RSS Feed for Đang trực tuyến Hội thảo Thứ năm 25/04/2024 15:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đang trực tuyến Hội thảo "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam"

 - Hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam" đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp, câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn

Được sự nhất trí của Ban Kinh tế Trung ương Đảng tại Văn bản số: 639-CV/BKTTW, ngày 18 tháng 12 năm 2013 và giúp đỡ của Bộ Công Thương - hôm nay, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam".

Đây là diễn đàn tham luận và thảo luận một số nội dung cơ sở khoa học về thị trường và chính sách xây dựng giá năng lượng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Những thành tựu và bất cập về giá năng lượng hiện nay. Bên cạnh đó là tổng hợp các đề xuất, kiến nghị giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế định giá năng lượng (minh bạch, thiết lập và xác lập giá năng lượng trên cơ sở chi phí đầu vào và cạnh tranh thị trường) nhằm nâng cao hiệu quả ổn định nền kinh tế Việt Nam.

Tại hội thảo này, sau phần phát biểu tham luận của Ban Kinh tế Trung ương Đảng, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) - các tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam… sẽ đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng Việt Nam phát biểu tham luận.

Đặc biệt, tại diễn đàn này sẽ có nhiều ý kiến phản biện, góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, năng lượng... về thị trường, chính sách giá năng lượng, những thành tựu, bất cập về giá năng lượng hiện nay và giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế định giá năng lượng của Việt Nam trong những năm sắp tới.

Bạn đọc thân mến!

Ngay từ lúc này, hội thảo đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp, câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn.

Với những vấn đề các đại biểu và bạn đọc quan tâm, nhưng có thể chưa giải đáp được tại hội thảo này - do thời gian có hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục giải đáp trên Nangluongvietnam.vn tại chuyên mục: "Hội thảo khoa học trực tuyến". 

Dưới đây là nội dung Hội thảo đang được cập nhật:

Diễn văn khai mạc của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

 

ÔNG PHẠM QUANG LỰC, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Kính thưa quý vị đại biểu,

Sự phát triển xã hội loài người từ khi phát minh ra lửa đã đánh dấu mốc lịch sử của thời kỳ hoang dã, mông muội chuyên ăn sống, nuốt tươi sang kỷ nguyên mới biết dùng lửa, và cho đến nay loài người đã phát minh ra những dạng năng lượng đặc biệt để chinh phục thiên nhiên, khám phá vũ trụ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của năng lượng, là mũi nhọn, là một kết cấu hạ tầng cơ bản trong phát triển kinh tế cũng như đời sống xã hội.

Được sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương tại văn bản số: 46-CV/BKTTW, ngày 23 tháng 02 năm 2014, và giúp đỡ của Bộ Công Thương tại văn bản số: 1798/BCT-TCNL ngày 11/3/ 2014; hôm nay, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam".

Đây là diễn đàn tham luận và thảo luận một số nội dung cơ sở khoa học về thị trường và chính sách xây dựng thị trường năng lượng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm đưa ra được những đề xuất, kiến nghị giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế phát triển thị trường năng lượng, góp phần nâng cao hiệu quả ổn định nền kinh tế Việt Nam.

Tại hội thảo này, sau phần phát biểu tham luận của Ban Kinh tế Trung ương, là các bài tham luận của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, và các tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam… các đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng Việt Nam phát biểu tham luận.

Đặc biệt, tại diễn đàn này sẽ có nhiều ý kiến phản biện, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế về năng lượng, về thị trường, chính sách giá năng lượng, những  bất cập về thị trường năng lượng hiện nay và giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế về thị trường năng lượng của Việt Nam trong những năm sắp tới.

Kính thưa quý vị đại biểu và bạn đọc thân mến!

Ngay từ lúc này, hội thảo đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, doanh nghiệp và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp, câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn. Với những vấn đề các đại biểu và bạn đọc quan tâm, nhưng có thể chưa giải đáp được tại hội thảo này - do thời gian có hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục giải đáp trên NangluongVietnam.vn tại chuyên mục: "Hội thảo khoa học trực tuyến".

Kính thưa các quý vị đại biểu tham dự hội thảo và bạn đọc đang theo dõi trực tuyến về hội thảo khoa học “Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam”.

Về dự Hội thảo hôm nay có:

Các cơ quan Đảng, Nhà nước, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

- Đ/c Phạm Xuân Đương, UVBCHTW Đảng, PTBTT BKTTW

- Đ/c Nguyễn Văn Thạo, Trợ lý Chủ tịch nước

- Đ/c Bùi Văn Thạch, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

- Đ/c Lê Quốc Lý Phó giám đốc Học viện Chính tri Quốc gia Hồ Chí Minh

- Đ/c Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm VPCP

Và các cán bộ cấp vụ, chuyên viên của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng CTN, VPTW Đảng, HĐLLTW, BKTTW, VPCP.

Đại diện các bộ, ngành: Bộ Công Thương, Nội vụ, Tài chính, KH&ĐT, TN&MT, KHCN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các viện: Viện Nghiên cứu Chiến lươc Chính sách - Bộ Công Thương, Viện NCQLKT- Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT, Viện Kinh tế VN…

- Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tham dự hội thảo có các tổ chức nước ngoài; các ông, bà đại diện của WB,  JICA , ADB; Đại diện một số công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, các nước trong khu vực và thế giới tham dự…

- Xin trân trọng giới thiệu các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, năng lượng đã về tham dự và sẽ tham gia góp ý, phản biện tại hội thảo ngày hôm nay.

- Kính thưa các quý vị đại biểu, đại diện cơ quan chủ trì hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu: Đ/c Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Các Đ/c PCT Hiệp hội, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký, Uỷ viên thường trực Ban chấp hành, các Đ/c trưởng phó các phòng, ban, và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.

Các tổng công ty, các công ty là thành viên của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam...

Tại cuộc Hội thảo có thành viên của Hiệp hội là các doanh nghiệp nước ngoài đã đến dự.

Xin trân trọng giới thiệu các Đ/c đại diện cho các viện nghiên cứu, các tập đoàn: Điện lực Việt Nam; Dầu khí Quốc gia Việt Nam; CN Than - Khoáng sản Việt Nam; các tổng công ty phát điện (GENCO); Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; các tổng công ty điện lực miền Bắc; miền Trung; miền Nam và thành phố Hà Nội, TP HCM; 

 Xin trân trọng giới thiệu các Đ/c đại diện Hội Điện lực VN, Hội Dầu khí VN, Hội Mỏ VN, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam…

- Chúng tôi, xin trân trọng giới thiệu và cảm ơn các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, Hà Nội, và các báo, tạp chí của Điện lực, Dầu khí, Than Khoáng sản Việt Nam, đã đến dự, đưa tin về sự kiện hội thảo khoa học ngày hôm nay.

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!

Kính thưa các Quý vị đại biểu,

Lịch sử dân tộc Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế ở những năm của thập kỷ 80, 90 trong Thế kỷ 20 đã minh chứng rằng, từ thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp, Đảng ta đã nghiên cứu, tổng kết và Ban hành Chỉ thị Khoán 10, Khoán 100 trong nông nghiệp đưa nước ta từ chỗ thiếu gạo, đói ăn đã trở thành 1 trong những nước thừa gạo, xuất khẩu gạo đứng ở vị trí nhất, nhì thế giới.

Tại diễn đàn quan trọng này, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam mong đợi các quý vị đại biểu đóng góp những ý kiến sắc bén, quý báu gợi mở cho bước phát triển đột phá để sớm có thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, gắn kết với thị trường năng lượng khu vực và thế giới.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam xin tiếp thu có chọn lọc các ý kiến của cuộc Hội thảo để hoàn thành một báo cáo khoa học, khách quan kiến nghị lên các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện 3 khâu đột phá mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra, đồng thời thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để tiếp tục chương trình Ban tổ chức trân trọng giới thiệu và kính mời:

1. Đ/c Phạm Xuân Đương, UVBCHTW Đảng, PTBTT Ban Kinh tế Trung ương

2. Đ/c Nguyễn Khắc Thọ, PTCT Tổng cục Năng lượng Bộ Công Thương

3. Đ/c Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

4. Đ/c Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

5. Đ/c Nguyễn  Quốc Khánh,  PTGĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

6. Đ/c Trần Xuân Hòa, CT HĐTV Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam

Lên vị trí đoàn Chủ tịch để tham gia điều hành buổi hội thảo.

Xin trân trọng kính mời!

Phát biểu của Ban Kinh tế Trung ương

 

ÔNG PHẠM XUÂN ĐƯƠNG, UVBCHTW Đảng, Phó ban Kinh tế Trung ương

Thưa các quý vị đại biểu!

I. Tổng quan phát triển năng lượng Việt Nam

Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo những hành lang pháp lý cho sự phát triển và hình thành thị trường năng lượng Việt Nam, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới phục vụ tốt nhất lợi ích người tiêu dùng.

Trong 30 năm qua cùng đất nước đổi mới, với sự nỗl ực của ngành,vượt quan nhiều khó khăn thử thách năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, sản lượng tăng bình quân 14%/năm (giai đoạn 2010-2013), từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hơn 98% dân cư được sử dụng điện. Ngành năng lượng đã có những đóng góptolớn,đặc biệt là thu ngân sách quốc gia (chiếm trên 30% tổng thu ngân sách hàng năm), an ninh năng lượng  ngày càng được củng cố và tăng cường.

Thị trường năng lượng Việt Nam đã có bước tiến, định hướng phát triển theo lộ trình đối với từng lĩnhvực cụ thể. Hoạt động phân phối năng lượng cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Bước đầu, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giá điện, giá than theo cơ chế thị trường.

Tuy vậy, năng lượng Việt Nam vẫn còn những hạn chế, xuất hiện tình trạng mất cân đối giữa các phân ngành năng lượng, giữa cung ứng và nhu cầu, giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Phân bố hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ còn thiếu cân đối. Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng còn lớn. Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp; sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bìnhcủa thế giới; đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội; tiến độ của nhiều dự án còn chậm... Phát triển năng lượng chưa thực sự gắn kết với giữ gìn môi trường sinh thái nhằm bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng. Việc phân loại đối tượng khách hàng sử dụng điện chưa rõ ràng. Chính sách về giá bán khí chậm được xây dựng. Việc xây dựng và thực hiện thị trường than còn chậm và thiếu đồng bộ.

Nguyên nhân chính của tồn tại nêu trên là do:

- Chậm đổi mới, vận hành nền kinh tế thịt rường định hướng XHCN

- Chất lượng công tác quy hoạch thấp, chưa đồng bộ, thiếutính khả thi. Thời gian qua, mới chú trọng phát triển các ngành năng lượng không tái tạo (khai thác dầu khí, than), các ngành năng lượng tái tạo chưa phát triển.

- Chưa có các chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế; Vai trò quản lý nhà nước, phân cấp đầu tư chưa phù hợp, phân cấp mạnh nhưng thiếu sự quản lý tập trung thống nhất và khả năng cân đối nguồn lực, thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

- Cơchế quản lý thị trường điện còn nhiều bất cập; Cơ chế bù giá xăng dầu duy trì quá lâu làm giảm động lực tiết giảm chi phí, doanh nghiệp không có tích lũy cho đầu tư phát triển; việc bình ổn thị trường ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn... Cơ chế giá than cũng như lộ trình hình thành, phát triển thị trường than còn chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh.

- Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đang trong giai đoạn thí điểm, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các tập đoàn kinh tế còn thiếu, chưa đồng bộ.

II. Định hướng phát triển năng lượng Việt Nam

Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, mức tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2015 và tăng gấp 4 lần vào năm 2025. Việc bảo đảm nhu cầu về năng lượng để duy trì mức tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng.

Phát triển năng lượng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đi trước một bước,đồng bộ,phát triển bền vững,đa dạng hóa các nguồn năng lượng,ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại.

Ngành năng lượng cần phải sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý; thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở, liên kết có hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ. Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống thị trường năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới và tái tạo; đồng bộ cả hệ thống dịch vụ và tái chế.

- Đối với ngành điện: Với tiến độ xây dựng các nhà máy điện và dự báo nhu cầu điện, Việt Nam sẽ phải trải qua giai đoạn thiếu điện khoảng (10,2 tỷ kWh) vào năm 2015. Vì vậy, thời gian tới cần huy động và tập trung nguồn lực để đầu tư nguồn và lưới điện đáp ứng tiến độ và chất lượng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quan tâm phát triển lưới điện nông thôn (đến năm 2015, đạt 100% số hộ dân trong cả nước có điện); nâng cao chất lượng cung cấp điện và chất lượng  dịch vụ.

- Đối với ngành dầu khí: phát triển ngành dầu khí năng động, có sức cạnh tranh, hiệu quả cao gắn với phát triển thị trường các sản phẩm dầu khí và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng và dịch vụ dầu khí cho thị trường khu vực, tranh thủ lợi thế về địa kinh tế của Việt Nam.

- Đối với ngành than: Than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng tại Việt Nam. Than Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ và phương pháp khai thác là một trong những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khai thác có hiệu quả và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời cần giải quyết quan hệ giữa than nội địa và than nhập. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu than, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác hiện trường nhập khẩu than.

III- Một sốgiải pháp phát triển năng lượng Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và đẩy mạnh cải cách hành chính. Hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế và vận hành theo cơ chế thị trường đã được xác định là một trong ba đột phá chiến lược đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ chế, chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược nêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

Một số giải pháp:

- Xây dựng cơ chế cụ thể để phát triển từng ngành năng lượng: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Luật chuyên ngành để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh, chức năng làm chính sách với chức năng giám sát thị trường để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành năng lượng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo trong phát triển các ngành: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

- Nhà nước có vai trò tạo động lực cạnh tranh quốc gia; thiết lập hạ tầng đồng bộ chi phí thấp; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; đổi mới phương pháp quản trị, điều hành, giám sát thị trường tạo nên sự lành mạnh, ổn định, công bằng cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường; xây dựng, phát triển thị trường quốc tế và khu vực.

