Xây dựng chính sách cho người lao động ngành điện hạt nhân
16:16 | 13/08/2013
>> Hội thảo quốc gia đầu tiên về tuyên truyền điện hạt nhân
>> Nhật ký Năng lượng: Thông điệp toàn cầu về điện hạt nhân
>> Tập đoàn Rosatom giới thiệu về công nghệ Multi-D
>> Chuẩn bị thẩm định địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Lớp sinh viên Việt Nam đầu tiên học chuyên ngành “Nhà máy và trạm điện nguyên tử” tại Trường Đại học Năng lượng nguyên tử Obninsk, chụp trước tượng Viện sỹ I.V. Kurchatov
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để thực hiện từ năm học 2013-2014.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, trong tháng 8 năm 2013 thống nhất, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1558QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” trên cơ sở Nghị định trên.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành kế hoạch tổng thể đào tạo nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 70 sinh viên được cử sang Liên bang Nga học chuyên ngành “Thiết bị và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân” theo dạng học bổng, nâng tổng số sinh viên theo học chuyên ngành này tại LB Nga lên 230 người. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động khảo sát, học tập ngắn hạn và học tập kinh nghiệm quản lý tại một số nước như Nga, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc…
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?
"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị