RSS Feed for Lilama gia công chế tạo thiết bị cho nhà máy sản xuất hydro tại Hoa Kỳ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 28/04/2024 07:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lilama gia công chế tạo thiết bị cho nhà máy sản xuất hydro tại Hoa Kỳ

 - Thông tin từ Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) cho biết: Tổng công ty này vừa ký hợp đồng với đối tác Thyssenkrupp nucera AG & Co.KGaA (của CHLB Đức) để gia công chế tạo thiết bị và tổ hợp 2 mô-đun thiết bị điện phân 20 MW cho nhà máy sản xuất hydro ở bờ biển phía tây của Hoa Kỳ.
Equinor chia sẻ kinh nghiệm với PTSC trong phát triển ‘siêu dự án’ điện gió ở Hoa Kỳ Equinor chia sẻ kinh nghiệm với PTSC trong phát triển ‘siêu dự án’ điện gió ở Hoa Kỳ

Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho biết: Trong khuôn khổ chuyến công tác của tại Hoa Kỳ mới đây, ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc PTSC đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Công ty Equinor (của Na Uy) về công tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi. Tại buổi làm việc, hai bên đã có những chia sẻ về công tác triển khai dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng, logistics cho siêu dự án điện gió ngoài khơi (Empire Wind và Becon Wind) mà Equinor đang triển khai tại Hoa Kỳ.

Theo nội dung hợp đồng đã ký, trong thời gian 10 tháng (từ năm 2022 - 2023), Lilama sẽ gia công chế tạo và tổ hợp 2 mô-đun thiết bị điện phân 20 MW.

Phạm vi công việc của Lilama bao gồm việc:

1/ Cung cấp vật tư thép, vật tư điện.

2/ Chế tạo kết cấu thép, chế tạo ống, sơn kết cấu thép, sơn ống.

3/ Lắp dựng và tổ hợp kết cấu thép, ống, thiết bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị điều khiển, bảo ôn.

4/ Làm sạch và chạy thử toàn bộ hệ thống, sau đó tổ hợp theo dạng từng skid và xuất sản phẩm theo điều kiện FOB tại cảng Hải Phòng.

Đây là dự án có yêu cầu độ chính xác cao trong công tác chế tạo và tổ hợp, đặc biệt là yêu cầu nghiêm ngặt trong việc làm sạch, bảo quản thiết bị, cũng như đóng gói sản phẩm trước khi xuất hàng.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc đạt được hợp đồng gia công chế tạo và tổ hợp 2 mô-đun thiết bị điện phân 20 MW cho một dự án năng lượng xanh không chỉ góp phần đưa thương hiệu Lilama ra thế giới, mà còn đóng góp chung vào nền kinh tế Việt Nam trong cán cân xuất nhập khẩu.

Đặc biệt những kinh nghiệm quý báu để dần mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sang các dự án năng lượng xanh - nguồn năng lượng của tương lai. Đây là kết quả của nhiều năm tìm tòi, hợp tác, cùng nghiên cứu phát triển dự án với đối tác Thyssenkrupp nucera AG & Co. KGaA - nhà thầu hiện đang đi đầu trong nghiên cứu và phát triển các dự án năng lượng xanh trên thế giới.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nguồn nhiên liệu hóa thạch, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng. Nhu cầu sử dụng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá sẽ giảm dần, thay vào đó là các loại hình năng lượng thân thiện hơn với môi trường (như khí tự nhiên hóa lỏng - LNG, nhiên liệu sinh khối, khí hydro được sản xuất từ các nguồn trung hòa carbon). Trong đó, sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân và sau đó là quá trình tổng hợp ammonia với đầu vào chủ yếu là nguồn năng lượng tái tạo thân thiện môi trường sẽ là một ưu thế trong lộ trình phát triển của thế giới ngày nay, tiến tới một thế giới công nghiệp ứng dụng năng lượng xanh một cách toàn diện.

Là một doanh nghiệp với sở trường là gia công chế tạo, tổ hợp và lắp đặt thiết bị cơ khí, thì việc mở rộng thị trường sang các dự án năng lượng xanh, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo tổ hợp các mô-đun thiết bị cỡ lớn cho các nhà máy sản xuất hydro (thông qua hợp đồng gia công chế tạo) với các bạn hàng quốc tế để dần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là bước chuyển mình cần thiết của Lilama hội nhập với xu thế chuyển dịch năng lượng trên toàn cầu./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động