Tập đoàn CIP khởi động dự án hydro xanh 800 MW tại Đức
16:24 | 22/01/2025
Tập đoàn CIP xây dựng hệ thống pin lưu trữ năng lượng quy mô lớn tại Chile Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) thông qua Quỹ Growth Markets Fund 2, vừa đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án Arena - hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) công suất 220 MW/1.100 MWh tại khu vực Antofagasta, miền Bắc Chile. |
Tập đoàn CIP và Google ký hợp đồng mua bán điện tái tạo tại Hà Lan Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) vừa công bố đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Google tại Hà Lan. Theo đó, Google sẽ mua 250 MW điện khai thác từ dự án Zeevonk để phục vụ cho các hoạt động của Google tại Hà Lan trong 15 năm. |
Thông qua Quỹ chuyển dịch năng lượng (CI ETF I), CIP đã hợp tác cùngFriesen Elektra để khởi động dự án Anker, một cơ sở sản xuất hydro xanh tại Sande, Đức. Dự án có công suất điện phân ban đầu là 400 MW và sẽ mở rộng công suất lên 800 MW ở giai đoạn tiếp theo.
Dự án Anker nằm ở vị trí chiến lược gần Wilhelmshaven, một trung tâm năng lượng và công nghiệp trọng yếu, gần kề mạng lưới lõi hydro tương lai của Đức, dự kiến sẽ sản xuất 80.000 tấn hydro xanh hàng năm, mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của Đức (như thép, hóa chất, và vận tải). Nguồn năng lượng này sẽ thúc đẩy nền kinh tế vùng tại bang Lower Saxony bằng cách tạo ra cơ hội việc làm mới, thúc đẩy tăng trưởng và sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Dự án Anker sẽ được vận hành bằng năng lượng tái tạo được phát lên lưới điện, trong đó có điện gió ngoài khơi và trên bờ, cũng như năng lượng mặt trời. Nhờ việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng hydro xanh, dự án có thể giảm thiểu tới 2,4 triệu tấn khí thải CO₂ mỗi năm, tương đương với lượng khí thải của khoảng 340.000 hộ gia đình.
Trụ sở của Tập đoàn CIP tại Cộng hòa Liên bang Đức. |
Ông Felix Pahl - Thành viên HĐQT của CIP cho biết: “Dự án Anker có tiềm năng sẽ đóng góp quan trọng vào mục tiêu trung hòa carbon của Đức. Mặc dù thị trường phát triển chậm hơn dự kiến, tại CIP, chúng tôi vẫn nhìn thấy tiềm năng lớn của hydro xanh. Chính vì vậy, CIP vẫn cam kết đầu tư vào các giải pháp về cơ sở hạ tầng tái tạo quy mô lớn để khử cacbon cho các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng cao. Chúng tôi rất mong muốn hiện thực hóa dự án cùng các đối tác mới tại Friesen Elektra, cũng như xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng của Đức.”
Ông Christian Gätje - Giám đốc tài chính của Friesen Elektra cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì CIP với đội ngũ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã trở thành nhà đầu tư chiến lược và đối tác phát triển của dự án Hydrogen Park Friesland. Sự hợp tác này là bước tiến lớn hướng tới mục tiêu tạo ra một trong những cơ sở sản xuất hydro hàng đầu của Đức. Chúng tôi cùng đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng và kế hoạch khử cacbon bằng cách tận dụng thế mạnh và chuyên môn của cả hai bên.”
Quỹ chuyển dịch năng lượng I (CI ETF I) của CIP là quỹ tập trung vào hydro xanh lớn nhất thế giới. CI ETF I đã xây dựng danh mục đầu tư hàng đầu thị trường về các dự án Power-to-X, với công suất điện phân khoảng 6,5 GW trong danh mục phát triển của mình trên toàn cầu.
CIP đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2019 với dự án tiêu biểu La Gàn 3,5 GW và danh mục phát triển giai đoạn đầu với hơn 10 GW các dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) khác, trải dài khắp miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Dự án điện gió La Gàn 3,5 GW tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận sẽ cung cấp đủ năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình tại Việt Nam. Với chi phí xây dựng lên đến hơn 12 tỷ USD trong ba giai đoạn, trong đó hơn 44% sẽ được đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp và lực lượng lao động của Việt Nam (ước tính hơn 40% đến từ địa phương), dự án dự kiến tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE), bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc.
Ngoài ra, CIP cũng đang trong giai đoạn đầu phát triển danh mục đầu tư điện gió trên bờ và gần bờ tại Việt Nam.
Đội ngũ nhân sự của CIP Việt Nam đã tăng từ 2 lên 27 người phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự tham gia của 26 nhân viên người Việt, và hoạt động tại hai văn phòng ở cả miền Bắc và miền Nam.
Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners:
Tập đoàn CIP được thành lập vào năm 2012, hiện là nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng thời là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới.
Cụ thể, CIP đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác, hệ thống truyền tải và phân phối nguồn điện, nguồn điện dự trữ, điện tích năng, điện nhiên liệu sinh học tiên tiến và Power-to-X.
CIP hiện đang quản lý 12 quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo với tổng vốn huy động khoảng 31 tỷ EUR trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng liên quan từ hơn 180 nhà đầu tư quốc tế. CIP có 12 văn phòng với 500 nhân sự trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM