RSS Feed for Hydro Chủ nhật 06/07/2025 10:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tái sử dụng đường ống dẫn dầu khí cho hydro - Triển vọng và các rào cản tài chính, kỹ thuật

Tái sử dụng đường ống dẫn dầu khí cho hydro - Triển vọng và các rào cản tài chính, kỹ thuật

Thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và chuyển dịch khỏi nhiên liệu hydrocarbon. Việc vận chuyển năng lượng đường dài vẫn đóng vai trò thiết yếu đối với nguồn cung toàn cầu. Ngành công nghiệp hydrocarbon đã và đang xem xét việc tái sử dụng đường ống dẫn dầu khí hiện có cho hydro, nhưng rào cản tài chính vẫn còn là một trở ngại lớn. Việc chuyển đổi này đòi hỏi những cải tiến kỹ thuật, mang đến cả thách thức lẫn cơ hội trong việc pha trộn hydro cho các thị trường ngoài nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
Nhà máy điện hydro trong chuyển dịch năng lượng - Nhìn từ dự án đầu tiên của châu Âu

Nhà máy điện hydro trong chuyển dịch năng lượng - Nhìn từ dự án đầu tiên của châu Âu

Theo giới chuyên gia năng lượng, sẽ không thể khử triệt để cacbon trong hệ thống điện nếu không đốt hydro sạch. Vì vậy, nhà máy điện hydro sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và Net zero. Mô hình này còn được xem là ứng viên sáng giá cho kỷ nguyên năng lượng hiện đại đang lên.
Tập đoàn CIP khởi động dự án hydro xanh 800 MW tại Đức

Tập đoàn CIP khởi động dự án hydro xanh 800 MW tại Đức

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) và Friesen Elektra Green Energy AG (Friesen Elektra) khởi động dự án Anker - một nhà máy sản xuất hydro xanh tại thị trấn Sande, Lower Saxony, Đức.
Doanh nghiệp Việt Nam và Úc trao đổi cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp hydro

Doanh nghiệp Việt Nam và Úc trao đổi cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp hydro

Tại TP. HCM, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa phối hợp với Câu lạc bộ Vietnam ASEAN Hydrogen (VAHC) và Công ty Pure Hydrogen tổ chức hội thảo với chủ đề “Vietnam Australia Hydrogen Workshop - H2 Mobility & Decentralised System”.
Chính sách phát triển hydrogen tại Sarawak (Malaysia) - Bài học cho Việt Nam

Chính sách phát triển hydrogen tại Sarawak (Malaysia) - Bài học cho Việt Nam

Sarawak - một bang của Malaysia sở hữu tiềm năng để phát triển thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu hydrogen. Chính quyền Sarawak cam kết sẽ biến tham vọng này trở thành hiện thực, bằng hệ thống khung pháp lý và chính sách toàn diện. Qua định hướng chính sách và triển khai đầu tư các dự án hydrogen ở Malaysia, chúng ta nên tham khảo những gì? Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của tư vấn VNGE [*] dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Tín chỉ cacbon và vai trò thúc đẩy đầu tư công nghệ giảm phát thải quy mô lớn

Tín chỉ cacbon và vai trò thúc đẩy đầu tư công nghệ giảm phát thải quy mô lớn

Quá trình chuyển dịch để đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 đòi hỏi phải phát triển và triển khai nhanh chóng các công nghệ tiên tiến có vai trò quan trọng trong việc khử cacbon trong các lĩnh vực khó giảm thiểu khí thải như ngành công nghiệp, hàng không, vận tải đường dài. Báo cáo do IEA và GenZero lập [1], nêu rõ cách thức mà tín chỉ cacbon có thể giúp mở rộng quy mô ứng dụng các công nghệ tiên tiến như khí hydro phát thải thấp, nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và thu giữ, lưu trữ không khí trực tiếp (DACS).
Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Hydrogen là nguồn năng lượng sạch, được đánh giá là tương lai của ngành năng lượng, vì có tiềm năng ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực giao thông, lưu trữ năng lượng tái tạo, cung cấp nhiệt. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính cho sự phát triển của năng lượng hydrogen chính là chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối cao. Do vậy, giảm chi phí các khâu sản xuất là một thách thức lớn cần được giải quyết để tăng tính cạnh tranh cho nguồn năng lượng này. (Tổng hợp của chuyên gia PECC2 và Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050

Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050

Để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng hydro cho mục tiêu Net Zero, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật dự báo và phân tích mới nhất của Công ty Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ - S&P Global vừa công bố nhân dịp bước sang năm 2024 dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Tỉnh Cà Mau đề xuất phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới

Tỉnh Cà Mau đề xuất phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới

Sở Công Thương Cà Mau vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương xem xét ghi nhận cho tỉnh Cà Mau phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới. Trong đó, 29 dự án điện gió trên bờ, gần bờ, ngoài khơi; 10 dự án (gồm điện khí và các nguồn điện khác), cùng 2 dự án điện gió, mặt trời phục vụ sản xuất hydro.
Những công nghệ sản xuất hydro phổ biến nhất hiện nay (cập nhật tháng 7/2023)

Những công nghệ sản xuất hydro phổ biến nhất hiện nay (cập nhật tháng 7/2023)

Dưới đây là 4 công nghệ sản xuất hydro phổ biến nhất hiện nay do Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) cập nhật. Ngoài ra, còn có một số công nghệ hiện đang được phát triển như: Tách nước nhiệt hóa học, tách nước bằng quang sinh học và tách nước quang điện hóa... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’

Chính phủ Nhật Bản vừa tổ chức họp cấp bộ trưởng về năng lượng tái tạo, hydro tại dinh Thủ tướng và đã thông qua việc sửa đổi “Chiến lược hydro cơ bản”. Đây là lần sửa đổi đầu tiên kể từ khi chiến lược này được ban hành vào năm 2017.
PECC1 và Hyundai E&C, Holtec International ký ghi nhớ hợp tác về điện hạt nhân, ESS, hydro

PECC1 và Hyundai E&C, Holtec International ký ghi nhớ hợp tác về điện hạt nhân, ESS, hydro

Ngày 22/6/2023, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) và Hyundai E&C Company Ltd., Holtec International về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, ESS (hệ thống tích trữ năng lượng), hydro.
Hai bước ‘đột phá’ trong Quy hoạch điện VIII [kỳ 2]: Khía cạnh kinh tế của hydro

Hai bước ‘đột phá’ trong Quy hoạch điện VIII [kỳ 2]: Khía cạnh kinh tế của hydro

Ở Việt Nam, các trang trại năng lượng mặt trời có hiệu quả cao nhất ở những địa điểm có nhiều ánh nắng mặt trời (Ninh Thuận, Bình Thuận) lại là nơi khan hiếm nước nhất. Còn các trang trại gió hoạt động tốt nhất là ở những nơi có gió mạnh xa bờ (ngoài khơi). Nếu đưa điện vào bờ để điện phân nước thì vấn đề khó khăn về nước ngọt cũng tương tự như trường hợp sử dụng điện mặt trời trên bờ. Còn nếu sử dụng nước biển để điện phân, chi phí sản xuất nước ngọt từ nước biển phải cộng thêm chi phí khử mặn...
Yêu cầu làm rõ tính khả thi của các dự án hydro xanh ở Trà Vinh, Bến Tre

Yêu cầu làm rõ tính khả thi của các dự án hydro xanh ở Trà Vinh, Bến Tre

Về phát triển các dự án hydro xanh tại tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, Bộ Công Thương yêu cầu nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng, làm rõ tính khả thi của dự án, xây dựng giải pháp cụ thể về nguồn cung cấp nhiên liệu đầu vào và phương án vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
Hai bước ‘đột phá’ trong Quy hoạch điện VIII [kỳ 1]: Chuyển đổi nhiên liệu hydrocarbon sang hydro

Hai bước ‘đột phá’ trong Quy hoạch điện VIII [kỳ 1]: Chuyển đổi nhiên liệu hydrocarbon sang hydro

Trong Quy hoạch điện VIII có 2 đột phá về kỹ thuật - công nghệ cung cấp điện năng cho nền kinh tế: (i) Về phát triển nguồn điện, chuyển rất mạnh từ sử dụng các nguồn năng lượng/nhiên liệu hóa thạch “hữu hạn” sang sử dụng các nguồn năng lượng/nhiên liệu tái tạo được coi là “sạch”, “xanh” và “vô hạn”; (ii) Về truyền tải điện, định hướng áp dụng mới công nghệ cao áp một chiều (HVDC) sau năm 2030. Dưới đây là trao đổi của nhóm chuyên gia Đại học Điện lực Hà Nội về một số vấn đề có liên quan đến một số “đột phá” của Quy hoạch lần này. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động