châu Đại dương) có mức tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ tương đối ổn định.

Các quốc gia đứng đầu về tiêu dùng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ trong 30 năm qua được tổng hợp trong bảng sau (các quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ):

Quốc gia

Tổng tiêu dùng 30 năm, triệu tấn

Tiêu dùng bình quân, triệu tấn/năm

Tiêu dùng năm 2019, triệu tấn

Mỹ

23711

790

760

Trung Quốc

9976

333

617

Nhật

6107

204

151

Nga

4059

135

136

Ấn Độ

3835

128

224

Đức

3369

112

96

Canada

2812

94

101

Brazil

2700

90

102

Hàn Quốc

2618

87

102

Ả Rập Xê Út

2131

71

106

 

Tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ của 10 nước đứng đầu thế giới.


Cân bằng thương mại về sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Trong 30 năm qua, cân bằng thương mại quốc tế về các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ của các nước có nhiều biến động:

1/ Có 13 nước đứng đầu thế giới có khối lượng nhập khẩu ít hơn khối lượng xuất khẩu, tức khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu có giá trị âm (-) trong các bảng và đồ thị sau. Trong đó, có 3 quốc gia là Nga, Ả Rập Xê Út, và Cô Oét luôn đứng đầu. Tiếp đến là 10 nước được xếp lần lượt như sau: Mỹ, Angieri, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Iran, Ý, Na Uy, Anh, và các Tiểu vương quốc Ả Rập.

2/ Có 11 nước đứng cuối cùng của thế giới có khối lượng nhập khẩu lớn hơn khối lượng xuất khẩu, tức khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu có giá trị dương (+) trong các bảng và đồ thị sau. Trong đó có 5 nước và vùng lãnh thổ đứng cuối bảng, tính từ dưới lên là Nhật, Đức, Mexico, Hongkong, Pháp. Cụ thể xem bảng và đồ thị sau (cân bằng thương mại sản phẩm dầu mỏ của các nước):

Quốc gia và vùng lãnh thổ

Khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu

Tổng cộng 30 năm, tr.tấn

Bình quân, tr.tấn/năm

Nga

-2493.9

-83.1

Ả rập xê út

-1593.7

-53.1

Cô oét

-866.5

-28.9

Mỹ

-612.2

-20.4

Angieri

-537.8

-17.9

Hà Lan

-505.9

-16.9

Ấn Độ

-385.4

-12.8

Hàn Quốc

-349.1

-11.6

Iran

-310.3

-10.3

Ý

-194.0

-6.5

Na Uy

-173.3

-5.8

Anh

-128.4

-4.3

UAE

-106.5

-3.5

Irak

76.8

2.6

Nigieria

230.8

7.7

Thổ

235.7

7.9

Úc

255.7

8.5

Indonesia

268.0

8.9

Brazil

271.8

9.1

Pháp

412.3

13.7

Hongkong

424.2

14.1

Mexico

472.3

15.7

Đức

610.8

20.4

Nhật

1084.0

36.1

 

Các quốc gia đứng đầu thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, triệu tấn.


Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng cuối thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, triệu tấn.


Các đồ thị trên cho thấy:

1/ Nga là quốc gia luôn đứng đầu thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, với mức bình quân hàng năm khoảng 83 triệu tấn, tiếp đến là Ả Rập Xê Út - 53 triệu tấn, và Cô Oét - 29 triệu tấn.

2/ Na Uy cũng luôn duy trì được khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, nhưng ở mức thấp, trung bình khoảng 5,8 triệu tấn/năm.

3/ Mỹ trước 2008 (ngoại trừ năm 1995 có xuất khoảng 1,68 triệu tấn), chủ yếu là quốc gia nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, nhưng, bắt đầu từ năm 2008, Mỹ trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ với mức độ gia tăng hàng năm rất nhanh và đến 2019 đã vượt Nga về cán cân “nhập khẩu - xuất khẩu”.

4/ Ấn Độ từ năm 2001 đến nay cũng luôn tăng được khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Tương tự, Hàn Quốc (từ năm 1997); Iran (từ năm 1993); Ý (từ năm 1998); Các Tiểu vương quốc Ả Rập (từ năm 1999).

5/ Anh (ngược lại với Mỹ), trước 2013 luôn là quốc gia có khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, từ 2013 đến nay đã trở thành quốc gia phải nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ.

6/ Nhật là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào việc nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nhật luôn ở mức cao, bình quân khoảng 36 triệu tấn/năm. Tiếp đến là các nền kinh tế khác như: Đức (20), Mexico (15,7), Hongkong (14,1), Pháp (13,7), Brazil (9,1), Indonesia (8,9), Úc (8,5) v.v...

Chi phí khai thác dầu mỏ

Chi phí khai thác dầu (U$/thùng) ở từng khu vực trên thế giới thường phụ thuộc chủ yếu trước hết vào điều kiện tự nhiên, vì vậy rất khác nhau giữa các khu vực, nhưng luôn có mức ổn định tương đối.

Trong đó, chi phí khai thác bình quân tính cho mỗi thùng dầu ở Ả Rập Xê Út có mức thấp nhất, khoảng 4 $/thùng; tiếp đến là Iran - 5; Lybia - 7; Angieri và Nga - 8; Mexico và Venezuela - 9; Nigieria - 11; Na Uy (biển Bắc) - 17; Mỹ (dầu đá phiến) - 35. Cụ thể xem đồ thị sau:

So sánh chi phí khai thác dầu mỏ trên thế giới.


Giá bán dầu mỏ

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng và Cục Thống kê Lao động Mỹ, sự biến động của giá dầu thô nhập khẩu ($/thùng) bình quân theo năm trong vòng 50 năm qua được trình bày trong đồ thị sau:

Biến động trong 50 năm qua của giá dầu thô nhập khẩu tính bình quân theo năm ($/thùng).


Biến động của giá dầu Brent (giao ngay) tính bình quân theo tháng được tổng hợp trong đồ thị sau:

Biến động trong 30 năm ngần đây của giá dầu Brent (giao ngay) bình quân theo tháng ($/thùng). (Nguồn: Energy Information Administration and Bureau of Labor Statistics)


Trong đồ thị trên, giá dầu danh nghĩa được qui theo giá đồng đô la sử dụng trong CPI-U (chỉ số hàng tiêu dùng thành thị).

Nếu tính từ năm 1968 đến nay, trong hơn 50 năm qua, các đồ thị trên cho thấy:

1/ Mặc dù chi phí khai thác tương đối ổn định ở từng khu vực, nhưng giá dầu thô xuất khẩu vẫn luôn biến động ở mức cao và luôn phụ thuộc vào các điều kiện địa - chính trị toàn cầu.

2/ Giá dầu nhập khẩu thực tế tính bình quân theo năm là 54,63 $/thùng (cao nhất là 117,65 $/thùng, thấp nhất là 19,1 $/thùng); còn giá dầu nhập khẩu danh nghĩa bình quân là 33,42 $/thùng (cao nhất - 102,58 $/thùng, thấp nhất-  2,8 $/thùng).

3/ Trong thời gian vừa qua, khi xẩy ra nạn dịch COVID-19, giá dầu dự trữ (trong kho/trên phương tiện) đã giảm kỷ lục tới mức dưới 0 $/thùng./.

[*] TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC HÀ NỘI


Tài liệu gốc:

https://www.eia.gov/outlooks/steo/realprices/

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động