- Triệt để sử dụng những ưu việt của "cơ chế thị trường" trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội và kiên định thực hiện phương thức quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Phát huy vai trò, chức năng thị trường trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực; đổi mới công nghệ và trình độ quản lý; tăng năng suất, hiệu quả, nhất là trong phát triển các ngành công nghiệp nền tảng; phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

- Xây dựng cơ chế để huy động mọi nguồn lực cho đầu tư và phát triển các phân ngành năng lượng. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển năng lượng đồng bộ; tạo cơ sở định hướng đầu tư cho doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế). Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện công khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

- Đẩymạnh cải cách hành chính theo hướng: các cơ quan quản lý Nhà nước hướng mạnh về doanh nghiệp và vì doanh nghiệp. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; triển khai ứng dụng chính quyền điện tử (e-government) trong việc cung cấp các dịch vụ công để bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ngành năng lượng.Tăng cường cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Rà soát đổi mới các cơ chế, chính sách không hợp lý, đặc biệt là các cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp, chính sách đất đai, cơ chế giám sát, cơ chế tiền lương, chính sách thuế... để rút ngắn khoảng cách từ chính sách đến thực tế, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tăng trưởng, hoàn thiện thể chế, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cơ chế chính sách này phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về từng lĩnh vực và phải có độ trễ để các doanh nghiệp chủ động và tiên liệu được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách. Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân tham gia mạnh hơn vào phát triển ngành năng lượng.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò,khai thác dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển đồng bộ tiềm lực khoa học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ trong ngành năng lượng của Việt Nam.

Thưa các đồng chí

Để tạo dựng thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thể chế quản lý và vận hành minh bạch, công khai; Nhà nước cần sử dụng sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công  nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tôi tin tưởng rằng, những ý kiến góp ý tại Hội thảo quốc tế này, đặc biệt là các ý kiến của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng phát triển châu Á…) và các cơ quan, đơn vị trong ngành năng lượng sẽ là những tham khảo quý báu cho việc hoạch định các chính sách phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng nói riêng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nói chung.

Kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc Hội thảo quốc tế thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn.

Phát biểu tham luận của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

 

ÔNG TRẦN VIẾT NGÃI, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

I. Chiến lược phát triển của ngành năng lượng Việt Nam

Ngày 25-10-2007 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 18-NQ/TW “về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, theo đó Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển năng lượng từ nay đến năm 2020 tầm nhìn tới năm 2050. Dưới đây xin điểm qua sự phát triển của các ngành năng lượng sau:

a) Ngành than cách đây 30 năm sản lượng chỉ đạt được bình quân trên dưới 10 triệu tấn/ năm, đến nay đã đạt được trên dưới 40 triệu tấn/ năm; ngành than đã cung cấp đủ than cho điện, than cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ đời sống nhân dân, ngoài ra còn xuất khẩu được khoảng chục triệu tấn than/năm góp phần tạo ra được môi trường hội nhập quốc tế.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành than từ năm 2011 đến 2015 ngành than phải sản xuất được 55 triệu tấn than sạch/ năm, xây dựng được 28 mỏ mới (công suất một mỏ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm) mở rộng 61 mỏ cũ đảm bảo đến năm 2020 ngành than phải cung cấp được trên 76 triệu tấn than/năm để phục vụ cho ngành điện và các ngành kinh tế khác.

b) Ngành dầu khí là ngành phát triển với tốc độ rất cao, hiện tại sản lượng đã đạt tới trên 15 triệu tấn dầu/năm, trên hàng chục tỷ mét khối khí /năm.

Theo Kết luận số 41 của Bộ chính trị từ nay đến năm 2025 ngành dầu khí phải khai thác được 40 triệu tấn dầu quy đổi/năm, tích cực phát triển các mỏ khí, mỏ dầu ở trong nước cùng với việc liên doanh liên kết với nước ngoài để đảm bảo sản lượng. Nhiều năm qua ngành dầu khí đã đóng góp được trên dưới 25% tổng thu ngân sách của cả nước; để đạt được mục tiêu trên toàn ngành Dầu khí đã phải đổi mới công nghệ, thăm dò khai thác ở các vùng nước sâu có tiềm năng cả dầu và khí.

c) Ngành điện trong nhiều thập kỷ qua đã có những bước phát triển vượt bậc, cách đây 30 năm cả nước chỉ có công suất khoảng 1.000 MW điện, quá trình đổi mới phát triển và xây dựng đến nay cả nước đã có 34.000 MW điện, với sản lượng phát ra năm 2013 là 132 tỷ kWh đưa điện bình quân đầu người cả nước lên trên 1.400 kWh/năm, hiện nay đã đưa điện về 98% số xã, 96% số hộ dân, và đưa điện về vùng sâu vùng xa và một số hải đảo.

Nhiệm vụ của ngành điện trong thời gian từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 phải xây dựng rất nhiều nhà máy phát điện (thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thủy điện tích năng, điện hạt nhân và các dự án năng lượng khác như điện gió, mặt trời .v..v), theo quy hoạch điện VII đến năm 2020 cả nước phải đạt được 75.000 MW điện, sản lượng điện 330 tỷ đến 360 tỷ kWh/năm lúc đó sản lượng điện đầu người tăng lên trên 3.000 kWh/năm, mới có thể đạt tiêu chí một nước công nghiệp phát triển, song song với phát triển nguồn điện phải tập trung phát triển lưới điện đồng bộ từ hệ thống truyền tải đến hệ thông phân phối.v.v…để đưa điện đến hộ tiêu dùng.

Ba ngành kinh tế nêu trên là ba trụ cột, ba mũi nhọn hàng đầu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nền kinh tế xã hội. Để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài bền vững theo chiến lược của Chính phủ đề ra, ngành năng lượng Việt Nam đòi hỏi một lượng vốn rất lớn trên vài trăm tỷ USD cho kế hoạch đầu tư xây dựng các lĩnh vực năng lượng từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

II. Thực trạng về thị trường năng lượng

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương của Đảng và Chính phủ. Tính đến nay, đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, riêng ngành năng lượng bao gồm các sản phẩm: dầu khí, than và điện thuộc sự quản lý của ba Tập đoàn kinh tế Nhà nước: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than-Khoáng sản và Tập đoàn Điện lực Việt nam vẫn còn theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh đối với nước ta là rất mới mẻ và phức tạp, nên đòi hỏi phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Ngành năng lượng cần thiết phải nghiên cứu xây dựng các mô hình thị trường, chính sách giá cả và cơ chế quản lý của Nhà nước phù hợp với từng loại sản phẩm năng lượng ở các giai đoạn khác nhau.

1. Thị trường điện

Thị trường điện cạnh tranh, được xem là một nội dung chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã thể hiện trong Luật Điện lực năm 2005 và được cụ thể hóa theo Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 và được thay thế bằng Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo các quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:

- Thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1): Tiếp tục thực hiện đến hết năm 2014.

- Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (cấp độ 2): Giai đoạn 2015-2016: Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm; Giai đoạn 2017-2021: Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

- Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (cấp độ 3): Được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.

Nhận xét về thực hiện  phát triển thị trường điện:

1) Về sự hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là cần thiết, đúng theo quan điểm của Chính phủ và Luật Điện lực; bước đầu đã tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở Việt Nam.

2) Về lộ trình, phải trải qua 3 cấp độ từ năm 2005 đến sau 2023 là quá dài,  các cấp độ thực hiện không có sự đan xen lẫn nhau, xong cấp độ này mới chuyển sang cấp độ khác. Ngay cấp độ một bắt đầu từ 2005 mãi tới 2011 mới vận hành thí điểm. Như vậy phải trên 20 năm thực hiện, đến sau năm 2023 Việt Nam mới có được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh; nên chăng có thể xem xét khả năng các cấp độ thực hiện có sự đan xen lẫn nhau, thường xuyên rút kinh nghiệm và hoàn thiện để rút ngắn thời gian.

3). Việc quản lý hoạt động thị trường điện của Nhà nước còn hạn chế về việc xây dựng mô hình, tổ chức, cơ chế hoạt động và giao dịch giữa các đối tượng mua bán điện trên thị trường. Sau gần 10 năm nghiên cứu và thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh vẫn chưa có mô hình đúng theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh: hiệu quả, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực. Hiện tại, EVN là đơn vị chiếm phần chi phối lớn nhất trong khâu phát điện. Điều 19 của Luật Điện lực quy định phải có : đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đơn vị này, mà đang do EVN điều hành.

2. Thị trường dầu khí  

Bao gồm các sản phẩm: dầu thô, khí đốt và xăng dầu các loại…; Trong phạm vi báo cáo này, chỉ giới thiệu thị trường xăng dầu vì hiện nay được quan tâm nhất đối với người cung cấp cũng như tiêu thụ ở Việt nam.

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động phân phối xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế.

Hiện nay, đối với xăng dầu đang vận hành theo mô hình truyền thống. Tập đoàn  xăng dầu ( Petrolimex) hiện đang chiếm hơn 50% thị phần, cộng với PV Oil, Saigon Petro,  ba đơn vị này chiếm trên 80% thị phần trong cả nước, làm nhiệm vụ sản xuât, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ.

Nhận xét về thực trạng đối với thị trường xăng dầu:

a) Đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động nhập khẩu, hạn chế thế độc quyền nhập khẩu thuộc về một số đơn vị trước đây, tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư hoạt động theo cơ chế thị trường.

b) Góp phần ổn định giá trong một khoảng thời gian  kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước.

c) Từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý.

d) Cơ chế bù giá duy trì quá lâu làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp, giảm động lực tiết giảm chi phí, doanh nghiệp không có tích luỹ cho đầu tư phát triển, mất cơ hội đầu tư, giảm sức cạnh tranh; người tiêu dùng không có ý thức tiết kiệm.

đ) Công tác quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát dẫn đến đầu tư không đồng đều, manh mún gây lãng phí xã hội; việc bình ổn thị trường ở những vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn...

3. Thị trường than

Về các doanh nghiệp tham gia thị trường: cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là nhà cung cấp than chủ yếu trên thị trường than trong nước (chiếm tới 98%) và là nhà xuất khẩu than duy nhất. Vừa qua, TKV có Tổng công ty Đông Bắc - một công ty con được tách ra khỏi TKV và trở thành tổng công ty độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Về cơ chế giá than:

Theo quy định của Pháp lệnh giá (2002) thì than là mặt hàng không thuộc diện bình ổn giá cũng như không thuộc diện Nhà nước định giá. Việc định giá than do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh than thực hiện theo cơ chế thị trường.

Nhận xét về phát triển thị trường than

a)- Vấn đề tạo lập thị trường than mãi đến năm 2008 mới chính thức được đề cập trong Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030.

b)- Mục tiêu phát triển thị trường than đề ra là chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước. Song việc xây dựng và thực hiện thị trường than còn chậm, thiếu đồng bộ theo thông lệ phát triển thị trường.

c)- Sản lượng than tiêu thụ trong nước tăng lên đáng kể, nguồn cung cấp chủ yếu là trong nước, nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên, quan hệ này sẽ đang ngày càng mất dần khi nguồn than trong nước sẽ giảm đi. Việc quản lý nhà nước về thị trường than trong nước và nhập khẩu chưa rõ ràng, đặc biệt là cơ chế quản lý giá bán than cho các hộ tiêu thụ trong nước và giá xuất nhập khẩu.

d)- Việc thực hiện tái cơ cấu DNNN đối với ngành than quá chậm. Đến nay Tập đoàn Than- Khoáng sản vẫn là nhà cung cấp than chủ yếu trong nước và xuất khẩu duy nhất, ngoài Tổng  Công ty Đông Bắc vừa tách khỏi TKV.

4. Thị trường năng lượng mới và tái tạo

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ quan điểm là “quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo…” và mục tiêu cụ thể  cần đạt được là: “Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên trên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050”.

Đứng trước tình trạng nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng cạn kiệt và diễn biến của biến đổi khí hậu làm cho môi trường ngày càng xấu đi, yêu cầu phát triển thị trường năng lượng quan trọng này là hết sức bức thiết. Thực tế hiện nay nguồn năng lượng mới và tái tạo chưa được phát triển. Cần phát triển công nghệ năng luợng tái tạo để cung ứng cho mọi nhu cầu tăng trưởng  năng lượng tại mọi địa điểm có tiềm năng khá trong phạm vi toàn quốc; và xây dựng kế hoạch để thực hiện chiến lược trên, đồng thời góp phần tạo ra thị trường năng lương mới và tái tạo.

III. Quan điểm phát triển thị trường năng lượng

1- Đại hội XI của Đảng đã xác định đổi mới thể chế kinh tế là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Có ý kiến cho rằng phải đổi mới đồng bộ cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế nhưng Đảng, Nhà nước đã tập trung vào việc đổi mới thể chế kinh tế, vì ở đây còn dư địa, còn “đất” để cải cách đi tới, mục tiêu của đổi mới thể chế là làm cho thị trường vận hành tốt hơn, đầy đủ hơn;  muốn như vậy cần hướng tới “Nhà nước nhỏ, thị trường lớn”. Thể chế có ba trụ cột gồm “luật chơi”, “ cách chơi”, “người chơi”. Chừng nào luật chơi và cách chơi vẫn còn bị chi phối bởi cơ chế “xin cho, ban phát”, nghĩa là dựa theo mối quan hệ chiều dọc từ trên xuống và dưới lên như người ta hay gọi là “chạy”, (chạy quy hoạch, chạy dự án, chạy vốn đầu tư.v.v…) thì thị trường chưa thể vận hành lành mạnh được.

Thị trường năng lượng Việt Nam nói riêng để phát triển được thì phải thiết kế lại luật chơi, cách chơi và người chơi.

