Diễn đàn quốc tế năng lượng Việt Nam, Trung Quốc, ASEAN 2025
08:15 | 29/04/2025
![]() Ngày 24/4/2025 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) đã khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 (VCAE EXPO 2025). Triển lãm lần này lấy chủ đề “Hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN hướng tới phát thải carbon thấp” với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, ASEAN hoạt động trong ngành năng lượng và môi trường. Triển lãm diễn ra trong ba ngày (24-26/4/2025). |
![]() |
TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khai mạc Diễn đàn đã nhấn mạnh đến việc Việt Nam đang và phải tăng trưởng điện, vừa chuyển dịch sang nguồn năng lượng tái tạo. Trung Quốc có hệ thống năng lượng tái tạo phát triển mạnh (chiếm 46% tổng công suất đặt) có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các nước khác. ASEAN cũng đang tìm kiếm sự cân bằng lưới điện, nên cần có những diễn đàn để chia sẻ chính sách, tìm hiểu và trao đổi công nghệ. Mục tiêu là có nguồn năng lượng bền vững, giá cả phải chăng cho các đối tượng khác nhau của ASEAN. Khu vực châu Á, ASEAN cần duy trì là vùng tăng trưởng của thế giới.
![]() |
TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội khai mạc Diễn đàn. |
Ông Dương Côn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) có diễn văn đáp lời. Trung Quốc với công suất điện tái tạo vượt 1,46 tỷ kW, lớn nhất thế giới, vượt xa mục tiêu của Trung Quốc đặt ra trong kế hoạch 5 năm về điện lực lần thứ 14 (2021-2025), vượt tổng công suất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Các công ty thành viên của CEC đã đầu tư ra nước ngoài 5,73 tỷ USD, nhận thầu 30 tỷ USD trong năm 2024, bao gồm 164 dự án, phần lớn là tại các nước ASEAN. CEC tổ chức các hoạt động hợp tác với nước ngoài như triển lãm, diễn đàn, hội chợ, hội thảo. Trung Quốc và ASEAN thông qua CEC cần đẩy mạnh công nhận lẫn nhau về chứng chỉ điện xanh. CEC tiến hành các nghiên cứu khoa học, thu thập dữ liệu thống kê ngành điện tại Trung Quốc và cung cấp dịch vụ định giá cho các dự án quốc tế.
![]() |
Ông Dương Côn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) có diễn văn đáp lời. |
Vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thăm Việt Nam, đặt cơ sở cho hợp tác giữa hai nước. Chúng ta có thể lấy dấu mốc 70 năm quan hệ Trung Quốc - Việt Nam làm điểm khởi đầu mới đến năng lượng xanh.
Tham luận ông Tăng Thế Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) điểm lại những thay đổi gần đây nhất khi ngành điện Việt Nam điều chỉnh Quy hoạch điện VIII (QHĐ VIII). Từ QHĐ VIII sang QHĐ VIII điều chỉnh có sự thay đổi lớn về năng lượng tái tạo, công suất điện gió và mặt trời điều chỉnh tăng rất cao, thêm lượng pin lưu trữ lớn nhằm đáp ứng Pmax dự kiến lớn hơn. Nhu cầu năng lượng phải điều chỉnh theo tăng trưởng kinh tế dự kiến năm sau hơn 10% một năm. Đây là thách thức rất lớn.
![]() |
Ông Tăng Thế Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) nêu tổng quan ngành năng lượng Việt Nam với lộ trình tiến tới Net Zero. |
Việt Nam cam kết Net Zero 2050 trong khi ngành năng lượng chiếm hơn 80% lượng phát thải khí nhà kính. Điều đó buộc QHĐ VIII điều chỉnh phải tăng lượng năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng, cũng như các nguồn điện linh hoạt, so với QHĐ VIII phiên bản cũ. Một trong các biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng, ngoài việc phát triển nguồn tại chỗ còn có tăng cường truyền tải điện cao thế, kể cả HVDC trong khu vực ASEAN và với Trung Quốc.
Theo ông Tăng Thế Hùng: Đây là diễn đàn tốt để có thể trao đổi về hợp tác mua bán điện liên ASEAN và Trung Quốc.
![]() |
Tham luận của bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam về T&T Group tiên phong đầu tư, phát triển năng lượng sạch và tăng cường hợp tác quốc tế góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. |
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã giới thiệu về Tập đoàn và các dự án cần hợp tác trong tương lai. T&T có vai trò tiên phong đầu tư phát triển năng lượng sạch và hợp tác quốc tế. Tập đoàn đang đầu tư vào dự án điện gió ở Lào, do đó cần có liên kết năng lượng khu vực. T&T đã và đang hợp tác với các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc.
Tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thanh Bình kiến nghị các chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý như ký kết hợp tác song phương, đa phương về lưới điện ASEAN. Các nước trong khu vực cần tăng cường hợp tác phát triển nguồn điện, tăng cường đối thoại và thông tin. Cần có đối thoại năng lượng Trung Quốc và ASEAN hàng năm. Thông qua diễn đàn có thể chia sẻ quy hoạch năng lượng của các quốc gia.
