RSS Feed for Xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau sự cố Fukushima | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 23:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau sự cố Fukushima

 - Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ĐHN đối với sự phát triển, ngày 21-25/1/2013, tại Hà Nội. TS. Sueo Machi, nguyên Phó Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (1991-2000), nguyên Ủy viên Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (2004-2007), hiện là điều phối viên Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA), đã có bài trình bày về vai trò của ĐHN đối với sự phát triển bền vững... NangluongVietnam.vn xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

>> ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"
>> Để các chương trình điện hạt nhân đảm bảo tính khả thi cao nhất

Xu hướng của chương trình ĐHN thế giới sau Fukushima

Tuyên bố của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) (cấp Bộ trưởng) về chính sách năng lượng (9/9/2012): Ủng hộ ĐHN an toàn như nguồn năng lượng sạch, tăng cường hợp tác sử dụng hòa bình hạt nhân, đánh giá cao phát triển khí đốt, phát triển công nghệ để sản xuất nhiên liệu sinh học từ bio-mass, tăng hiệu quả năng lượng đến 45% đến năm 2035 từ mức của năm 2005.

Tình hình ĐHN hiện nay theo IAEA. Tính đến tháng 5/2012, có 436 NMĐHN đang hoạt động tại 30 nước trên toàn thế giới. Tổng công suất lắp đặt là 368.2 GW. 62 NMĐHN đang xây dựng. Năm 2011, có 7 lò phản ứng đã được nối với lưới điện: Kaiga-4 của Ấn Độ, Chashma-2 của Pakistan, Lingao-4, Qinshan2-4 và CEFR của Trung Quốc, Bushehr-1 của Iran và Kalinin-4 của Nga. Năm 2012, có 2 lò phản ứng được nối lưới điện ỏ Hàn Quốc.

Dự báo về ĐHN của IAEA, theo số liệu tham khảo tính đến ngày 25/9/2012.

2012

2030

Toàn thế giới

370 GW

456-740 GW

Viễn Đông (bao gồm cả Trung Quốc, Hàn Quốc và NB)

80

153-274

Tây Âu

115

70-126

Bắc Mỹ

114

114-148

Đông Âu

49

80-107

Trung Đông/Nam Á (bao gồm cả Ấn Độ, Pakistan)

6

39-52

Châu Mỹ Latinh

4

7-14

Châu Phi

2

5-13

Tổng giám đốc IAEA Amano đã phát biểu tại Đại Hội đồng IAEA lần thứ 56 về ĐHN ngày 17/9/2012: ĐHN sẽ vẫn là lựa chọn quan trọng cho nhiều nước. Dự báo của IAEA chỉ ra rằng số NMĐHN sẽ tăng ổn định trong 20 năm nữa. Các nước sử dụng được thiết lập, như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga có kế hoạch mở rộng đáng kể chương trình ĐHN. Các nước đang phát triển tiếp tục quan tâm đến ĐHN. Việt Nam và Băng-la-đét đang xúc tiến kế hoạch xây dựng NMĐHN đầu tiên.

IAEA dành nhiều nguồn lực hơn nữa để giúp các nước mới về ĐHN. Bài học quan trọng mà chúng ta rút ra từ tai nạn Fukushima là chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào ATHN. Về Kế hoạch hành động của IAEA về ATHN, đã có các tiến triển trong nhiều lĩnh vực. Một VD hành động: đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đáng tin cậy trong lúc mất điện kéo dài được ghi nhận như một lĩnh vực đòi hỏi hành động nhanh chóng. IAEA mở rộng dịch vụ đánh giá tích hợp cho các nước thành viên bao gồm các bài học từ tai nạn Fukushima. Xem xét hệ thống các Tiêu chuẩn an toàn của IAEA có tính đến các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima.

Ấn Độ tăng nhanh năng lượng để đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội: nguồn điện nhiên liệu hóa thạch 83.6% trong đó than đá chiếm 70%, hydro 13.2% và hạt nhân chiếm 3.2%. Ấn Độ có 20 NMĐHN (4.4 GW) đang hoạt động, 7 NMĐHN (5.3 GW) đang xây dựng. Đến 2032 tổng công suất ĐHN sẽ là 63 GW, chiếm khoảng 6% tổng điện. Lò FBR 0.5GW sẽ vận hành năm 2013. Thủ tướng Singh đã phát biểu vào tháng 4/2011 sau tai nạn hạt nhân Fukushima rằng Ấn Độ tiếp tục chương trình ĐHN và đã thành lập Cơ quan Pháp quy ATHN độc lập với Ủy ban Năng lượng hạt nhân để tăng cường an toàn ĐHN. Chu trình nhiên liệu hạt nhân là chính sách quốc gia. Thỏa thuận hợp tác Ấn Độ - NB về ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đang trong tiến trình thảo luận.

Trung Quốc tiếp tục mở rộng ĐHN. Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt an toàn của 13 NMĐHN đang hoạt động và 24 NMĐHN đang xây dựng năm 2012 và đã quyết định tiếp tục hoạt động và xây dựng nhưng đã ngừng phê duyệt xây dựng mới đến tháng 10/2012. Ngày 24/10/2012, Ủy ban Chính phủ đã quyết định kế hoạch về 57GW đang hoạt động và 30 GW đang xây dựng năm 2020. Các NMĐHN chỉ được xây dựng gần biển, không được ở trong đất liền. Trung Quốc cần giảm hơn nữa nhà máy điện từ than đá để giảm phát thải CO2 bằng cách tăng ĐHN và tiêt kiệm năng lượng.

Các nước châu Á tiếp tục chương trình ĐHN sau Fukushima:

Băng-la-đét: dự án NMĐHN Rooppur, 2 NMĐHN sẽ khởi động năm 2018 với hỗ trợ từ Nga.

In-đô-nê-xi-a: 4 NMĐHN mỗi cái 1GW trước 2025.

Hàn Quốc: 21 NMĐHN đang hoạt động, 5 đang xây dựng, 6 đang lập kế hoạch, 38 NMĐHN trước 2030 cho 60% điện.

Ma-lai-xi-a: nghiên cứu khả thi để bắt đầu hoạt động 2 NMĐHN trong 2021.

Pa-kis-tan: 2 NMĐHN (462 MW), 1 (300 MW) đang xây dựng, 2 đang lập kế hoạch.

Thái Lan: kế hoạch NMĐHN 1 GW năm 2020 và 1GW năm 2021 đã bị hoãn lại 6 năm.

Việt Nam: 4 lò (mỗi cái 1GW) hoạt động năm 2020-2021, 2 lò đầu tiên sử dụng công nghệ của Nga, lò thứ 2 của NB. Chiến lược tương lai: công suất 15-16 GW năm 2030. VN-NB đã phê chuẩn Hiệp định liên CP về hợp tác phát triển ĐHN.

Chính sách ĐHN của phần lớn các nước vẫn không thay đổi sau tai nạn hạt nhân Fukushima:

Hoa Kỳ: Tổng thống HK đã tuyên bố tiếp tục sử dụng ĐHN với việc tăng cường quản lý về an toàn.

Pháp: đẩy mạnh quản lý ATHN và tiếp tục chương trình ĐHN.

Anh: tiếp tục kế hoạch xây dựng các NMĐHN mới với công suất 19 GW.

BRIC (Braxil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi): người đứng đầu các quốc gia này cùng thông báo tiếp tục sử dụng ĐHN (14/4/2011).

Ủy ban Pháp quy hạt nhân HK đã cấp phép 2 NMĐHN (9/2/2012): 34 năm sau tai nạn Three Miles Insland, 2 NMĐHN đầu tiên đã được cấp phép bởi NRC ngày 9/2/2012 với loại lò AP 1000 công suất 1100 MW tại bang Goergia. Dự kiến vận hành năm 2016 với nhà cung cấp Toshiba-WH. AP-1000 có mức an toàn cao nhất hiện nay.

Chương trình ĐHN của Phần Lan được xác nhận. Thủ tướng Tusk đã nói: “Chúng tôi tin chắc rằng năng lượng hạt nhân là lựa chọn thay thế tốt cho các nguồn năng lượng khác. Quyết định của Đức sẽ không có ảnh hưởng bất kỳ ảnh hưởng nào đến quyết định của chúng tôi” ngày 31/5/2011. 2 NMĐHN đầu tiên sẽ bắt đầu năm 2030: trong năm 2030 17% lượng điện từ ĐHN là 6 GW.

UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Hy Lạp, Ả rập đang lập kế hoạch bắt đầu vận hành các NMĐHN

Thổ Nhĩ Kỳ: sẽ có các NMĐHN với 5GW đến 2027.

Ả rập: sẽ xây dựng 16 NMĐHN tới 2030. 2 NMĐHN đầu tiên trong 10 năm nữa (1/6/2011).

Jordan: sẽ bắt đầu NMĐHN đầu tiên năm 2019.

Hy Lạp: sẽ có 4 NMĐHN đến năm 2025.

Argentina: đã ký MOU với Nga cho đối tác xây dựng NMĐHN thứ 4 (14/5/2011).

Nam Phi: Bộ trưởng Năng lượng đã xác nhận lại cam kết của Chính phủ với ĐHN (22,6% năng lượng chính trong năm 2039 (26/5/2011).