Đột phá về thể chế phải là những cải cách mở rộng hoạt động và nâng cấp mức độ phát triển của thị trường và hội nhập quốc tế. Nhà nước phải tạo điều kiện và khuyến khích những giao dịch chiều ngang (cải thiện môi trường kinh doanh, giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện đồng thời hạn chế và triệt tiêu cơ chế “xin cho, ban phát” theo chiều dọc. Trong kinh tế thị trường điều tối thiểu Nhà nước phải làm được là duy trì cạnh tranh bình đẳng, sao cho các thành phần kinh tế được bình đẳng về tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn.v.v… nếu ai vi phạm Nhà nước sẽ xử lý một cách công khai, công bằng để đảm bảo được lợi ích chính đáng và hợp pháp của các bên liên quan.

2- Đối với phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hoá các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3- Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong nền kinh tế độc lập tự chủ.

4- Phát triển mạnh thị trường năng lượng, đa dạng hoá sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới thoả nãm tốt nhất lợi ích người tiêu dùng.

5- Thúc đẩy nhanh việc xoá bao cấp, xoá độc quyền tiến đến xoá bỏ hoàn toàn việc thực hiện chính sách xã hội thông qua giá năng lượng

IV. Đề xuất giải pháp phát triển thị trường năng lượng

1- Với cải cách kinh tế thị trường thì việc cải cách bộ máy Nhà nước cũng hết sức quan trọng. Rõ ràng là thị trường không dung nạp được cơ chế xin cho, muốn dẹp bỏ được cơ chế này thì trước hết phải cải cách vai trò của Nhà nước. Việc tập trung vào cải cách doanh nghiệp nhà nước minh bạch và xóa bỏ độc quyền sẽ là một động lực tự nhiên góp phần thúc đẩy bộ máy Nhà nước; chẳng hạn  tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu, tách chức năng làm chính sách với chức năng giám sát thị trường nếu làm được như vậy thì việc cải cách và phát triển thị trường năng lượng Việt Nam sẽ được thúc đẩy một cách mạnh mẽ..

2- Công khai các dự án đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng.

3- Tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo góp phần phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo cho các khu vực này.

Sớm thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ phát triển ODA, các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho việc xây dựng phát triển thăm dò khai thác các nguồn năng lượng điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo.v.v….

4- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kỹ thuật, công nghệ lành nghề, đào tạo bổ sung đón đầu cho những ngành còn yếu, còn thiếu nhất là các ngành năng lượng mới, năng lượng sinh học, lọc hoá dầu, điện hạt nhân .v.v..

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới theo hướng tập trung và chuyên sâu, phát triển đồng bộ tiềm lực khoa hoc – công nghệ ứng dụng cải tiến công nghệ nước ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ mới trong ngành năng lượng Việt Nam.

5- Về chính sách giá năng lượng: Ngành năng lượng là một hệ thống nhất, nhưng thời gian qua chúng ta thực hiện riêng lẻ các quy hoạch phân ngành, xây dựng giá các loại năng lượng độc lập, dẫn tới giá thiếu hài hòa, hợp lý. Cần xem chính sách giá năng lượng là một trong những đột phá mới, tiến tới xoá bỏ độc quyền, bao cấp trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng.

Kiến nghị định hướng xây dựng chính sách giá năng lượng như sau:

Một là, Chính sách giá năng lượng phải được xây dựng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và chính sách năng lượng quốc gia.

Hai là, Định giá năng lượng phải kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và khả thi về tài chính.

Ba là, Chính sách giá năng lượng được xem là một trong những công cụ quản lý nhu cầu, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bốn là, Chính sách giá năng lượng phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa thị trường trong nước và thế giới.

Năm là, Đề cao vai trò Nhà nước trong việc xác lập và kiểm soát thực hiện chính sách giá năng lượng, đặc biệt đối với dạng năng lượng mang tính độc quyền. Nhà nước chỉ điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.

6- Về tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tăng thành phần doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường năng lượng

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được xác định là một trong 3 trụ cột chính của tái cấu trúc nền kinh tế cần thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành năng lượng một cách mạnh mẽ, mục tiêu cụ thể và đẩy mạnh công tác cổ phần hoá trong ngành năng lượng, hạn chế và tiến tới xoá bỏ độc quyền, làm tốt việc đó thì sẽ đạt được chủ trương đột phá về thể chế kinh tế thị trường; có như vậy ngành năng lượng sẽ hoạt động theo chiều ngang ít có sự can thiệp từ trên xuống dưới và bỏ được cơ chế xin cho.

Việc cổ phần hoá trong ngành năng lượng, ngoài những doanh nghiệp mà Nhà nước buộc phải nắm gữi độc quyền và nắm cổ phần chi phối ( như Tổng công ty truyền tải điện quốc gia; các nhà máy thủy điện lớn có chức năng đa mục tiêu,...), các doanh nghiệp còn lại cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm gữi cổ phần chi phối để tạo điều kiện cho người lao động tự quyết định lấy hoạt động của mình theo cơ chế thị trường.

Hiện nay có khoảng 1284 doanh nghiệp do nhà nước năm 100% vốn điều lệ và 1200 doanh nghiệp khác có cổ phần góp vốn chi phối của nhà nước. Muốn đạt được mục tiêu đến năm 2016 tập trung cổ phần hoá chỉ còn lại 500 doanh nghiệp nhà nước, trong 2 năm tới mỗi năm phải cổ phần hoá khoảng 300 doanh nghiệp trong khi đó tiến trình cổ phần hoá rất chậm, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển thị trường cả nước.

Cần đẩy mạnh việc tái cơ cấu, tập trung cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành năng lượng. Mặc dù việc cổ phần hoá đối với ngành năng lượng sẽ gặp một số khó khăn vì tính đặc thù riêng của nó.

Đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu, tốc độ cổ phần hoá, hoàn thiện tổ chức và quản lý Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tái cơ cấu các tập đoàn này có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển thị trường năng lượng ở VN, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế khác  tham gia. Thủ tướng Chính phủ  đã phê duyệt các đề án tái cơ cấu đối với 3 tập đoàn kinh tế trên trong giai đoạn 2012-2015nhưng việc này đến nay vẫn chưa thực hiện được mấy.

7. Xác định đúng vai trò và tầm quan trọng của ngành năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Năng lượng đề nghị Đảng, Nhà nước, sớm cho thành lập Bộ Năng lượng để giúp Chính phủ trong việc quy hoạch, phát triển, giải quyết các cơ chế chính sách và nhiều nhiệm vụ khác, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo việc tái cơ cấu, cổ phần hóa ngành Năng lượng nhằm phát triển thị trường năng lượng một các bền vững, lâu dài đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

8. Kiến nghị Bộ Chính trị cho sơ kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị “Về định hướng Chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

Phát biểu tham luận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

 

ÔNG NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Kính thưa quý vị đại biểu,

Năng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và là động lực của quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Đây là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, nhưng rất vinh quang của ngành năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

I. Tổng quan về tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới & Việt Nam

Dự báo năng lượng của một số công ty dầu khí lớn trên thế giới cho rằng nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trung bình khoảng 1.5%/năm cho giai đoạn từ nay đến năm 2035. Giai đoạn từ nay đến 2020 mức tăng trung bình khoảng 2%, sau đó giảm xuống khoảng 1.2%/năm giai đoạn 2020-2035. 95% mức tăng trưởng trên đến từ các nền kinh tế mới nổi (Non-OECD) trong đó riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50%.

- Nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ giữ vai trò hàng đầu trong tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, theo đó dầu mỏ, khí đốt & than đá mỗi loại chiếm khoảng 27%, phần còn lại đến từ năng lượng hạt nhân, thủy điện & năng lượng tái tạo. Trong số các loại nhiên liệu hóa thạch, khí đốt có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng khoảng 1.9%/năm; nhu cầu LNG sẽ tăng trưởng ở mức 3.9%/năm, chiếm 26% mức tăng trưởng nhu cầu khí toàn cầu đến năm 2035; Khí sét (shale gas) chiếm 46% sự tăng trưởng của nhu cầu khí, 21% sản lượng khí trên toàn thế giới và 68% sản lượng khí của Mỹ vào năm 2035.

- Theo dự báo của Viện nghiên cứu Châu Á (The National Bureau of Asian Research), những năm  tới sẽ là kỷ nguyên vàng của cho ngành năng lượng sử dung khí với những lý do sau: a) Sự phát triển của công nghệ sản xuất khí không truyền thống cho phép tiếp cận những nguồn tài nguyên khí tự nhiên to lớn; b) sự xuất hiện của các cơ sở hạ tầng LNG trong khu vực, sự gia tăng sản lượng & sự sẵn có của khí cho phép nguồn nguyên liệu này đóng một vai trò to lớn hơn trong việc thực thi chính sách đa dạng hóa & đảm bảo an ninh năng lượng; c) khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với nguồn khí không truyền thống, sự gia tăng của nhiệt điện khí cũng như việc thay đổi các chính sách sẽ mang lại lợi thế của khí đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống như than & dầu. Điều này cũng sẽ góp phần vào quá trình chuyển tiếp nền kinh tế thông thường sang nền kinh tế ít carbon & nhiều năng lượng tái tạo. 

- Hiện nay nguồn cung cấp khí cho khu vực châu Á chủ yếu đến từ các nước như Úc, Viễn Đông của Nga, Papua New Guinea, Đôngtimo, Indonesia & Malaysia. Trong tương lai, nguồn khí cung cấp sẽ được bổ sung một khối lượng không nhỏ từ các nguồn khí phi truyền thống như khí than (CBM), khí chặt (tight gas) & đặc biệt là khí đá phiến đất sét (shale gas). Sự xuất hiện của công nghệ mới khai thác các nguồn khí không truyền thống đã thay đổi một cách đáng kể triển vọng năng lượng toàn cầu, điều này cũng làm thay đổi nhận thức của con người về nguồn khí tự nhiên theo đó nguồn khí tự nhiên được nhận định là “dồi dào” thay vì “hiếm” như trước đây. Một ví dụ thực tế là tại Mỹ, “cuộc cách mạng đá phiến đất sét” đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu khí trở thành một nước xuất khẩu khí tiềm năng.

- Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực châu Á đã tăng một cách nhanh chóng. Lý do của sự gia tăng này là do tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng mạnh của các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như khả năng tiếp cận của nguồn điện năng đối với đông đảo dân chúng tại khu vực nông thôn.

Trong bối cảnh hiện đại hóa nền kinh tế, mức tăng trưởng của nhu cầu điện năng sẽ cao hơn mức tăng trưởng của nhu cầu năng lượng. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ đạt mức 92.82 triệu TOE vào năm 2020 và 165 triệu TOE vào năm 2030, cụ thể:-                

Cơ cấu nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam đến năm 2030  (theo QHĐVII)

- Trước tình hình cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước, giá dầu thế giới tăng cao, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước sẽ trở thành một thách thức lớn. Trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam (không nằm ngoài xu thế chung của các nước trong khu vực) sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu, tăng tỷ trọng điện và khí đốt. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường, các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo có xu thế gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong tương lai

I. Kết quả hoạt động của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tích cực triển khai cả trong nước và ngoài nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Trong giai đoạn 2011 - 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giai đoạn 2011-2013

Giai đoạn 2011-2015

1

Gia tăng trữ lượng

Triệu tấn quy dầu

35.3

48

35.6

118.9

35-45/năm

2

Sản lượng khai thác

Triệu tấn quy dầu

23.91

26

26.46

76.37

23-34/năm

2.1

Dầu thô

Triệu tấn

15.21

16.7

16.71

48.62

15-20/năm

2.2

Khí

Tỷ m3

8.7

9.3

9.75

27.75

8.5-14/năm

 

- Có 10 phát hiện dầu khí mới trong nước là: Gấu Trắng -1X (phát hiện 2011); Mèo Trắng-1X (2011); Cá Voi Xanh- 2X (2011); Kình Ngư Trắng (2012); Thỏ Trắng (2012); Kình Ngư Vàng - 1X (2013); Đại Nguyệt - 2X (2013); Nam Du- 1X (2013); Tê Giác Trắng - 10X (Lô 16-1) và Kình Ngư Trắng Nam-1X (2013).

- Phát triển và đưa 21 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, trong đó ở trong nước 13 mỏ công trình, gồm: mỏ Đại Hùng Pha 2 (ngày 12/08/2011); mỏ Tê Giác Trắng (ngày 22/08/2011); mỏ Chim Sáo (ngày 10/10/2011); giàn H4 mỏ Tê Giác Trắng (ngày 06/07/2012); mỏ Gấu Trắng (ngày 25/08/2012); mỏ Sư Tử Trắng (ngày 16/09/2012); mỏ Lan Đỏ (ngày 07/10/2012); mỏ Hải Sư Trắng (ngày 19/05/2013); mỏ Hải Sư Đen (ngày 19/06/2013); mỏ Thỏ Trắng (ngày 30/06/2013); dự án Biển Đông (Lô 05- 2& 05-3) (ngày 06/09/2013); mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc (tháng 11/2013); Giàn BK - 17 (ngày 07/12/2013). Ở nước ngoài 08 mỏ gồm: mỏ Visovoi (Lô số 2) Nhenhetxky - Liên Bang Nga (ngày 29/07/2011); mỏ Dana Lô SK305 - Malaysia (ngày 01/09/2011); Junin 2 - Venezuela (ngày 27/09/2012); Nagumanov - Liên Bang Nga đưa vào khai thác thử (ngày 28/10/2012); mỏ Tây Khosedaiu khu vực Nhennhexki (ngày 29/07/2012); mỏ Wet Desaru Lô PM 304 Malaysia (ngày 02/08/2013); mỏ Dorado lô 67- Peru (ngày 20/11/2013) và mỏ Pirama lô 67- Peru (ngày 25/12/2013).

Riêng trong năm 2013 Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã thực hiện được những kết quả sau:

- Thu nổ 9.497 km2 địa chấn 3D (trong đó thu nổ 844 km2 địa chấn 3D ở nước ngoài) và 12.053 km địa chấn 2D; triển khai khoan 29 giếng thăm dò thẩm lượng & 43 giếng khoan khai thác.

- Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35.6 triệu tấn quy dầu, bằng 101.7% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 33.1 triệu tấn và ở nước ngoài đạt 2.5 triệu tấn).

