RSS Feed for Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 19/12/2024 05:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050

 - Để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng hydro cho mục tiêu Net Zero, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật dự báo và phân tích mới nhất của Công ty Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ - S&P Global vừa công bố nhân dịp bước sang năm 2024 dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Mười sự kiện tiêu biểu của ngành năng lượng Việt Nam năm 2023 Mười sự kiện tiêu biểu của ngành năng lượng Việt Nam năm 2023

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập từ cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức quốc tế; cũng như các tiêu chí bình chọn (tính đột phá, sự khác biệt, nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển) của các phân ngành năng lượng, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2023 của ngành năng lượng Việt Nam.

Dự báo nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030:

Theo S&P Global: Nguồn tài trợ năng lượng sạch toàn cầu dự kiến đạt khoảng 5,6 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030, do nhu cầu về các nguồn thay thế cho than, dầu và các nguồn năng lượng sử dụng nhiều carbon khác. Mặc dù khoản đầu tư này cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng S&P Global cho rằng: Nguồn này vẫn sẽ không đạt được các mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Đến năm 2030, đầu tư cho năng lượng mặt trời được dự báo ước đạt 2,8 nghìn tỷ USD, cao nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Bảng đầu tư năng lượng sạch toàn cầu theo nguồn năng lượng:

Loại

Đầu tư toàn cầu (2022-2030)

Tỷ lệ đầu tư

Năng lượng mặt trời phân tán (quy mô nhỏ)

1,5 nghìn tỷ USD

26%

Điện mặt trời quy mô lớn

1,3 nghìn tỷ USD

23%

Gió trên bờ

1,1 nghìn tỷ USD

20%

Gió ngoài khơi

774, 2 tỷ USD

14%

Lưu trữ năng lượng

373.,6 tỷ USD

7%

Năng lượng tái tạo khác

557.,1 tỷ USD

10%

Qua bảng trên cho thấy: Đầu tư vào năng lượng mặt trời chiếm gần một nửa tổng vốn toàn cầu vào năng lượng tái tạo, với 26% dành cho các hệ thống năng lượng mặt trời “phân tán” và “quy mô nhỏ” (như các tấm pin mặt trời trên mái nhà cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức công cộng khác). Còn năng lượng mặt trời “quy mô lớn” được ước tính sẽ chiếm 23% nguồn tài trợ đến năm 2030.

Năng lượng gió, được dự đoán sẽ thu hút phần đầu tư lớn nhất tiếp theo, với tổng trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Phần lớn khoản đầu tư dự kiến sẽ dành cho các dự án gió trên bờ (20%), trong khi gió ngoài khơi các trang trại gió được xây dựng trên các vùng biển dự kiến sẽ nhận được 774,2 tỷ USD, hay 14% vốn ước tính. Cả Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều đã tạo ra các ưu đãi cho các công ty điện gió ngoài khơi (bao gồm cả các khoản tín dụng thuế mới từ Bộ Tài chính).

Nhìn chung, các dự báo hiện tại của S&P Global kỳ vọng đầu tư vào năng lượng tái tạo là 700 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2050. Tuy nhiên, theo mô hình không phát thải ròng, sẽ cần con số hàng năm là 1,4 nghìn tỷ USD để đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Triển vọng nhiên liệu hydrogen cho mục tiêu Net Zero:

Hydrogen có hàm lượng năng lượng cao hơn 300% so với xăng, khi được sử dụng trong pin nhiên liệu, “chất thải” duy nhất mà nó tạo ra là nước. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà hoạch định chính sách đang xem xét kỹ lưỡng nguồn nhiên liệu này trong cuộc đua đạt mức phát thải ròng bằng không. Nhưng với nhu cầu tăng vọt từ nay đến năm 2050, liệu nguồn cung có sẵn sàng khi cần hay không?

Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Công suất sản xuất hydrogen toàn cầu vào năm 2022 là 95 triệu tấn/năm, tập trung vào công nghiệp và lọc dầu. Theo kịch bản bằng không của IEA, vốn hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sản lượng hàng năm sẽ cần tăng hơn 350% vào năm 2050, lên 430 triệu tấn/năm.

