RSS Feed for Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [4] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 18:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [4]

 - Rào cản chính trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội, hướng đến nền kinh tế hiệu quả năng lượng đi cùng với khai thác năng lượng tái tạo ở quy mô lớn và tiếp cận năng lượng cho mọi người chính là thể chế, chính sách, tài chính, nhân lực và nhận thức...

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [1]
Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [2]
Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [3]

KỲ 4: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NĂNG LƯỢNG: VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN CHÍNH

Thứ nhất: Rào cản thể chế và chính sách:

1/ Các chính sách về năng lượng tái tạo chưa đầy đủ và không hiệu quả.

2/ Quy trình đầu tư vào năng lượng tái tạo phức tạp.

3/ Khó khăn trong đấu nối với lưới điện quốc gia.

4/ Các thể chế mạnh và yếu, cũng như các mâu thuẫn về lợi ích.

Thứ hai: Rào cản kinh tế và tài chính:

1/ Giá điện hỗ trợ (Feed-in-Tariffs) đối với các loại năng lượng tái tạo thấp.

2/ Hạn chế lớn nhất là về vốn đầu tư.

Thứ ba: Hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất:

1/ Nhân lực ngành năng lượng tái tạo còn yếu.

2/ Cơ sở hạ tầng yếu kém.

Thứ tư:  Rào cản về nhận thức:

1/ Quan điểm tiêu cực về năng lượng tái tạo.

2/ Thiếu sự nhìn nhận đúng mức các lợi thế của năng lượng tái tạo cũng như các rủi ro của năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Nguyên nhân chính của việc hạn chế trong khai thác năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng còn thấp là do các "nhóm lợi ích" muốn duy trì kế hoạch tăng trưởng mạnh. Những người ủng hộ việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng phải đối mặt với lợi ích nhóm và chuyển những thách thức này thành cơ hội. Điều này đòi hỏi phải có tầm ảnh hưởng đối với quyết định về việc mở rộng các nhà máy điện than hoặc năng lượng tái tạo; các biện pháp để khuyến khích phương tiện giao thông chạy điện; hoặc bảo vệ người nghèo khi giá điện tăng. Tầm ảnh hưởng của những bên ủng hộ chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội có thể được tăng cường thông qua nghiên cứu, chia sẻ thông tin, vận động hành lang, vận động chính sách và thậm chí là phản đối có tổ chức.

Hiện đã có các đánh giá định tính được thực hiện nhằm so sánh việc ủng hộ một số định hướng chính sách nhất định cũng như tầm ảnh hưởng của các nhóm liên quan chính:

Một là: Hầu hết các lãnh đạo và công chức ủng hộ việc phát triển điện than và điện khí, và họ cũng hoài nghi về tiềm năng cũng như chi phí của các loại năng lượng tái tạo phi thuỷ điện, tuy nhiên ở một số bộ, ngành cũng có sự ủng hộ nhất định đối với năng lượng tái tạo.

Hầu hết các công chức ủng hộ việc nâng cao hiệu quả năng lượng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất (năng lượng tái tạo) trong nước. Chính quyền hỗ trợ người nghèo và các nhóm xã hội đặc biệt, và sẵn sàng cải thiện các cơ chế nhằm hạn chế ảnh hưởng của chi phí năng lượng đối với thu nhập và thịnh vượng.

Hai là: Các doanh nghiệp nhà nước về năng lượng ủng hộ việc tăng cường sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch, dù vẫn có một số sáng kiến chuẩn bị cho các nhà máy năng lượng tái tạo phi thuỷ điện. 

Vì vậy, ngành điện Việt Nam mong muốn:

1/ Nhận được mức giá cao nhất cho lượng điện họ sản xuất ra, điều này giải thích cho sự thiếu nhiệt tình đối với cơ chế thanh toán bù trừ cho việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà nhằm giảm tiêu thụ đỉnh trong ngày đối với lưới điện.

2/ Tiếp tục khai thác các nhà máy nhiệt điện than công nghệ cũ.

3/ Ưu tiên đầu tư vào các nhà máy điện có chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất.

4/ Hướng đến loại hình điện năng rẻ nhất (thuỷ điện), hoặc loại điện năng được cho là rẻ nhất bao gồm than đá.

Ngoài ra, chi phí của các loại năng lượng tái tạo phi thuỷ điện trên thế giới đang giảm dần đều, đây là lý do một số bên liên quan vẫn đang chờ đợi, chưa đầu tư mới cho đến khi giá đầu tư năng lượng tái tạo giảm thấp hơn nữa.

Ba là: Sự ủng hộ đối với hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, cũng như bảo vệ các hộ gia đình thu nhập thấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước việc tăng giá điện, được thể hiện mạnh mẽ nhất ở nhóm các NGO, các nhà khoa học, thanh niên, các nhà tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp, nhưng những nhóm này không có sức ảnh hưởng tới các quyết định chính sách.

Trong những năm gần đây, các NGO trong nước, thường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, đã cùng liên kết với kinh nghiệm tích luỹ được từ các dự án dựa trên cộng đồng, các nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội.

Bốn là: Các nhà phát triển dự án, nhà tài chính, nhà sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và quốc tế có mong muốn đầu tư vào điện gió, mặt trời, nhiệt điện khí và hiệu quả năng lượng. Các tập đoàn quốc tế ủng hộ phát triển các hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới, cơ chế thanh toán bù trừ (net-metering) cũng như hợp đồng mua bán điện "trực tiếp" (để bán trực tiếp cho khách hàng). Các doanh nghiệp tư nhân có rất ít ảnh hưởng đến các chính sách và quy định có thể thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng.

Năm là: Các cơ quan viện trợ quốc tế có cùng quan điểm với các doanh nghiệp quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Họ thúc đẩy năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, nhưng tầm ảnh hưởng của họ đối với chính sách cũng hạn chế. 

Đón đọc kỳ cuối: Kiến nghị hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng, đảm bảo công bằng xã hội tại Việt Nam

KOOS NEEFJES VÀ TS. ĐẶNG THỊ THU HOÀI - VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TW

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động