Nhận định - Phản biện
Trùm dầu mỏ thế giới khởi động chính sách điện hạt nhân
06:22 |15/03/2018
-
Theo TTXVN, ngày 13/3/2018, Nội các Saudi Arabia đã thông qua chính sách năng lượng hạt nhân quốc gia. Theo đó, nước này sẽ đẩy nhanh các kế hoạch xây dựng 16 lò phản ứng hạt nhân trong 20 năm tới, với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ USD.
Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử
Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới?
Chính sách mới nói trên sẽ chú trọng các hoạt động hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đồng thời kêu gọi tăng cường các biện pháp an toàn cũng như áp dụng các phương pháp hiệu quả nhất trong quản lý chất thải phóng xạ. Saudi Arabia quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đang tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân để đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng phục vụ nhu cầu trong nước.
Saudi Arabia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với hơn chục nước, trong đó có Liên bang Nga. Ảnh: Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Chính sách năng lượng hạt nhân mới được công bố trước thời điểm Thái tử Mohammed bin Salman (Mô-ham-mét bin Xan-man) thực hiện chuyến công du tới Mỹ từ ngày 19-22/3 nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa Riyadh và Washington. Saudi Arabia đã lên kế hoạch triển khai xây dựng 16 lò phản ứng hạt nhân trong 20 năm tới với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ USD. Nước này hiện đang trong tiến trình đàm phán với Mỹ về thỏa thuận xuất khẩu công nghệ cần thiết cho các dự án điện hạt nhân của Riyadh.
Ngoài tập đoàn Westinghouse, các công ty của Nga, Pháp, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang tìm kiếm các hợp đồng năng lượng hạt nhân tại Saudi Arabia.
Một số nhà phân tích cho rằng, Saudi Arabia tìm cách sử dụng chương trình hạt nhân của mình như một biện pháp phòng hộ trước Iran - nước đã ký một thỏa thuận với các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ, hồi năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Tehran.
Hiện Saudi Arabia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với hơn chục nước, trong đó có Nga, Pháp và Trung Quốc.
Đánh giá về vai trò điện hạt nhân trên bình diện toàn cầu, ông Mikhail Chuđakov - Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kiêm Vụ trưởng Vụ điện hạt nhân cho rằng: Năng lượng hạt nhân có thể cung cấp nguồn điện cơ bản ổn định cho nền kinh tế hiện đại. Nói chung là có tính cạnh tranh, cung cấp một nguồn điện dài hạn, đáng tin cậy và có lịch sử hoạt động tốt.
Đặc biệt để giải quyết vấn đề biển đổi khí hậu toàn cầu, các nhà máy điện hạt nhân có vai trò không thể phủ nhận bởi quá trình vận hành sản xuất điện hạt nhân hầu như không phát thải khí nhà kính, hoặc chất gây ô nhiễm, khác hẳn với vận hành nhiệt điện than.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Thấy gì trong chính sách điện gió, mặt trời thay thế thủy điện ở Campuchia? (02/12)
- Nhận định bước đầu về định hướng phát triển điện tái tạo Trung Nam (02/12)
- Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’? (27/11)
- Dự báo về phát thải thủy ngân trong sử dụng than ở Việt Nam (26/11)
- Khiếu kiện của nhà thầu PM và các bế tắc ở Nhiệt điện Long Phú 1 (19/11)
- ‘Miếng bánh’ điện địa nhiệt trong cơ cấu năng lượng (18/11)
- Tích hợp phát triển năng lượng tái tạo hợp lý với nguồn điện truyền thống (14/11)
- Dầu khí và ‘giấc mơ sống còn’ của Campuchia (11/11)
- Thuế carbon: Giải pháp hữu hiệu nhất giảm phát thải khí nhà kính (11/11)
- EOR19 và một số vấn đề cần được làm sáng tỏ (07/11)
Các bài đã đăng:
- Dầu khí Việt Nam: Tính đặc thù và những bất cập của cơ chế [Kỳ 2] (14/03)
- Vì sao Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án "nguy hiểm"? (12/03)
- Dầu khí Việt Nam: Tính đặc thù và những bất cập của cơ chế [Kỳ 1] (12/03)
- Thủy điện nhỏ - nguồn năng lượng tái tạo quý giá (07/03)
- An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ cuối] (07/03)
- Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường năng lượng đang thay đổi thế nào? (02/03)
- An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 2] (01/03)
- An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 1] (28/02)
- Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng (28/02)
- Hoàn thiện công cụ quản lý năng lượng bằng quy hoạch (26/02)