Sử dụng cuối

2022 (triệu tấn/năm)

2030 (triệu tấn/năm)

2035 (triệu tấn/năm)

2050 (triệu tấn/năm)

Lọc dầu

42

35

26

10

Công nghiệp

53

71

92

139

Vận tải

-

16

40

193

Phát điện

-

22

48

74

Phân khúc khác

-

6

10

14

Tổng

95

150

216

430

Hydrogen có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khó giảm thiểu - nơi không có nhiều lựa chọn thay thế hoàn thiện về mặt công nghệ. Ví dụ, trong ngành vận tải biển, hydrogen có thể thay thế nhiên liệu từ dầu mỏ thông thường. Tương tự, trong ngành hàng không thương mại, nó có thể thay thế 1,5 triệu thùng nhiên liệu máy bay được sử dụng hàng ngày ở Hoa Kỳ.

Hydrogen có thể là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, nhưng nó chỉ tồn tại dưới dạng khí trên trái đất với số lượng rất nhỏ, do đó phải được tách ra khỏi các hợp chất khác (như nước). Và điều này đòi hỏi năng lượng, có thể có mức phát thải thấp, hoặc cao, tùy thuộc vào nguồn nhiên liệu sản xuất ra hydrogen.

Thực tế có rất nhiều màu sắc để phân biệt hydrogen theo cách tạo ra nó, nhưng để đơn giản hóa mọi thứ, đây là ba màu chính:

- Màu xám: Được sản xuất bằng hơi nước, hoặc khí hóa từ nhiên liệu hóa thạch không lưu giữ CO2.

- Màu xanh lam: Được sản xuất bằng hơi nước, hoặc khí hóa từ nhiên liệu hóa thạch không lưu giữ CO2 với khả năng thu hồi carbon.

- Màu xanh lá cây: Điện phân chạy bằng năng lượng tái tạo.

Sản xuất

Màu sắc

2022

2030

2035

2050

Sản xuất phát thải thấp

Hydro xanh lam + xanh lá cây

1,1%

46,0%

69,8%

96,7%

Sản xuất nhiên liệu hóa thạch không lưu giữ CO2

Hydro xám

98,9%

54,0%

30,2%

3,3%

Vào năm 2022, sản lượng hydrogen phát thải thấp (xanh lam + xanh lá cây) chỉ chiếm 1,1%, theo kịch bản không khí thải của IEA, sẽ cần tăng mạnh lên 96,7% vào năm 2050. Theo Cơ sở dữ liệu các dự án cơ sở hạ tầng và sản xuất hydro của IEA: Năng lực sản xuất hydro năm 2022 vào khoảng 95 triệu tấn mỗi năm và đến sau năm 2035 đến 2050 năng lực sẽ tăng lên 200 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050.

Năm

2022 (triệu tấn/năm)

2030 (triệu tấn/năm)

2035 (triệu tấn/năm)

2050 (triệu tấn/năm)

Công suất dự kiến

95

185

196

203

Mục tiêu

95

150

216

430

Dung sai (+/-)

-

+35

-20

-227

Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả các dự án đưa vào vận hành, vẫn còn vấn đề cần xử lý: Đó là vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Và một phần của câu hỏi này sẽ là các đường ống, cần từ 5.000 km vào năm 2022 lên hơn 200.000 km vào năm 2050.

Một trong những tin vui cho phân khúc hydrogen, đó là cảng tiếp nhiên liệu lớn thứ hai ở châu Âu là Antwerp-Bruges đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó hydrogen đóng vai trò quan trọng. Tương tự, một nghiên cứu gần đây về cát dầu của Canada cho thấy: Hydrogen có thể tiết kiệm 1,5 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ năm 2021 đến năm 2050, dẫn đến lượng khí thải CO2 ít hơn 76%. Vì vậy, tương lai của hydrogen là vô cùng sáng, khiến nó trở thành một trong những ứng viên cho mục tiêu trung hòa carbon, hay Net Zero trong tương lai tới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Link tham khảo:

1. https://www.visualcapitalist.com/global-clean-energy-spending-forecasts/

2. https://www.visualcapitalist.com/sp/how-hydrogen-could-fuel-a-net-zero-fu/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động