- Có 05 phát hiện dầu khí mới là Kinh Ngư Vàng – 1X, Đại Nguyệt – 2X, Nam Du – 1X, Tê Giác Trắng – 10X và Kình Ngư Trắng Nam – 1X.

- Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2013 đạt 26.46 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 1.4% so với năm 2012, cụ thể:

- Sản lượng khai thác dầu năm 2013 đạt 16.71 triệu tấn, bằng 104.4% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 15.25 triệu tấn, bằng 106.2% kế hoạch năm; ở nước ngoài đạt 1.45 triệu tấn, bằng 89.1% kế hoạch năm).

- Sản lượng xuất bán dầu thô đạt 16.68 triệu tấn, bằng 104.3% kế hoạch năm (xuất khẩu là 9.14 triệu tấn và cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6.1 triệu tấn; bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 1.44 triệu tấn).Tập đoàn đạt mốc khai thác dầu thứ 310 triệu vào ngày 08/08/2013.

- Sản lượng khai thác khí năm 2013 đạt 9.75 tỷ m3, bằng 106% kế hoạch năm, tăng 4.3% so với năm 2012. Tập đoàn đạt mốc khai thác m3 khí thứ 90 tỷ vào ngày 24/10/2013

2. Lĩnh vực công nghiệp khí

Hiện nay lượng khí khai thác tại Việt Nam chủ yếu đến từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai-Thổ Chu, cụ thể:

- Bể Cửu Long: Hiện nay sản lượng khai thác đạt khoảng 1.4 tỷ m3/năm từ các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Phương Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng/Sư Tử Trắng,  Rồng/Đồi Mồi, Tê Giác Trắng, Hải Sư Đen/Hải Sư Trắng.

- Bể Nam Côn Sơn: Hiện nay sản lượng khai thác đạt khoảng 7 tỷ m3/năm từ các mỏ Lan Tây/Lan Đỏ, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây, Hải Thạch/Mộc Tinh, Chim Sáo. Trong thời gian tới tại đây sẽ tiến hành thu gom & khai thác khí từ mỏ Thiên Ưng, Đại Hùng.

- Bể Malay-Thổ Chu: Hiện nay sản lượng khai thác đạt khoảng 2 tỷ m3/năm từ lô PM3-CAA.

Hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang vận hành an toàn & hiệu quả các hệ thống đường ống dẫn khí chính là:

- Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ - Dinh Cố : công suất 1,5 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 117 km, đường kính ống 16”, vận hành từ năm 1995;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn: công suất 7 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 400 km, đường kính ống 26”, vận hành từ năm 2003;

- Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 297 km, đường kính ống 18”, vận hành từ năm 2007;

- Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Tp Hồ Chí Minh: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 70 km, đường kính ống 22”, vận hành từ năm 2008;

- Hệ thống đường ống khí thấp áp Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Gò Dầu: công suất 1 tỷ m3/năm, chiều dài 20 km, đường kính ống 8-12”, vận hành từ năm 2003.

- Trong năm 2015, hệ thống đường ống thu gom khí lô 102&106, 103&107 sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các hộ công nghiệp ở Thái Bình và các tỉnh lân cận.

- Tính đến hết năm 2013, lượng khí ẩm cung cấp vào bờ để phục vụ cho nhu cầu phát điện & sản xuất công nghiệp đã đạt 95.7 tỷ m3 (90.4 tỷ m3 khí khô trong đó khoảng 88% sản lượng khí khô cung cấp dùng cho sản xuất điện).


 

 

3. Lĩnh vực công nghiệp điện

Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khánh thành và đưa vào vận hành an toàn, hiệu quả 04 nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhà máy Thủy điện Hủa Na, Nậm Cắt và Nhà máy Phong điện Phú Quý với tổng công suất lắp đặt xấp xỉ 3000 MW. Ngày 27/12/2013 tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (2 x 600 MW) đã hòa đồng bộ thành công vào lưới điện Quốc gia và dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong quý II/2014 và tổ máy số 2 trong quý IV/2014, nâng tổng công suất các nhà máy điện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành lên 4.200 MW.

Sản lượng điện sản xuất của các Nhà máy điện của Tập đoàn năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2010 - 12,7 tỷ kWh, năm 2011 - 13,44 tỷ kWh, năm 2012 - 15,27 tỷ kWh, năm 2013 – 16.17 tỷ kWh), từ mức 1% tổng sản lượng điện Quốc gia năm 2007 lên 11,5% năm 2013. Tổng sản lượng điện của các nhà máy điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến nay đạt trên 70 tỷ kWh, góp phần đáng kể vào mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng điện của đất nước đặc biệt là vào các tháng mùa khô.

 

Căn cứ Quy hoạch Điện 7, nhiệt điện than chiếm tới 46.7% trong cơ cấu nguồn điện đến năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tích cực triển khai 5 dự án nhiệt điện than, bao gồm: Thái Bình 2, Vũng Áng 1, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1, dự kiến đưa vào vận hành từ nay đến năm 2020 với tổng công suất lắp đặt là 6000 MW, trong đó các Dự án Vũng Áng 1, Thái Bình 2 sử dụng nguồn than trong nước; các dự án Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 dùng nguồn than nhập khẩu, cụ thể:

- Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1: Công suất 2x600 MW đã đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy số 1 vào ngày 17/8/2013, đốt than và hoà đồng bộ thành công tổ máy số 1 ngày 27/12/2013 và dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong quý II/2014 và tổ máy số 2 trong quý IV/2014.

- Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Công suất 2x600 MW đang trong quá trình triển khai, dự kiến phát điện thương mại tổ máy số 1 năm 2016 và tổ máy số 2 năm 2017.

- Dự án Nhiệt điện Long Phú 1: Công suất 2x600 MW, dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào quý IV/2017 và tổ máy số 2 vào quý II/2018.

Song song với các dự án nhiệt điện than, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam cũng tích cực đẩy nhanh việc triển khai các dự án thủy điện, cụ thể:

- Dự án Thuỷ điện Hủa Na: Công suất 180 MW đã đi vào vận hành thương mại ổn định, an toàn từ quý I/2013, sản lượng đến nay đạt trên 650 triệu kWh.

- Dự án Thủy điện Đăkđrinh: Công suất 125 MW đã thực hiện tích nước hồ chứa an toàn từ ngày 16/10/2013, cơ bản hoàn thành công tác xây dựng các hạng mục công trình chính và dự kiến đưa vào vận hành tổ máy số 1 trong tháng 04/2014 và tổ máy số 2 tháng 06 /2014.

Thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã đưa vào vận hành nhà máy phong điện Phú Quý với công suất 6,3 MW từ năm 2012. Hiện PVN đang chỉ đạo nghiên cứu đầu tư Dự án Phong điện Hoà Thắng tỉnh Bình Thuận với công suất giai đoạn 1 khoảng 48 MW cũng như các dự án phong điện tiềm năng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

TT

Tên nhà máy

Địa điểm

Công suất(MW)

Năm vận hành(dự kiến)

Lượng than

tiêu thụ

(triệu tấn/ năm)

A

Dùng than trong nước

1

Vũng Áng 1

Hà Tĩnh

1.200

2014

3 – 3,5

2

Thái Bình 2

Thái Bình

1.200

2016-2017

3 – 3,5

B

Dùng than nhập khẩu

3

Long Phú 1

Sóc Trăng

1.200

2017-2018

3 – 3,5

4

Quảng Trạch 1

Quảng Bình

1.200

2020

3 – 3,5

5

Sông Hậu 1 

Hậu Giang

1.200

2018-2019

3 – 3,5


Nhu cầu than của các nhà máy điện than của PetroVietnam

Để đáp ứng nhu cầu than các dự án nhiệt điện than đang triển khai, ngoài việc ký kết các hợp đồng mua than trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn đẩy mạnh tiến hành công tác nhập khẩu than với 2 biện pháp triển khai như sau: 1) Ký các hợp đồng thương mại mua than dài hạn với đối tác nước ngoài; 2) Đầu tư mỏ than ở nước ngoài và lấy quyền mua than dài hạn. Đến nay, PVN đã ký được một số hợp đồng khung mua bán than dài hạn với các đối tác Úc, Indonesia với tổng khối lượng than cam kết dài hạn lên đến 10 triệu tấn/ năm. Bên cạnh đó PVN cũng đang nghiên cứu, đánh giá một số cơ hội đầu tư mỏ than ở các nước có nguồn than phong phú như Indonesia, Úc.

4. Lĩnh vực lọc hóa dầu

Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là một trong 3 NMLD nằm trong chiến lược phát triển đến năm 2025 của PVN với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô Bạch Hổ/năm, đến tháng 6/2010 NMLD Dung Quất đã chính thức đi vào vận hành thương mại. Sau hơn ba năm vận hành, đến nay Nhà máy đã chế biến hơn 21 triệu tấn dầu thô, sản xuất được hơn 20 triệu tấn sản phẩm lọc, hoá dầu các loại đạt chất lượng ổn định và bắt đầu có lãi từ cuối năm 2012…, trong đó sản phẩm xăng dầu đã cung cấp cho thị trường nội địa chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cụ thể:

Đơn vị: tấn

STT

Sản phẩm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

PVN

Cả nước

1

Xăng

1,953,393

6,310,000

1,441,744

6,050,000

2,508,324

7,080,000

2

Nhiên liệu phản lực (Jet A1) & Dầu hỏa (KO)

83,022

470,000

52,265

640,000

30,742

550,000

3

Dầu diesel (DO)

2,867,381

8,090,000

2,872,256

6,980,000

3,370,785

7,090,000

4

Dầu đốt (FO)

78,836

910,000

92,666

500,000

109,758

450,000

Tổng

4,982,632

15,780,000

4,458,931

14,170,000

6,019,609

15,170,000

 

Hiện nay, PVN đang nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất lên công suất chế biến khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm với nhiều loại dầu thô khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu khác trong nước kể từ sau năm 2015.

II. Định hướng phát triển ngành Dầu khí

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trên cơ sở định hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra như sau:

1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí luôn là lĩnh vực cốt lõi được ưu tiên tăng tốc làm đòn bẩy cho các lĩnh vực khác phát triển:

- Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác trong nước, trong đó dành tỉ lệ tham gia cao nhất có thể tại các bể truyền thống Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Sông Hồng.

- Tiếp tục quảng bá, ưu tiên kêu gọi các đối tác tiềm năng có quan tâm đầu tư vào tìm kiếm thăm dò tại những vùng nước sâu, xa bờ; song song với việc chủ động tự thực hiện điều tra cơ bản và tiến hành TKTD.

- Đầu tư phương tiện thiết bị phục vụ công tác TKTD và sớm đưa các phát hiện dầu khí và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, đặc biệt khu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm chính trị.

- Tích cực tận thăm dò, tăng cường và nâng cao hệ số thu hồi, sớm có chính sách về giá khí để thu hút đầu tư và thúc đẩy các dự án TDKT khí.

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản, nghiên cứu phát triển các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, hydrate khí, khí đá phiến sét – shale gas).

- Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược, đầu tư thích hợp để mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài, kết hợp giữa mua tài sản và hợp đồng tìm kiếm, thăm dò nhằm tập trung đầu tư 2-3 “khu vực trọng điểm” trong vòng 7-10 năm tới.

Phấn đấu

Mức gia tăng trữ lượng

- Giai đoạn 2016- 2020 là 35-45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 25 - 30 triệu tấn/năm, ngoài nước 10 - 15 triệu tấn/năm; 

Sản lượng khai thác dầu khí:

- Bảo đảm tổng sản lượng trong nước và phần được chia của PetroVietnam từ các hợp đồng dầu khí quốc tế đến năm 2020 đạt 40-44 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: trong nước 30 - 31 triệu tấn, ngoài nước 10 - 13 triệu tấn;

                                                                        (đơn vị: triệu tấn quy dầu/năm)

Nguồn khai thác

2015

2020

Khai thác trong nước hiện có (tổng)

24 - 28

25 - 26

Khai thác trong nước do phát hiện mới (tổng)

-

5

Khai thác nước ngoài hiện có và sẽ phát triển (được chia)

2 – 3

7 – 10

Khai thác nước ngoài do mua tài sản (được chia)

-

3

Tổng cộng

26 – 31

40 - 44

 

 

2. Lĩnh vực khí

Ngày 30/03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025”, theo đó sản lượng khai thác khí thiên nhiên trong nước sẽ đạt mức 15-19 tỷ m3/năm vào năm 2020 và duy trì đến năm 2030.

Để triển khai Quyết định của TTg Chính Phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghiệp khí đồng bộ từ khâu đầu, khâu giữa đến khâu cuối trong đó:

- Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở công nghiệp khí quốc gia: hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Nam, hình thành hạ tầng công nghiệp khí khu vực phía Bắc và miền Trung; từng bước triển khai xây dựng hệ thống mạng nối đường ống dẫn khí liên vùng, liên khu vực.

- Đẩy mạnh công tác tự lực, khuyến khích đầu tư thăm dò, khai thác khí thông qua cơ chế giá khí và điều khoản PSC phù hợp.

- Đảm bảo cung cấp đủ khí cho tiêu thụ công nghiệp và dân sinh trong nước.

- Tích cực đầu tư, phát triển & đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, trong đó tỷ trọng sử dụng khí trong lĩnh vực điện đạt khoảng 70-85% tổng sản lượng khí.

- Nhập khẩu LPG, LNG một cách hiệu quả trên cơ sở cung, cầu khí trong nước, năm 2020 khoảng 1 triệu tấn LNG/năm; năm 2021-2025 là 3.6 triệu tấn LNG/năm và 6 triệu tấn LNG/năm cho giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ:

- Kết nối, bổ sung & tiếp tục phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ thuộc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, PM3 - CAA;

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống thu gom khí, Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 & từ các mỏ thuộc khu vực Bắc Bộ về khu vực Thái Bình.

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) về bờ, từng bước hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp khí cho khu vực miền Trung, có tính đến khả năng kết nối với hệ thống cung cấp khí khu vực miền Nam.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, tích cực triển khai các dự án đầu tư nhà máy xử lý khí cùng thời gian với việc xây dựng & mở rộng các hệ thống đường ống dẫn khí.

