RSS Feed for Việt Nam có thể trở thành công xưởng chế biến, chế tạo về năng lượng (Bài 1) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 21:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam có thể trở thành công xưởng chế biến, chế tạo về năng lượng (Bài 1)

 - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới về việc đóng góp ý kiến tại diễn đàn "Việt Nam trở thành công xưởng chế biến, chế tạo thế giới sau 2015" - là cơ quan theo dõi quá trình hoạt động, cũng như việc thực hiện quy hoạch các phân ngành năng lượng, dưới đây - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) sẽ phân tích, đánh giá và đề xuất kiến nghị về chủ trương nội địa hoá ngành năng lượng Việt Nam hướng tới mục tiêu theo chủ đề nêu trên...

TRẦN VIẾT NGÃI, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - VEA

Năng lượng Việt Nam sau 30 năm đổi mới thực hiện tốt chủ trương nội địa hóa ngành năng lượng, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới về lĩnh vực này của thế giới sau năm 2015.

Trước năm 1986 nền kinh tế của Việt Nam còn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đến nay, sau 30 năm đổi mới, nước ta đã xây dựng được hạ tầng kinh tế với cơ cấu từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại, vài trò công nghiệp trong đó có năng lượng được nâng lên.

Khu vực thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá; kinh tế nông thôn đã có những chuyển hoá gắn với nhu cầu thị trường dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Nền kinh tế đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài bước đầu tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp  năm 2014 - 2015 tăng trên 7,5%; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Ảnh: Lilama

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra các chỉ tiêu đạt được.

Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt 5,82%/năm, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 2.200USD.

Nhận định về phát triển năng lượng

Ngành Năng lượng Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn lịch sử từ những năm chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước thống nhất.

Đặc biệt trong 30 năm công cuộc đổi mới cho tới nay luôn nhằm mục tiêu phục vụ kháng chiến thắng lợi, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Để quản lý và phát triển ba phân ngành chính của ngành năng lượng là điện, than, dầu khí.

Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã giao cho ba trụ cột đảm nhận chủ trì lần lượt theo các phân ngành nói trên là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Dưới đây nêu lên một số nét nổi bật của ba phân ngành này đã đạt được trong 30 năm đổi mới.

Phân ngành Điện

Sau 30 năm đổi mới đã có những bước phát triển vượt bậc: Năm 1985 tổng công suất đặt của toàn quốc là 1605,3MW, sản lượng điện 5,0646 tỷ kWh.

Năm 2014 so với năm 1985 tổng công suất đặt toàn quốc trên 34.000MW gấp hơn 21 lần, sản lượng điện 142,25 tỷ kWh gấp hơn 28 lần; sản lượng điện bình quân đầu người đạt 1400kWh/năm.

Với kết quả này Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 31 thế giới về điện. Chương trình đầu tư đưa điện về nông thôn và hải đảo tính đến cuối năm 2015 đạt 100% số xã, 98% số dân có điện, lưới vượt chỉ tiêu đề ra.

Tổn thất điện năm 2014 giảm còn 8,6%. Dự phòng của hệ thống điện quốc gia lần đầu tiên được ghi nhận.

Hiện phân ngành điện đang phấn đấu thực hiện Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII) và Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 (Phê duyệt các công trình điện cấp bách đến năm 2020) của Thủ tướng Chính phủ, sẵn sàng đón nhận để triển khai hiệu quả Đề án điều chỉnh QHĐ VII sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Phân ngành Than

Phân ngành Than có truyền thống lâu đời nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Tổng sản lượng than thương phẩm 1955 - 2011 là 660 triệu tấn trong đó từ khi thành lập TKV (1995) là 505,4 triệu tấn.

Trong suốt 30 năm đổi mới (1986 - 2015) phân ngành Than đã cung cấp đủ than cho nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu than cho phân ngành Điện đồng thời hàng năm xuất khẩu được hàng chục triệu tấn than.

Ngoài nhiệm vụ chính là tìm kiếm, thăm dò  sản xuất than phân ngành Than còn đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ), nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) đóng góp công suất và sản lượng điện đáng kể vào hệ thống điện quốc gia.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong khai thác than do các mỏ lộ thiên đã gần hết nên phải tập trung vào các mỏ hầm lò và ngày càng đi sâu xuống lòng đất ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, nhưng năm 2014 toàn phân ngành Than vẫn đạt được sản lượng trên 40,5 triệu tấn trong đó xuất khẩu là 5,9 triệu tấn than.

Ở thời điểm hiện nay phân ngành Than đang cần thu xếp nguồn vốn hàng chục tỷ USD để cải tạo các lò cũ và mở các lò mới nhằm tăng sản lượng khai thác những năm tới.

Hiện phân ngành Than đang phấn đấu thực hiện Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch Phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (QHT 60), sẵn sàng đón nhận để triển khai hiệu quả Đề án điều chỉnh QHT 60 sẽ đượcThủ tướng chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Phân ngành Dầu khí

Phân ngành Dầu khí của ngành năng lượng Việt Nam ra đời ngày 03/9/1975 đến nay trên 40 năm tuổi. Bốn mươi năm qua bằng sự phấn đấu hết lòng phục vụ tổ quốc và nhân dân, phân ngành Dầu khí đã viết lên trang sử vẻ vang với những mốc son chói lọi.

Ngành Dầu khí đã đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí đảm bảo năng lượng dầu khí cho đất nước.

Hàng năm đóng góp từ 20 ~ 30% vào ngân sách nhà nước làm tăng giá trị GDP đảm bảo tốc độ phát triển của đất nước.

Sự kiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ra đời vào năm 2009 cung cấp sản phẩm xăng dầu nội địa hoá đã nói lên đường lối đổi mới phát huy nội lực của Đảng.

PVN đã và đang đầu tư xây dựng nhiều NMNĐ và NMTĐ chiếm tỷ lệ 10% công suất và sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia.

Mở rộng liên doanh, liên kết với nhiều nước trên thế giới để đầu tư khai thác dầu khí đưa phân ngành Dầu khí Việt Nam lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Từ khi thành lập PVN (1975) đến 2014 phân ngành Dầu khí đã khai thác được 455 triệu tấn dầu quy đổi trong đó dầu 346 triệu tấn và khí 108 tỷ m3.

Năm 2015 phân ngành Dầu khí phấn đấu khai thác 15,7 triệu tấn dầu thô; 9,8 tỷ m3 khí; 644 nghìn tấn khí hoá lỏng và 6,33 triệu tấn xăng dầu các loại.

Hiện phân ngành Dầu khí đang phấn đấu thực hiện Chiến lượng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2025.

Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gia đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

(Còn nữa...)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động