RSS Feed for NM điện hạt nhân Novovoronezh đã nối lưới thành công | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 06:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

NM điện hạt nhân Novovoronezh đã nối lưới thành công

 - Tổ máy năng lượng hạt nhân đầu tiên VVER-1200 của Nga đã chính thức nối vào lưới điện quốc gia. Đây là tổ máy hiện đại thế hệ thứ III tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh. Tổ máy đã sản xuất 240MW điện đầu tiên sau lần kết nối thành công.

Công nghiệp hạt nhân: ROSATOM khẳng định vị thế đi đầu

Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh

“Sự kiện này là thành công của chúng tôi, đây là thành quả cho khối lượng công việc khổng lồ, bao gồm việc lắp đặt, điều chỉnh thiết bị và các công đoạn vận hành phức tạp. Tất cả đều được nhân viên điều hành thực hiện một cách chắc chắn và an toàn trong suốt quá trình vận hành thiết bị”, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosenergoatom, ông Andrey Petrov nói.

Tiến sĩ Jonathan Cobb, thành viên Hiệp hội Hạt nhân Thế giới đã có lời khen ngợi cho sự khởi đầu của tổ máy VVER-1200 tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh. Đây là một ví dụ tiêu biểu cho việc các công ty năng lượng đã chế tạo những công nghệ và thiết kế mới để cải tiến hiệu suất của các lò phản ứng một cách an toàn và hiệu quả. Theo Tiến sĩ, “Các quốc gia tại châu Á lựa chọn năng lượng hạt nhân là một phần trong tổ hợp năng lượng hỗn hợp. Họ sẽ được hưởng lợi từ các kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến được đúc kết trong 60 năm vận hành điện hạt nhân trên thế giới”.

Từ quan điểm kỹ thuật, kết nối nhà máy điện hạt nhân vào lưới điện cơ bản giống như kết nối bất kỳ nhà máy nhiệt điện nào vào lưới điện. Tiến sĩ Victor Nian, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Đại học Quốc gia Singapore, cho biết, điện hạt nhân nói chung chủ yếu cung cấp cho các tải trung bình của nhà máy phát điện, do vậy các công ty tiêu dùng nên có kế hoạch dự phòng để đảm bảo lưới điện có thể tải được công suất gia tăng. “Luận về quan điểm môi trường, việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân thay vì nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon và các chất gây ô nhiễm không khí” - Tiến sĩ Nian bổ sung thêm.

Liên quan đến sự an toàn của lò phản ứng hạt nhân, Tiến sĩ Nian, nói rằng, năng lượng hạt nhân đã an toàn hơn sau sự cố tại đảo Three Mile và sự cố hạt nhân Chernobyl. Cùng với đó, sự cố hạt nhân Fukushima một lần nữa đã thêm vào các yếu tố về an toàn hạt nhân, như mở rộng màn trạm, làm mát thụ động,… “Về cơ bản, mục đích khi chế tạo tổ máy thế hệ III/III+ là có thể giải quyết các tai nạn xảy ra bởi quá trình thiết kế cơ sở”, ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có một số nước tại châu Á sẵn sàng áp dụng công nghệ này. “Các công nghệ mới như công nghệ như VVER-1200 cần phải cân nhắc các yếu tố như kinh tế, chính trị, kỹ thuật và các điều kiện khác để có thể áp dụng”, ông cảnh báo.

NGUYỄN THÙY LINH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động