 

Tên dự án

Năm vận hành

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn II giai đoạn 1

 Quý IV/2015

Đường ống từ các lô 102-106, 103-107 về Thái Bình (bao gồm cả hệ thống cung cấp khí thấp áp/CNG)

Quý III/2015

LNG Thị Vải (công suất 1 triệu tấn/năm)

Năm 2018

LNG Sơn Mỹ (công suất 3 triệu tấn/năm – giai đoạn I)

Sau 2020

Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn

Sau 2018

Đường ống từ các lô 113, 115, 117, 118 (mỏ Cá Voi Xanh), 119 về bờ ((bao gồm cả nhà máy xử lý khí)

Sau 2020

 

 

Bên cạnh việc triển khai các dự án khai thác khí trong nước, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết về năng lượng của đất nước nói chung và cho sản xuất điện nói riêng, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đang khẩn trương tiến hành công tác nhập khẩu khí LNG cũng như nhập khẩu khí bằng đường ống. Việc làm này không những phù hợp với quan điểm phát triển bền vững của Chính phủ trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp sử dụng cho sản xuất điện, bảo tồn các nguồn cung cấp nhiên liệu; mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, giải quyết được nhu cầu khí với khối lượng lớn trong khi chưa có thêm nguồn khí mới trong nước. Theo dự kiến sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2018 với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.

3. Lĩnh vực sản xuất điện

Thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho 3 Tập đoàn trụ cột là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng tham gia lĩnh vực sản xuất điện năng. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, trong những năm qua, PVN đã xây dựng “Chiến lược phát triển lĩnh vực điện đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” phấn đấu trở thành nhà sản xuất điện đứng thứ 2 sau EVN và là nhà sản xuất điện khí lớn nhất của cả nước, trong đó phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất đặt khoảng 4.200 MW (đạt 12% tổng công suất đặt toàn quốc) và đến năm 2020 khoảng 9000 MW (đạt 18-20% tổng công suất đặt toàn quốc). Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực đầu tư phát triển nhiệt điện khí, hợp tác với các đối tác, tham gia thực hiện các dự án thủy điện và điện than được Chính phủ giao, đẩy mạnh công tác tìm kiếm và ký kết các hợp đồng nhập khẩu than đối với các dự án chưa có kế hoạch cung cấp than từ nguồn trong nước. Cụ thể:

+ Phát triển nhiệt điện khí, coi đây là thế mạnh số một trên cơ sở tận dụng các nguồn khí khai thác và phát triển nguồn khí mới (LNG);

+ Thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhiệt điện than trên cơ sở Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao, sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, thân thiện môi trường để nâng cao tính cạnh tranh. Xúc tiến công tác nhập khẩu than, đồng thời xem xét cơ hội đầu tư hoặc mua các mỏ than ở nước ngoài nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu lâu dài cho các nhà máy điện.

Bên cạnh đó thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như theo Quy hoạch điện VII, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, tăng tỷ lệ sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo (đạt 4,5% điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030), PVN/PV Power sẽ tiếp tục xem xét nghiên cứu đầu tư đối với các dự án sử dụng năng lượng tái tạo đạt hiệu quả đầu tư như sau:

+ Giai đoạn 2014 - 2020: Dự kiến đầu tư và đưa vào vận hành 01 dự án (Phong điện Hòa Thắng-giai đoạn 1 công suất 48MW)

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến đầu tư và đưa vào vận hành 01 dự án năng lượng tái tạo, tổng công suất 100 MW.

 

Chỉ tiêu

ĐVT

2015

2020

2025

2030

Tổng SL điện cả nước

Tỷ kWh/năm

151

259

385

548,5

Tổng CS điện của PVN

MW

4215

9015

10515

12015

Tổng SL điện của PVN

Tỷ kWh/năm

21,4

34,38

49,34

68,62

% PVN/tổng SL điện cả nước

%

14.17

13.29

12.81

12.51

Mục tiêu của PVN trong lĩnh vực điện đến 2030

4. Lĩnh vực lọc hóa dầu

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến dầu khí là “phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô”.

Triển khai chiến lược trên, trong những năm tới Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đầu tư duy trì công suất lọc dầu và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học để tổng công suất đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước. Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xây dựng các Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn. Công suất lọc dầu đạt 16-20 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 30 triệu tấn/năm vào năm 2030 trong đó 83% sản lượng là xăng & DO, cụ thể:

Giai đoạn 2011-2020:

+ Đưa Liên hiệp lọc-hoá dầu Nghi sơn công suất 10 triệu tấn/năm vào hoạt động;

+ Hoàn thành nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên công suất 10 triệu tấn/năm;

+ Đưa 3 Nhà máy Ethanol vào hoạt động với công suất 300 triệu lít/năm.

Giai đoạn 2020-2030:

+ Đưa Nhà máy lọc dầu số 3 vào hoạt động.

 

- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí; xây dựng các kho chứa tàng trữ dầu thô bảo đảm bảo nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu, đồng thời tham gia hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia.

III. Các đề xuất/kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1. Về cơ chế tài chính

a. Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 48/2000/NĐ-CP theo hướng cho phép Công ty mẹ -Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự tiến hành hoạt động dầu khí phù hợp với Luật Dầu khí và Điều lệ.

b. Sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về Quy chế quản lý Tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phù hợp với Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm các Tập đoàn kinh tế, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về việc Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đặc biệt là việc phản ánh thu nhập của Tập đoàn từ khoản lãi dầu của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”.

Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, kính đề nghị Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hạch toán doanh thu hoạt động tài chính đối với khoản lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" vào khoản thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

c. Điều chỉnh Nghị định số 71/2013/NĐ - CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%  vốn điều lệ, cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, nhằm tháo gỡ các khó khăn trong việc tái đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp làm ra nhiều lợi nhuận. (Nghị định 71/2013/NĐ-CP quy định lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước chỉ được trích: 30% vào Quỹ đầu tư phát triển, không quá 03 tháng lương cho 02 Quỹ khen thưởng, phúc lợi và không quá 1,5 tháng lương cho viên chức quản lý doanh nghiệp, số lợi nhuận còn lại sẽ được nộp hết về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp và việc đầu tư dự án sẽ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

d. Phê duyệt Cơ chế đặc thù liên quan đến hoạt động cho vay các Công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tháo gỡ các khó khăn trong việc cho vay lại đối với các dự án đầu tư của Tập đoàn tại công văn số 7733/DKVN-HĐTV ngày 25/10/2013.

2. Cơ chế kinh doanh & chính sách một giá khí

Kinh nghiệm triển khai các dự án khí trong thời gian qua cho thấy việc thống nhất giá khí thường mất nhiều thời gian, kéo dài & là nhân tố then chốt. Với việc nguồn cung khí từ các mỏ hiện có đang dần bị suy giảm, sự chênh lệch về giá khí đầu vào từ các nguồn khí khác nhau ngày một mở rộng (Hiện tại: Cửu Long/Nam Côn Sơn trong & ngoài bao tiêu/PM3-CAA; tương lai: Lô B & 48/95 và Lô 52/97; Thái Bình, Lô 102-106 và Lô 103-107; Thiên Ưng - Mãng Cầu; Cá Voi Xanh, Mỏ Sư Tử Biển, Cá Ngừ Vĩ Đại v.v…, LNG nhập khẩu), để có thể đảm bảo nguồn cung cấp khí phục vụ cho nhu cầu năng lượng của quốc gia; trong những năm tới Chính phủ cần thiết phải có những chính sách nhằm đột phát, giải tỏa các vướng mắc trên, đảm bảo lợi nhuận khuyến khích các nhà thầu đầu tư vào các dự án khí thượng nguồn/trung nguồn;  như hỗ trợ PVN như là một Bên trong quá trình triển khai các dự án khí/nhập khẩu khí LNG.

Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam kiến nghị Chính phủ/Bộ Công Thương sớm phê duyệt Cơ chế kinh doanh khí & Phương án giá bán khí theo thị trường, theo đó thống nhất áp dụng một giá khí khu vực áp dụng cho từng loại khách hàng: a) sản xuất điện (trừ nhà máy điện Hiệp Phước và lượng khí trong bao tiêu của các nhà máy điện BOT như Phú Mỹ 2.2 & Phú Mỹ 3); b) sản xuất đạm; c) sản xuất hóa chất/hóa dầu; d) khách hàng công nghiệp trong đó giá khí bán cho khách hàng sản xuất công nghiệp được tính theo mức cạnh tranh với nhiên liệu thay thế FO hoặc LPG.

3. Công tác triển khai các dự án điện

Nhằm hỗ trợ PVN đẩy nhanh quá trình triển khai các dự án điện, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam xin kiến nghị Chính phủ:

+ Tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài Chính và các Bộ ngành liên quan hỗ trợ PVN trong đàm phán thu xếp vốn, cấp bảo lãnh cho các dự án điện, trước mắt cho dự án Thái Bình 2 và các dự án Long Phú 1, Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1.

+ Tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng cơ chế chính sách giá điện hợp lý, đảm bảo cho PVN và các nhà đầu tư nguồn điện đủ bù đắp chi phí và có lãi, trước mắt phê duyệt giá điện cho Nhà máy Phong điện Phú Quý, để tháo gỡ khó khăn cho PVN/PVPower.

+ Cho phép nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được thực hiện theo cơ chế đặc thù đã áp dụng cho Vĩnh Tân 4, Long Phú 1 theo đó đối với gói thầu xây lắp do nhà thầu trong nước đảm nhiệm áp dụng giá điều chỉnh, đối với gói thầu nhập khẩu thiết bị chính do nước ngoài thực hiện áp dụng hình thức trọn gói.

+ Sớm xem xét, ủy quyền cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt tổng mức đầu tư hiệu chỉnh của một số Dự án điện đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7916/DKVN-HĐTV ngày 31/10/2013.

+ Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận Nhà máy Phong điện Phú Quý theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận tại công văn số 4457/UBND-KTN ngày 31/10/2013.

+ Chỉ đạo EVN, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na hoàn thành việc bàn giao kỹ thuật đường dây 220 kV Nhà máy Thủy điện Hủa Na - Thanh Hóa trước ngày 15/12/2013 và hoàn trả toàn bộ chi phí đầu tư trong quý I/2014.

+ Chỉ đạo EVN/NPT khẩn trương xây dựng các tuyến đường dây (500KV, 220KV) để giải phóng công suất phát của toàn bộ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và tránh ảnh hưởng đến công tác chạy thử nghiệm thu và vận hành thương mại của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.

Bên cạnh đó, để hoàn thiện chuỗi giá trị dầu khí, kiến nghị Chính phủ xem xét, giao cho Tập đoàn làm chủ đầu tư các Nhà máy điện khí sử dụng các nguồn khí từ các đường ống dẫn khí khu vực miền Nam, miền Trung và miền Bắc.

4. Các vấn đề khác

a. Chính phủ xem xét, giao cho Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam chủ trì thẩm định các báo cáo đánh giá trữ lượng, kế hoạch phát triển mỏ (FDP) với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ trì thẩm định các báo cáo kế hoạch khai thác sớm (EDP),  Kế hoạch thu dọn mỏ với sự tham gia của các Bộ/Ngành có liên quan và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt; Phê duyệt thay đổi dự toán ở mức dưới 20% so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong FDP/EDP.

b. Chính phủ xem xét, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động  thăm dò và khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, thăm dò - khai thác khí thiên nhiên; Ưu đãi thuế cho các nhà máy lọc/hoá dầu nằm trong quy hoạch, nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm lọc/hoá dầu nhập khẩu;

c. Chính phủ xem xét cấp, bảo lãnh vay vốn và đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ để Tập đoàn có điều kiện thuận lợi trong thu xếp vốn vay cho các dự án trọng điểm của nhà nước. Bên cạnh đó Chính phủ cũng hỗ trợ Tập đoàn trong việc vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển tối thiểu từ 20%-30% tổng vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm của nhà nước và của Tập đoàn.

d. Chính phủ xem xét, cân nhắc lộ trình điều chỉnh giá khí, giá điện từng bước tiếp cận với giá thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn.

Phát biểu tham luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

 

ÔNG DƯƠNG QUANG THÀNH
Phó tổng giám đốc 
Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) chính thức vận hành từ 1/7/2012 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 4/6/2012 và văn bản số 5742/BCT-ĐTĐL ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương. Tham gia VCGM ban đầu bao gồm 32 nhà máy điện (NMĐ) có tổng công suất là 8.965MW chiếm khoảng 37% công suất đặt của hệ thống. Các NMĐ còn lại gián tiếp tham gia VCGM và do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện) trực tiếp vận hành.

Tính đến cuối năm 2013, trên toàn hệ thống điện có 102 nhà máy điện đang vận hành với tổng công suất đặt là 26.901 MW (không xét đến các nhà máy điện nhỏ có công suất dưới 30 MW và các nguồn nhập khẩu). Trong đó có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường, với tổng công suất đặt là 11.947 MW chiếm 44,4% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Các nhà máy còn lại tham gia thị trường theo hình thức gián tiếp, bao gồm: các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Trị An, Ialy và các nhà máy thủy điện thuộc bậc thang dưới của Ialy (6.721 MW, chiếm 25% tổng công suất); các nhà máy điện BOT; các nhà máy nhiệt điện chạy dầu/than nhập đắt tiền và các nhà máy điện được hưởng cơ chế vận hành đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ (Cà Mau 1, Cà Mau 2). Ngoài ra, hiện còn 29 nhà máy điện (tổng công suất đặt 2.971 MW, chiếm 11% công suất đặt hệ thống) đang tạm được xếp vào diện gián tiếp tham gia thị trường, do đây là các nhà máy điện mới đưa vào vận hành, chưa hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng và các yêu cầu khác để tham gia thị trường; và các nhà máy thủy điện miền Bắc có đấu nối vào lưới điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Như vậy, so với thời điểm mới vận hành thị trường (01/7/2012), số lượng nhà máy điện trực tiếp chào giá đã tăng thêm 12 nhà máy, nâng công suất đặt của các nhà máy trực tiếp chào giá tăng từ 9.312 MW (39% tổng công suất hệ thống tại thời điểm 01/7/2012) lên 11.947 MW vào cuối năm 2013 (tương đương 44,4% tổng công suất đặt toàn hệ thống).

Chỉ tính riêng năm 2013:

- Tổng sản lượng thực phát của các NMĐ tham gia TTĐ trong năm 2013 là 52,86 tỷ kWh. Trong đó sản lượng thực phát của các NMTĐ tham gia TTĐ là 11,84 tỷ kWh và các NMNĐ là 44,03 tỷ kWh.

- Tổng số tiền thanh toán sau 1 năm vận hành theo cơ chế TTĐ gần 54.371 tỷ đồng, cao hơn so với thanh toán theo cơ chế thanh toán bằng giá hợp đồng là 827,4 tỷ đồng. Theo đó, giá thanh toán trung bình theo cơ chế TTĐ là 1028,6 đ/kWh, cao hơn 15,7 đ/kWh so với thanh toán trung bình theo giá hợp đồng.

Kết quả hoạt động Thị trường điện năm 2013 cho thấy:

- Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ vận hành VCGM thuộc dự án cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát thị trường điện (TTĐ) giai đoạn 1 và bước 1 giai đoạn 2 do EVN đầu tư theo thiết kế do Bộ Công Thương phê duyệt đã hoạt động tốt, đảm bảo VCGM vận hành tin cậy, liên tục và ổn định theo đúng yêu cầu của Bộ Công Thương. Các hệ thống này bao gồm: Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu đo đếm; Hệ thống điều độ điện tử (DIM); Hệ thống chào giá; Hệ thống hỗ trợ thanh toán; Hệ thống Lan&Wan; Mạng thông tin kết nối nội bộ TTĐ và các phần mềm TTĐ.

- Giá VCGM từng giờ đã được công bố công khai trên trang Web của TTĐ theo đúng Quy định TTĐ, tạo điều kiện cho việc minh bạch hóa chi phí mua điện của nhóm các NMĐ tham gia VCGM.

- Theo đánh giá của Tư vấn quốc tế IES, cơ quan vận hành hệ thống và vận hành TTĐ đã tổ chức vận hành VCGM theo đúng các quy định của TTĐ, tạo cơ sở cho việc xây dựng một cơ quan vận hành hệ thống và vận hành TTĐ chuyên nghiệp đảm bảo vận hành TTĐ công bằng, minh bạch cho các giai đoạn phát triển TTĐ.

- Nhìn chung các NMĐ tham gia VCGM đã tuân thủ theo đúng Quy định TTĐ, tìm kiếm các cơ hội trên TTĐ để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các ràng buộc pháp lý khác như đảm bảo nước tưới tiêu cho hạ du đối với các nhà máy thủy điện tham gia TTĐ. Tham gia TTĐ đã làm thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của các NMĐ. Nếu như trước kia, để gia tăng lợi nhuận, các NMĐ chỉ có một cách duy nhất là giảm chi phí sản xuất do giá điện đã được hình thành trong các PPA dài hạn. Nay khi tham gia thị trường điện, lợi nhuận của các NMĐ phụ thuộc đồng thời cả hai chiến lược: (i) chiến lược cắt giảm chi phí và (ii) chiến lược chào giá. Thành công của các NMĐ trên TTĐ thực tế có nguyên nhân từ việc lãnh đạo các đơn vị trên thấy được tầm quan trọng của chiến lược chào giá, đã tổ chức tốt công tác chào giá từ việc đầu tư các công cụ hỗ trợ đến đào tạo nguồn nhân lực tham gia công tác này.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Nguồn cung trên TTĐ chưa được dồi dào như yêu cầu, đặc biệt là việc mất cân đối nguồn điện trong khu vực miền Nam.

- Hệ thống truyền tải điện yếu, đặc biệt hiện tượng quá tải và nghẽn mạch diễn ra rất phổ biến trên lưới 500kV, 220kV gây cản trở cho việc đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và làm giảm tính minh bạch trên TTĐ. Chất lượng cung cấp điện cho đến người tiêu thu cuối cùng chưa cao và cần đang được đầu tư và cải thiện. Kinh nghiệm các nước cho thấy, họ giải quyết tất cả các vấn đề này trước khi đưa cạnh tranh vào ngành điện.

- Cạnh tranh được đưa vào khâu phát điện, một khâu chi phí trung gian trong đó đầu vào là năng lượng sơ cấp (như than, dầu, khí) và đầu ra là giá bán lẻ thì cả hai khâu này chưa được thị trường hoá một cách tương ứng, mặc dù đối với giá bán lẻ, Chính phủ đã có lộ trình nâng dần mức giá bán lẻ đến mức thị trường điện vào 2015.

- Ngoài ra, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến VCGM đang trong quá trình hoàn thiện nên đã bộc lộ các bất hợp lý cần phải sửa đổi bổ sung như tính đồng bộ của các văn bản, các bất cập trong thiết kế VCGM từ lập kế hoạch vận hành VCGM đến thanh toán TTĐ. Ví dụ điển hình nhất là các cơ chế theo Quy định của VCGM hiện nay đã không xử lý tốt các vấn đề đảm bảo an ninh hệ thống, chống lũ và tưới tiêu cho hạ du của các NMTĐ và đảm bảo vận hành kinh tế hệ thống khi gián đoạn nguồn cung cấp khí.

Do vậy để tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh thì cần phải:

- Chỉ chuyển sang mức cạnh tranh cao hơn khi hoàn thành xong các điều kiện tiên quyết về nguồn cung trên TTĐ; thị trường năng lượng sơ cấp và giá bán lẻ được điều chỉnh ở mức tương ứng, hạ tầng CNTT và hệ thống SCADA/EMS phục vụ vận hành hệ thống và TTĐ; hạ tầng lưới điện truyền tải được củng cố giảm thiểu nghẽn mạnh trên hệ thống; hệ thống văn bản pháp lý được hoàn thiện trên cơ sở tổng kết và khắc phục các bất cập phát sinh trong giai đoạn trước và nguồn nhân lực tham gia phát triển và vận hành TTĐ được đào tạo.

- Một vấn đề trong thiết kế VCGM hiện nay đó là chỉ tập trung vào việc đưa cạnh tranh vào khâu phát điện - đối với các NMĐ đã đi vào vận hành. Trong bối cảnh yêu cầu tốc độ phát triển nguồn mới cao như hiện nay, thì tiềm năm giảm chi phí vận hành của các NMĐ đã được xây dựng ở mức hạn chế trong khi tiềm năng giảm chi phí đầu tư đối với đầu tư mới là rất quan trong. Do vậy, nên có cơ chế đưa cạnh tranh vào khâu đầu tư, ví dụ việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án theo Tổng sơ đồ phát triển điện lực là một giải pháp nên được áp dụng.

 

ÔNG ĐINH THẾ PHÚC
Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương)

1. Giới thiệu chung

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Ðảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phát triển ngành năng lượng nước nhà. Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, mục tiêu dài hạn của ngành năng lượng là phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng luợng trong nuớc; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi truờng. Như vậy, với phương châm “năng luợng phải đi trước một bước”, ngành năng lượng phải đảm bảo cung cấp đủ các yêu cầu về điện, than, các loại hình nhiên liệu khác, làm tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nuớc.

Là một trong số các cấu phần quan trọng của lĩnh vực năng lượng nói chung, ngành điện Việt Nam trong những năm vừa qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, đảm bảo phát triển theo định hướng chính sách chung, hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành năng lượng nước nhà. Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đủ điện cho các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội với chất lượng tốt, an toàn, tin cậy, ngành điện Việt Nam cũng hướng đến việc thúc đẩy phát triển thị trường điện lực cạnh tranh.

Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ 21, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra các chính sách và ban hành hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Luật Ðiện lực được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 2004 đã quy định về chính sách phát triển điện lực tại Ðiều 4, trong đó nêu rõ: “Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nuớc độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”.

Căn cứ vào quy định trong Luật Ðiện lực, Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết dịnh số 26/2006/QÐ-TTg ngày 26 tháng 1 năm 2006 (nay đã đuợc thay thế bằng Quyết định số 63/2013/QÐ-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị truờng điện lực Việt Nam. Theo đó, thị trường điện lực tại Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 03 cấp độ: i) Thị trường phát điện cạnh tranh (dự kiến vận hành đến năm 2014); ii) Thị trường bán buôn cạnh tranh (từ năm 2015 đến năm 2021); và iii) Thị truờng bán lẻ điện cạnh tranh (từ năm 2021). Bên cạnh đó, ngày 19 tháng 10 năm 2005, Thủ tuớng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 258/2005/QÐ-TTg thành lập Cục Ðiều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) với chức năng tham mưu cho Bộ về chính sách phát triển thị trường điện lực và điều tiết các hoạt động điện lực tại Việt Nam.

2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường điện lực

Công cuộc hình thành và phát triển Thị trường điện lực tại Việt Nam hòa chung trong xu thế cải cách ngành điện và phát triển thị truờng điện tại các quốc gia trên thế giới. Tương tự như ngành điện Việt Nam, ngành điện của các quốc gia trên thế giới truớc đây hầu hết đều theo mô hình độc quyền tích hợp dọc: một tập đoàn, công ty thuộc sở hữu nhà nước sẽ nắm giữ toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải điện - phân phối/bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng. Theo quan điểm truớc đây của các nhà kinh tế, quản lý, mô hình này tận dụng được ưu thế về mặt quy hoạch phát triển, quản lý vận hành ngành điện một các tập trung.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện (công nghệ phát điện, công nghệ điều khiển - đo đếm từ xa), các quan điểm về mô hình tổ chức ngành điện cũng dần dần có sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, một số khâu trong ngành điện, bao gồm: phát điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, hoàn toàn có thể áp dụng các cơ chế thị trường cạnh tranh để nâng cao hiệu quả; còn các khâu truyền tải điện, phân phối điện thì nên giữ theo mô hình độc quyền tự nhiên để khai thác tối ưu mạng luới truyền tải/phân phối điện, tránh phải đầu tư trùng lặp gây lãng phí. Trên cơ sở đó, ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách thị trường hoá ngành điện lực đã hình thành tại các nước châu Mỹ và châu Âu như Mỹ, Chi Lê, Argentina, Anh, New Zealand, sau đó lan rộng sang các quốc gia khác nhu: Úc, Thụy Ðiển, Na Uy, Ðức, Tây Ban Nha vào những nam 80-90, và trở thành xu huớng phát triển chung của toàn thế giới. Những áp lực kinh tế - xã hội đã bắt buộc ngành điện phải cải cách nhằm các mục đích: (1) có giải pháp cung cấp năng lượng bền vững, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội, đồng thời đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế và môi truờng; (2) thu hút dầu tư tư nhân vào các hoạt động đầu tư ngành điện; (3) đưa cạnh tranh vào trong hoạt động điện lực, phát triển thị trường điện tạo môi truờng cạnh tranh một cách thực sự bình đẳng, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của ngành điện.

Thị trường điện cạnh tranh đã đuợc hình thành và đang hoạt động hiệu quả ở một số nuớc Bắc Âu, châu Âu, châu Mỹ, Úc. Ngay trong khu vực Ðông Nam Á, một số quốc gia cũng đã áp dụng thành công mô hình thị trường điện. Tại Singapore, cơ chế thị truờng cạnh tranh đã phát triển, mở rộng đến tận khâu bán lẻ điện; các khách hàng tiêu thụ điện lớn (trừ khách hàng dân dụng) đuợc quyền tự do lựa chọn đơn vị cung cấp điện cho mình. Philippines cũng đang áp dụng thị truờng bán buôn điện cạnh tranh với sự tham gia của các đơn vị phát điện (bên bán) và các đơn vị phân phối/bán lẻ điện (bên mua). Philippines có chính sách từng buớc mở rộng đối tượng tham gia thị truờng điện là các khách hàng lớn nhằm tiệm cận dần đến khâu bán lẻ điện cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tại Thái Lan, cơ chế đấu thầu cạnh tranh đã được áp dụng để thu hút vốn đầu tư phát triển các nguồn điện mới. Theo kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, áp dụng mô hình thị truờng điện cạnh tranh đã và đang mang lại nhiều lợi ích: hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện tăng lên, đầu tư vào nguồn lưới điện được tối ưu hơn, giá điện phản ánh chi phí sản xuất thực tế của các đơn vị phát điện, chất lượng các dịch vụ về điện tăng lên rõ rệt, các nguồn năng lượng cho phát điện được sử dụng tối ưu hơn theo hướng có lợi cho khách hàng và môi trường.

3. Hiện trạng và các vấn đề tồn tại của ngành điện Việt Nam

Trong giai đoạn trước năm 2000, ngành điện Việt Nam được tổ chức theo mô hình độc quyền tích hợp dọc. Buớc sang thế kỷ 21 khâu phát điện đã đuợc cởi mở hơn, có nhiều đơn vị phát điện nằm ngoài Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên cho đến nay thì EVN vẫn giữ vai trò chi phối khâu phát điện (hơn 60% tổng công suất phát điện toàn hệ thống thuộc các công ty phát điện do EVN sở hữu 100% hoặc nắm giữ cổ phần chi phối); khâu phân phối bán lẻ (hơn 90% thị phần); và độc quyền trong các khâu truyền tải điện. Cung chính trong giai đoạn này, ngành điện Việt Nam đã phải đối mặt với một loạt những thách thức về việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phụ tải cũng như nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hàng năm ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 12% đến 15%/năm. Ðể đáp ứng nhu cầu điện tăng cao sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn vào nguồn và lưới điện, ước tính sơ bộ khoảng 4 tỉ USD/năm (cho giai đoạn 2011-2015). Ðây sẽ là một áp lực rất lớn cho ngành điện nếu giữ nguyên cơ cấu tổ chức theo mô hình độc quyền tích hợp dọc. Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, chỉ có thúc đẩy cạnh tranh trong các hoạt động điện lực mới có thể giải quyết đuợc vấn đề tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh điện, thu hút các nguồn vốn đầu tu cũng như sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả.