Đức, Thụy Sỹ và Bỉ từ bỏ ĐHN: Đức đã ngừng 8 tổ máy ĐHN cũ nhất và 9 tổ khác đang hoạt động sẽ đóng cửa trước 2022. Đức đang nhập khẩu điện từ Pháp được tạo ra từ NMĐHN và tăng điện gió. Thụy Sỹ không thay thế 5 NMĐHN hiện nay sau khi hết thời gian hoạt động 50 năm, nhà máy cuối cùng sẽ đóng cửa trong năm 2034. Bỉ xác nhận luật năm 2030 từ bỏ ĐHN.

Thách thức của các quốc gia đưa vào NMĐHN đầu tiên: thiết lập hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, luật pháp đối với cấp phép NMĐHN, quản lý về an toàn và không phổ biến vũ khí hạt nhân, lựa chọn địa điểm bào gồm cả nghiên cứu tác động môi trường và thông tin dân chúng để nâng cao hiểu biết của người dân.

NB cần chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với các nước này và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng cơ sở.

Hợp tác quốc tế của NB hỗ trợ các nước đang phát triển ĐHN

Hợp tác về khoa học và công nghệ hạt nhân của NB với các nước châu Á: Chương trình trao đổi các nhà khoa học hạt nhân của MEXT bắt đầu từ năm 1986 với 1500 các nhà khoa học và kỹ sư được mời đến NB trong 1 năm. Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA) từ 1991 với 11 dự án và chương trình nghiên cứu (MEXT, CAO). Chương trình đào tạo cho người hướng dẫn từ 1996 với 97 người (MEXT). Các seminar về ATHN cho các quan chức Chính phủ (MEXT) và hợp tác song phương đối với ĐHN với VN, Indonesia, Thái Lan và Ba Lan (MEIT).

Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á với các nước thành viên là Úc, Băng-la-đét, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, NB, Kazakhstan, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Philippine, Thái Lan, Việt Nam. FNCA được công nhận như một cơ chế hiệu quả để tăng cường phát triển kinh tế xã hội thông qua hợp tác vùng tích cực trong sử dụng hòa bình và an toàn công nghệ hạt nhân.

Tại cuộc họp cấp Bộ trưởng FNCA lần thứ 12, Tokyo 16/12/2011, ông Hosono, Bộ trưởng Ngoại giao về Quản lý và Chính sách ĐHN đã phát biểu rằng, NB tiếp tục hợp tác quốc tế đối với ĐHN: NB cần chia sẻ đầy đủ các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima với cộng đồng quốc tế để cải tiến an toàn ĐHN với mức cao nhất, hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng NMĐHN với mức an toàn cao nhất, tiếp tục cung cấp các NMĐHN với mức an toàn cao nhất trên cơ sở các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima, hỗ trợ các nước mới bắt đầu ĐHN trong việc phát triển hạ tầng cơ sở bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục đóng góp tích cực cho các tổ chức quốc tế như IAEA, NEA,...

NB đã phê chuẩn Hiệp định hợp tác liên CP với Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Trung Quốc, Pháp, Kazakhstan, EU, RF, Jordan, Hàn Quốc và VN. NB đang đàm phán với Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Brazil và Mê-hi-cô.

MEIT cũng đã ký MOU trong lĩnh vực hạt nhân với Malaysia, VN, Indonesia, Mông Cổ, Kazakhstan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, UAEA và Kuwait trong hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, pháp luật về quản lý an toàn, phát triển cơ sở hạ tầng,...

ĐHN là thiết yếu đối với phát triển bền vững cho xã hội trên toàn thế giới và cần được mở rộng với mức an toàn cao nhất để đảm bảo năng lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu. Xu hướng toàn cầu về ĐHN tiếp tục tăng sau tai nạn Fukushima. NB mong muốn chia sẻ tất cả các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima với cộng đồng quốc tế và tiếp tục hợp tác quốc tế tích cực cho việc mở rộng chương trình ĐHN trên toàn thế giới bằng cách cung cấp hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực và cung cấp công nghệ hạt nhân tiên tiến và an toàn nhất.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

"Muốn đoàn kết phải chọn đúng cán bộ"
Chiến tranh Trung - Nhật còn cách bao xa?
Tài khoản chính phủ Zimbabwe còn 200 USD
Vì sao quân đội Trung Quốc 'hào phóng' với Campuchia?
Ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu điều hành Ban Nội chính TW
Tái cơ cấu nền kinh tế: 'Làm thật, chứ đừng nói... chơi'
Động cơ sau kế hoạch thử hạt nhân của Triều Tiên?

Nguồn: varans

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động