4. Xây dựng và phát triển Thị truờng phát diện cạnh tranh Việt Nam

Trên cơ sở tiếp thu những bài học kinh nghiệm về thị truờng điện trên thế giới, căn cứ theo các mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình phát triển thị truờng điện đã được Chính phủ quy định, Cục ÐTÐL đã nghiên cứu, xây dựng và đề xuất với Bộ Công Thương về việc hình thành Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam, làm tiền đề để phát triển lên các Thị trường bán buôn cạnh tranh và Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Mục tiêu của Thị trường phát điện cạnh tranh bao gồm: i) Ðảm bảo cung cấp điện ổn định; ii) Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện; iii) Nâng cao tính cạnh tranh trong khâu phát điện; và iv) Nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động phát điện, huy động nguồn điện và định giá phát điện. Thị truờng phát điện cạnh tranh đuợc xây dựng theo mô hình Thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi (Mandatory Gross Cost-Based Pool).

Theo đó, tất cả các nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW bắt buộc phải tham gia thị trường. Các nhà máy điện này sẽ chào bán toàn bộ sản lượng điện năng khả phát của mình lên thị trường. Giá chào của các nhà máy điện đuợc xác định trên cơ sở chi phí biến đổi của từng nhà máy (gồm chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành bảo dưỡng biến đổi, chi phí khởi động…). Ðơn vị mua buôn điện duy nhất (hiện là Công ty Mua bán điện thuộc EVN) sẽ mua toàn bộ điện năng đuợc chào bán trên thị trường và bán lại cho các Tổng công ty điện lực để cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Việc huy động các nhà máy điện sẽ căn cứ theo giá chào, sản luợng chào bán và nhu cầu phụ tải hệ thống điện từng giờ giao dịch, và được thực hiện tập trung bởi đơn vị vận hành hệ thống điện - thị trường điện (hiện là Trung tâm Ðiều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc EVN).

Giá điện năng thị truờng được xác định theo nguyên tắc giá biên hệ thống, phụ thuộc vào mức độ cân bằng cung - cầu của thị trường trong từng giờ giao dịch. Mức giá điện năng thị trường là đồng nhất trên toàn quốc, và được áp dụng để thanh toán cho tất cả các nhà máy điện đuợc huy động, căn cứ theo mức sản lượng đo đếm thực tế của nhà máy.

Bên cạnh đó, cơ chế trả phí công suất cũng được áp dụng nhằm đảm bảo nhà máy thu hồi đủ tổng chi phí. Bên cạnh các các giao dịch mua bán điện trên thị trường, các nhà máy điện cũng sẽ ký hợp đồng song phương với Công ty Mua bán điện. Hợp đồng song phương đuợc xây dựng theo dạng Hợp đồng sai khác (CfD) với giá hợp đồng được 02 bên thỏa thuận theo khung giá do Bộ Công Thương ban hành; còn sản lượng hợp đồng được tính bằng 80-90% sản lượng dự kiến cả năm của nhà máy điện. Mục đích của hợp đồng CfD là giúp cả bên bán và bên mua điện hạn chế các rủi ro về biến động giá thị truờng theo các giờ trong ngày. Nhìn chung, Thị trường phát điện cạnh tranh được thiết kế theo quan điểm nâng cao tính chủ động của các nhà máy điện trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; tạo cạnh tranh giữa các nhà máy điện để thúc đẩy việc tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất; khuyến khích nâng cao công suất sẵn sàng trong giờ cao điểm và trong mùa khô.

5. Thị truờng phát điện cạnh tranh: kết quả và các vấn đề tồn tại

Thị truờng phát điện cạnh tranh đuợc vận hành thí điểm từ tháng 7 năm 2012 với sự tham gia của 75 nhà máy điện (tổng công suất đặt là 23.867 MW). Trong đó, 32 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị truờng, với tổng công suất đặt là 9.312 MW chiếm khoảng 39% tổng công suất đặt. Các nhà máy còn lại tham gia thị trường theo hình thức gián tiếp, bao gồm: các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các nhà máy điện BOT; các nhà máy nhiệt điện chạy dầu/than nhập đắt tiền; và một số các nhà máy điện đặc thù khác.

Ðến cuối năm 2013, có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường, với tổng công suất đặt là 11.947 MW, chiếm 44,4% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Như vậy, so với thời điểm mới vận hành thị truờng tháng 7/2012, số lượng nhà máy điện trực tiếp chào giá đã tăng thêm 16 nhà máy. Tỷ lệ công suất đặt của các nhà máy trực tiếp chào giá tăng từ mức 39% lên 44,4% tổng công suất hệ thống. Giá điện năng thị truờng SMP phản ánh rõ sự khác biệt về điều kiện vận hành thực tế của hệ thống điện trong từng thời điểm trong năm (mùa khô và mùa mua).

Tổng sản luợng của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị truờng trong cả năm đạt mức 52,8 tỷ kWh, chiếm khoảng 40.3% tổng sản lượng của toàn hệ thống điện (tính cả nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc). Như vậy, mặc dù các nhà máy điện trực tiếp chào giá chỉ chiếm 37,8% công suất đặt, nhưng lại đóng góp tới hơn 40% sản luợng điện năng cho hệ thống. Mức tỷ lệ này biến động theo từng tháng và phụ thuộc vào diều kiện vận hành của hệ thống điện, đặc biệt là phụ thuộc vào khả năng phát của các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường trong các thời điểm trong năm. Tổng các khoản thanh toán cho các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường phát điện cạnh tranh trong năm 2013 là 54.696 tỷ đồng (tính cả các khoản thanh toán thuế tài nguyên nước và phí môi trường rừng).

Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh sau một năm vận hành đã đạt được các kết quả tích cực. Hệ thống điện đã đuợc vận hành an toàn tin cậy, không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị truờng điện, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Ðồng thời, việc vận hành thị truờng điện đã tăng tính minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện. Thông qua cơ chế chào giá cạnh tranh, các đơn vị phát điện đã chủ động nâng cao hiệu quả cạnh tranh và giảm chi phí phát điện của các nhà máy.

Tuy nhiên, quá trình vận hành Thị trường điện cũng phát sinh một số vấn đề khó khăn; trong đó phần lớn liên quan đến các điều kiện đặc thù của hệ thống điện và cơ cấu tổ chức ngành điện Việt Nam. Trên khía cạnh hệ thống điện, hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ vận hành hệ thống - thị trường điện còn nhiều hạn chế, như hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm... dẫn đến một số ảnh huởng nhất định đến công tác vận hành thị trường. Các nhà máy thủy điện chiếm tỷ lệ lớn, trong khi các yếu tố đầu vào thủy văn thường bất định, khó dự báo, do vậy công tác lập kế hoạch vận hành thị truờng điện hàng năm, hàng tháng cũng ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

Cũng liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, việc nghẽn mạch đuờng dây truyền tải 500kV trong các chu kỳ cao điểm cũng tác động lớn đến kết quả vận hành thị truờng; ngay cả trong mùa mưa, dù công suất sẵn sàng của các nhà máy thủy điện miền Bắc tương đối cao nhưng không thể truyền tải hết vào miền Nam. Trên khía cạnh cơ cấu ngành điện, tỷ lệ tổng thị phần của các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN vẫn ở mức rất lớn (trên 60% công suất đặt). Ðây là những vần đề còn tồn tại, cần đặc biệt lưu tâm để giải quyết trong các năm tới, đặc biệt là trong hoàn cảnh Thị truờng bán buôn điện cạnh tranh đang được nghiên cứu, xây dựng, dự kiến vận hành thí diểm vào năm 2015.

Bên cạnh các vấn đề nội tại của ngành điện, thị trường phát điện cạnh tranh cũng chịu tác động lớn từ các nhân tố bên ngoài, trong đó nhân tố đặc biệt quan trọng là vấn đề cung ứng nhiên liệu sơ cấp (than, khí) cho phát điện. Các cụm nhà máy điện tua-bin khí (cụm Phú Mỹ, cụm Nhơn Trạch….) cùng chia sẻ một hệ thống cung cấp khí nhưng lại có nhiều ràng buộc khác nhau về giá khí (giá bao tiêu, giá trên bao tiêu, thay đổi về khí khi hòa thêm nguồn khí mới…). Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải phân bổ luợng khí sử dụng một cách hợp lý, phản ánh hiệu quả hoạt động của từng nhà máy; đồng thời việc cấp khí phải đảm bảo có kế hoạch trước để các nhà máy điện có thể chủ động lên kế hoạch phát điện và chào giá bán điện trên thị trường.

Bên cạnh đó, việc liên tiếp tăng giá bán than nội địa cho các nhà máy nhiệt điện than trong hai năm vừa qua cũng đã đẩy mức chi phí nhiệt điện lên cao hơn; theo đó mức giá trần bản chào của các nhà máy nhiệt điện đã phải liên tục điều chỉnh, mức giá trần thị truờng cũng đã tăng từ 846,3 VNÐ/kWh vào đầu năm 2013 lên mức 1.168 đ/kWh từ đầu năm 2014. Như vậy, hiệu quả hoạt động của thị trường điện lực hoạt động có hiệu quả hay không, an ninh cung cấp điện trung - dài hạn phụ thuộc rất lớn vào chính sách chung của toàn ngành năng lượng. Việc sử dụng, phân bổ tối ưu dài hạn các nguồn nhiên liệu đầu vào (than, khí) sẽ giúp các khâu phát điện tận dụng đuợc tối đa nguồn lực trong nuớc để phát triển, hạn chế phải sử dụng các nguồn nhiên liệu nhập khẩu với giá thành cao. Do vậy, việc đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ trong các chính sách quy hoạch phát triển, quản lý giám sát, sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia nói chung và cho vận hành thị truờng điện lực nói riêng.

5. Kết luận

Việc đưa Thị truờng phát điện cạnh tranh vào vận hành từ năm 2012 là phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện đã đuợc Ðảng, Nhà nuớc và Chính phủ đề ra. Thị trường phát điện cạnh tranh đã đạt được những thành quả quan trọng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh, cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh điện. Thành công của thị trường phát điện cạnh tranh đã cho thấy tính đúng đắn của Chiến lược phát triển thị trường năng lượng mà Ðảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra. Trong các năm tới, để Thị trường phát điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả hơn, cần có các biện pháp linh hoạt để xử lý các vấn đề còn tồn tại về mặt kỹ thuật cung như về cơ cấu tổ chức ngành. Trong đó, vấn đề về việc lập quy hoạch phát triển dài hạn tổng thể ngành năng lượng cần được đặc biệt quan tâm, để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa ngành điện và các nguồn năng lượng sơ cấp (than, khí). Ðể phù hợp với chiến lược phát triển thị trường năng lượng, cơ chế xây dựng, giám sát thực hiện quy hoạch cần theo định hướng thị trường, cũng cần điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh trong đầu tư xây dựng các nguồn điện mới với hiệu quả cao và chi phí hợp lý.

Phát biểu tham luận của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

 

ÔNG NGUYỄN CHÍ QUANG

Phó trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Chiến lược Phát triển
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Khái niệm năng lượng

Khái niệm năng lượng được hiểu chung nhất là các nguồn tài nguyên, nhiên liệu cung cấp, phục vụ cho đời sống, sản xuất và các nhu cầu thiết yếu của con người. Năng lượng là một trong những điều kiện tối kiên quyết của sự sống còn và phát triển của mỗi con người và toàn nhân loại. Điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kì nền văn minh nào đều là năng lượng. Trong các loại năng lượng, dầu mỏ, than đá và khí hóa lỏng là ba loại hình năng lượng quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến mọi đời sống của con người.

Khái niệm an ninh năng lượng

An ninh năng lượng là một lĩnh vực quan trọng gắn với vấn đề an ninh quốc gia. An ninh năng lượng là một từ xuất hiện trong hệ thống từ ngữ hiện đại từ thập niên 50 của thế kỉ XX. An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở và không đơn thuần là các nguồn cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầu lửa, khí và than) được đảm bảo như những thập kỉ trước đây, mà còn được hiểu một cách toàn diện, bao quát hơn là phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, giá cả hợp lý và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ các nhân tố tự nhiên, kinh tế, chính trị bên trong và bên ngoài quốc gia.

Đến nay, khái niệm an ninh năng lượng đã được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ. Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh và an ninh năng lượng cũng đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.

Cấu trúc thị trường năng lượng than thế giới

Thực tế đang cho thấy trữ lượng các nguồn năng lượng chính có xu hướng giảm. Theo văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) và IEA đã đưa ra đánh giá dự báo khoảng 41,4 năm nữa thế giới sẽ cạn kiệt nguồn dầu mỏ, 60,3 năm nữa sẽ cạn kiệt nguồn khí tự nhiên và 117 năm nữa sẽ cạn kiệt nguồn than. Năm 2015, thế giới sẽ có khoảng 550 thành phố có quy mô hơn 1 triệu người. Năm 2030, sẽ có thêm khoảng 2 tỷ người (chiếm 60% dân số thế giới) sinh sống tại các thành phố lớn. Cùng với việc tăng dân số, các thành phố lớn sẽ tiêu tốn 75% nguồn năng lượng, đồng thời sản sinh 70% lượng phát thải nhà kính, chủ yếu là khí CO2. Thế giới sẽ phải cần 10,5 nghìn tỷ euro đầu tư cho ngành năng lượng. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang hành động khẩn cấp để tăng cường an ninh năng lượng để đảm bảo an ninh quốc gia.

Nguồn năng lượng Than (than) đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì và tăng lên trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn than (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Thị trường than lớn nhất là châu Á (chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ), chiếm khoảng 54% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới. Một số nước khác không có than phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng như: Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Hàng năm có khoảng hơn 4,03 tỷ tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác than lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng (3,5-4,0 tỷ tấn), các nước không thuộc khối OECD là 1,6% năm, ngược lại có sự suy giảm trong OECD là -0,9% /năm, với Ấn Độ là 13% sẽ vượt qua Mỹ để chiếm vị trí thứ hai trong năm 2024, vào cuối thế kỷ 21, Ấn Độ thay thế Trung Quốc như là quốc gia hàng đầu về tăng trưởng nhu cầu than.

Hiện Australia là nhà sản xuất than đứng thứ 4 thế giới (trên 400 triệu tấn năm 2013), sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ; là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới (xấp xỉ 200 triệu tấn năm 2013). Nhật Bản chiếm 39,3% kim ngạch xuất khẩu than đá của Australia - phần lớn nhất, với tổng cộng 115.300.000 tấn năm 2013. Kế đến là Trung Quốc và Hàn Quốc với hơn 40 triệu tấn. Mặc dù ¾ lượng than xuất khẩu của Úc vào thị trường châu Á, tuy nhiên phần than còn lại của nước này được tiêu thụ trên toàn thế giới trong đó châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Tỷ trọng sử dụng than trong sản xuất điện trên thế giới đang có xu hướng giảm từ 43% năm 2012 đến 37% vào năm 2035. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước có tỷ trọng sử dụng than sản xuất điện cao nhất là 68% năm 2012 và giảm xuống 52% năm 2035. Một báo cáo mới đây của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cho thấy, Ấn Độ đang chuẩn bị đưa 455 nhà máy điện vào hoạt động, hiện tại có 66 % công suất điện từ than, trong khi đó chính phủ có kế hoạch tăng công suất phát thêm 44 %, đạt 288 GW. Ấn Độ khai thác khoảng 550 triệu tấn than nội địa mỗi năm, nhập khẩu than cũng tăng nhanh chóng: nhập 50 triệu tấn từ 2007 đến 2008 và 192 triệu tấn trong 2012. Vào năm 2017, nhu cầu than của Ấn Độ dự kiến tăng lên đến 980 triệu tấn/năm, trong đó than nội địa là 795 triệu tấn và nhập khẩu 185 triệu tấn.

Theo kết quả đánh giá mới đây của WEC cho thấy, nguồn tài nguyên than trên thế giới khoảng 860 tỷ tấn, trong đó có 405 tỷ tấn (47%) than bituminous (bao gồm cả than anthracite), và 260 tỷ tấn (30%) than sub-bituminous và 195 tỷ tấn (23%) than nâu (lignite). Chủ yếu tập trung ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và một số nước châu Âu, nhưng lại là các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài nguyên than lại ngày càng cạn kiệt. Tại Hội nghị thượng đỉnh EU (22/5/2013), dự kiến đến năm 2035, EU phải nhập tới 70% nhu cầu than và Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản. Do đó, điều này sẽ tác động đến cơ cấu quyền lực của thế giới, vấn đề an ninh năng lượng ngày càng trở nên cấp bách.

Tất cả những vấn đề trên đây làm cho triển vọng phát triển năng lượng toàn cầu liên quan tới tính ổn định của thị trường than toàn cầu. Cải thiện môi trường đầu tư vào lĩnh vực than, nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm tài nguyên than trong khai thác, chế biến và sử dụng, đa dạng hóa các dạng năng lượng than (khí hóa than, hóa lỏng, ...), bảo đảm an ninh vận chuyển các cơ sở hạ tầng, giảm bớt thiếu hụt than qui mô lớn, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ngành than. Đó là những thách thức mang tính toàn cầu về sự phát triển bền vững của nành than trong chiến lược an ninh năng lượng toàn cầu

Vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo nhu cầu điện của Quy hoạch Điện VII, tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam là 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020), trong đó năm 2010 trên 100 tỷ kWh, năm 2020 là 330-362 tỷ kWh, năm 2030 là 695-834 tỷ kWh. Nhu cầu điện ngày càng lớn, khả năng cân đối tài chính để khai thác và chế biến 55-58 triệu tấn than sau năm 2015 là rất khó khăn. Nhu cầu than riêng cho ngành điện vào năm 2020 với công suất các nhà máy điện than là 36 nghìn MW để sản xuất 154,44 tỷ kWh, sẽ tiêu thụ 67,3 triệu tấn than. Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8 MW để sản xuất 391,980 tỷ kWh, tiêu thụ tới 171 triệu tấn than.

Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên than, tình huống phải nhập khẩu than sẽ xuất hiện sớm hơn vào khoảng năm 2015-2018. Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.

Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than, bao gồm: than anthracite phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với tài nguyên trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và đánh giá đảm bảo độ tin cậy. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Than á bitum ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu -1700m (dưới mực nước biển) có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu -3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than bùn (peat coal) với trữ lượng khoảng 7 tỷ m3, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 5 tỷ tấn).

Việc tiến hành khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện hiện nay chủ yếu tập trung ở Bể than Đông Bắc (trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), ngoài ra có một số mỏ than ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nông Sơn với sản lượng 46,98 triệu tấn; 48,28 triệu tấn và 44,33 triệu tấn, 42,85 triệu tấn than nguyên khai tương ứng với các năm 2010, 2011 và 2012, 2013. Kế hoạch dài hạn của ngành than phấn đấu đến năm 2015 sản lượng than thương phẩm đạt 55 triệu tấn (thực tế điều chỉnh chỉ đạt 46 triệu tấn) và khoảng 65-60 triệu tấn than vào năm 2020, và 66 - 70 triệu tấn vào năm 2025, trên 75 triệu tấn vào năm 2030, tương đối phù hợp với mục tiêu phát triển khai thác than đã được Chính phủ phê duyệt theo Quy Hoạch Phát Triển Ngành Than (Quy hoạch 60) và kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của VINACOMIN nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên trong giai đoạn 2025-2030 cho thấy khả năng khai thác và chế biến than của VINACOMIN cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than cho sản xuất điện, thực chất sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030, do đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than trong giai đoạn sau 2020.

Thực tế hiện nay toàn bộ sản lượng than khai thác bằng 02 phương pháp: lộ thiên và hầm lò, bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, được phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc Việt Nam, với tỷ lệ 50/50 và tỷ lệ khai thác than hầm lò tăng lên từ năm 2014 đến 2020 sẽ chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng sản lượng than. Các mỏ đang được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và các kỹ thuật khai thác mỏ, đặc biệt là cơ giới hóa khai thác hầm lò đã góp phần tăng sản lượng và tiết kiệm chi phí. Đồng thời VINACOMIN đang nghiên cứu công nghệ khí hóa than ngầm, là một quy trình công nghệ nhằm chuyển đổi than từ dạng rắn thành dạng khí và cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Với công nghệ tiên tiến này, VINACOMIN có cơ hội mở rộng công tác thăm dò và khai thác trữ lượng than nằm từ độ sâu 300m xuống tới 1.200m so với mặt nước biển tại bể than Quảng Ninh, và tại bể than Đồng bằng Sông Hồng với sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài.

Những thách thức phát triển ngành than đảm bảo an ninh năng lượng giai đoạn 2015-2030

Những rủi ro không lường trước khi thăm dò, đánh giá trữ lượng than ở độ sâu hơn 300m so với mực nước biển ở vùng than Đông Bắc, và hơn -1000m ở đồng bằng sông Hồng do hạn chế về trình độ công nghệ thăm dò, phương pháp đánh giá (từ những năm 70) và kết quả là chi phí đầu tư lớn, sai số cao và độ tin cậy thấp;

Tài nguyên than chưa được đánh giá theo nguyên tắc thị trường (chưa được định giá), do đó dẫn đến lãng phí, quản lý không hiệu quả và không thể chia sẻ và hội nhập với thị trường thế giới (chưa được coi là nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội);

Hạn chế về áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa công nghệ khai thác than bằng phương pháp hầm lò ở các tầng sâu, điều kiện địa chất phức tạp, thông tin không tin cậy; rủi ro về mất an toàn cho con người và công trình, thiết bị máy móc cao, dẫn đến năng suất thấp, giá thành than cao và không đảm bảo lợi hiệu quả đầu tư và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ;

Nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển và xây dựng mới các mỏ than hầm lò, và khai thác than đồng bằng sông Hồng để tăng sản lượng than đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong giai đoạn 2010-2030 được đánh giá khoảng 50-80 tỷ USD, đây là một thách thức rất lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam với quy mô nguồn vốn còn rất nhỏ và nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư.

Ở Việt Nam, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28-32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Do đó lượng than tiêu hao cho một đơn vị năng lượng của Việt Nam cao hơn nhiều không chỉ so với các nước phát triển, mà so cả với những nước trong khu vực. Đồng thời gây ra ô nhiễm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính (GHG) tạo ra rủi ro cao về tính tuân thủ pháp luật và quy định về bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế.

Biến đổi khí hậu đã làm mực mước biển dâng cao tác động lớn đến các công trình cảng, nhà máy chế biến than và các cơ sở hạ tầng của ngành than nằm ở dải ven bờ có thể bị ngừng trệ và thiệt hại nặng nề. Mặt khác, một số địa phương có tài nguyên than như Thái Bình, Hưng Yên thuộc đồng bằng sông Hồng có thể bị ngập do nước biển dâng gây rủi ro cao cho việc đầu tư thăm dò và khai thác than tại đây.

Một số nguyên tắc đổi mới để đảm bảo nguồn nguyên liệu than cho an ninh năng lượng

Đối với Việt Nam, vấn đề an ninh năng lượng đặt đặt ra yêu cầu cấp thiết. Việt Nam đã đưa ra “Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia” đến năm 2020, tầm nhìn 2050 đã cho thấy tương lai Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, sử dụng và sản xuất năng lượng với các quốc gia, tổ chức khu vực và trên thế giới.

Các giải pháp phát triển bền vững ngành than để góp phần đảm bảo an ninh quốc gia được đề xuất trên cơ sở một số nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc đầu tiên: đó là đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nói chung, và than nói riêng nhằm tạo ra thị trường than ổn định, bền vững cả về lượng và chất trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Nguyên tắc thứ hai là khả năng hồi phục nhanh, trong hệ thống cung cấp than có khả năng chống lại những cú sốc hoặc tác động của khủng hoảng, bao gồm: năng suất các mỏ than dự phòng đủ lớn, các kho dự trữ than chiến lược theo chuỗi cung ứng than, nguồn cung thiết bị công nghệ đảm bảo.

Nguyên tắc thứ ba là sự nhận thức về bản chất liên kết. Hiện nay, ngoài VINACOMIN (sản lượng chiếm khoảng 85%) còn nhiều đơn vị khác tham gia khai thác than. Vì vậy cần tạo ra sự thống nhất về chính sách và kế hoạch điều phối các đơn vị sản xuất than có trách nhiệm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...

Nguyên tắc thứ tư chính là tầm quan trọng của thông tin. Thông tin về trữ lượng và chất lượng than phải được thay đổi theo tiêu chuẩn quốc tế, được hội nhập thị trường thế giới và khu vực, đặc biệt là thị trường tài chính mỏ.

Nguyên tắc thứ năm mở rộng khái niệm an ninh năng lượng, đó là tính toàn cầu hóa của hệ thống an ninh năng lượng, gắn liền với duy trì ổn định toàn bộ chuỗi cung ứng than trong nước, khu vực và toàn cầu.

Một số giải pháp bảo đảm nguồn nguyên liệu than cho an ninh năng lượng

Khai thác và sử dụng than một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong quản lý cũng như ứng dụng công nghệ, và sử dụng than.

Đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành than phù hợp với độ sâu khai thác lớn và có tính an toàn cao cho người và thiết bị.

Hình thành thị trường tài chính năng lượng, với nguồn vốn là các tài nguyên năng lượng (than) được định giá và huy động đầu tư như là một nguồn vốn chính, liên kết chặt chẽ với các thị trường tài chính mỏ trên thế giới, như ASX (Úc), TSX (Canada).

Đổi mới quy trình làm quy hoạch năng lượng từ quy hoạch riêng rẽ từng ngành (điện, dâu khí và than) sang lập quy hoạch tổng thể và đồng bộ năng lượng bao gồm than, dầu khí và điện trong một hệ thống tối ưu và có độ tin cậy cao trên thực tế.

Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý tài nguyên năng lượng (than) theo tiêu chuẩn quốc tế (JOCR-Úc; NI43-101-Canada…) và cơ chế thị trường, được định giá và quản lý như một nguồn vốn để huy động đầu tư và phát triển các dự án mỏ từ các thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

- Hình thành và phát triển chính sách ngoại giao năng lượng, trong đó có nội dung về tài nguyên than, với các nội dung cơ bản sau đây:

Tăng cường và đa dạng hoá quan hệ với các nước xuất khẩu than (Úc, Indonesia, Nga).

Phát triển hợp tác song phương với đa phương trên lĩnh vực than, như hợp tác xây dựng kho dự trữ than chiến lược, bảo vệ các tuyến đường vận chuyển than trên biển.

+ Hợp tác trong lĩnh vực môi trường mỏ và biến đổi khí hậu.

+ Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ than sạch, như khí hóa than ngầm, công nghệ thu hồi và chon lấp carbon (CCT).

Thứ tư, đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh.

Kết luận

Năng lượng than và vai trò của than trong an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới. Sự phân bố, mất cân bằng trong kết cấu năng lượng Việt Nam hiện nay và trong tương lai (2020-2030) sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong khai thác, sử dụng nguyên liệu than. Hiện tại, dầu mỏ, than và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo an ninh năng lượng cho mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt trong 50 năm tới. còn đối với các nguồn năng lượng mới (như gió, mặt trời, địa nhiệt…) vẫn chỉ ở mức dự án tiền khả thi. Do vậy, sức ép về thiếu hụt than đang và sẽ tiếp tục gia tăng đối với an ninh năng lượng Việt nam trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh năng lượng không còn là vấn đề chuyên môn kĩ thuật, công nghệ thuần túy mà là vấn đề chính trị xã hội, vấn đề quan hệ quốc tế. Do đó, để đảm bảo nguyên liệu than cho an ninh năng lượng quốc gia không chỉ là trách nhiệm của VINACOMIN và các ngành liên quan, mà là cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của Bộ ngoại giao, với tư cách là cơ quan đầu mối để phát triển và đổi mới chính sách ngoại giao năng lượng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong thế kỷ 21 này.

>> Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học…

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động