Theo bà guyễn Thị Thanh Bình: “Tư nhân hóa hợp tác khu vực” là hướng đi hiệu quả để thực thi nhanh các cam kết Net Zero, phát triển bền vững và chuyển dịch xanh.
![]() |
Ông Nguyễn Việt An - đại diện Cục Đổi mới Sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) giới thiệu và hướng dẫn, tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch và chuyển dịch năng lượng. |
Ông Nguyễn Việt An - đại diện Cục Đổi mới Sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) giới thiệu những hướng dẫn và cách thức tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ, thúc đấy chuyển giao công nghệ, làm chủ và phá triển cộng nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Anh Tú - Phó trưởng ban Kế hoạch EVN giới thiệu về kết nối lưới điện Việt Nam và Trung Quốc. Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 28-36% tổng công suất lắp đặt vào năm 2030. Trong bối cảnh đó kết nối giữa các nước, đa dạng nguồn cung là hết sức cần thiết. Việt Nam sẵn sàng tham gia Sáng kiến kết nối lưới điện ASEAN liên kết 10 quốc gia thành viên.
![]() |
Tham luận của EVN về kết nối lưới điện giữa EVN - Trung Quốc và các nước ASEAN. |
Hiện tại có ba đầu kết nối với Trung Quốc là Lào Cai, Hà Giang và Quảng Ninh, điện áp 220kV và 110kV. Các đầu mối kết nối này đều có kế hoạch nâng cấp điện áp và công suất. Nhập khẩu điện từ Lào qua đường dây 500kV và 220 kV. Theo Hiệp định vừa ký kết giữa hai nước, công suất sẽ nâng lên 8.000 MW vào 2030 và 14.688 MW vào năm 2050. Việt Nam đang bán điện cho Campuchia. Tương lai xuất khẩu điện sang Singapore và Malaysia.
![]() |
Tham luận của Đại sứ Malaysia, ông Dato’ Tang Yang Thai: Malaysia và Tầm nhìn cho Tương lai Năng lượng ASEAN. |
Đại sứ Malaysia, ông Dato’ Tang Yang Thai cũng khẳng định Malysia cam kết với các kế hoạch hợp tác năng lượng trong ASEAN. Malaysia đã công bố hai tài liệu về chính sách năng lượng. Ngài đại sứ cho biết: Không nước nào đứng một mình có thể đạt được an ninh năng lượng. Chúng ta cần làm việc cùng nhau.
Theo ông Dato’ Tang Yang Thai: Hiện đã có dự án kết nối từ Lào qua Thái Lan, Malaysia đến Singapore. Lưới điện ASEAN không chỉ là thực thể vật lý mà còn có tác dụng tăng cường sức mạnh khối ASEAN.
Ông Phan Thanh Tùng - Giám đốc phát triển dự án Công ty IPC E&C giới thiệu về các hướng hợp tác năng lượng sạch trong nước và trong khu vực Đông Nam Á. Công ty IPC đã có 15 năm kinh nghiệm trong vai trò nhà thầu các công trình điện năng lượng tái tạo, được các nhà đầu tư năng lượng tái tạo trong nước và nước ngoài tín nhiệm. IPC hợp tác với các công ty của Trung Quốc để mua tua bin điện gió, tấm pin mặt trời và các thiết bị khác.
![]() |
Tham luận của ông Phan Thanh Tùng - Giám đốc phát triển dự án Công ty IPC E&C: Mở khóa tiềm năng năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á - Những quan điểm EPC từ thực tế. |
![]() |
Theo ông Phan Thanh Tùng: Kết nối khu vực Đông Nam Á đang trở nên nhu cầu cần thiết và doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài biên giới.
![]() |
Tham luận của SUS Environment Thượng Hải về giải pháp của SUS Environment góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. |
Đại diện công ty SUS Environment Thượng Hải giới thiệu công nghệ xử lý chất thải rắn bằng cách đốt phát điện đi kèm với xử lý tro xỉ để có thể tái sử dụng, không cần chôn lấp. Đốt rác phát điện không chỉ là phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt không tốn đất chôn lấp mà còn góp phần giảm phát thải carbon, bảo vệ khí hậu Trái Đất. Công ty sở hữu bằng sáng chế lò có ghi di động. Tổng công suất các nhà máy điện rác của SUS hiện đạt 40 triệu tấn chất thải một năm, sản xuất ra 18 tỷ kWh điện năng. SUS đang theo đuổi các dự án đầu tư đốt rác phát điện tại Việt Nam như Tâm Sinh Nghĩa.
![]() |
Tham luận của Trung tâm Năng lượng Tái tạo (Viện Năng lượng): Các điểm nhấn và cơ hội phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VIII. |
Ông Vũ Ngọc Đức - Phó Giám đốc Trung tâm Năng lượng Tái tạo (Viện Năng lượng) giới thiệu các điểm nhấn và cơ hội phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Thời kỳ bùng nổ điện gió và điện mặt trời 2019-2021 đã đưa Việt Nam vào một trong những nước có tăng trường năng lượng tái tạo nhanh nhất. Tuy sau đó tốc độ tăng trưởng có chậm lại, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam còn rất lớn.
![]() |
Tham luận của Công ty CP Kỹ thuật Ứng Dụng (ATS): Đánh giá an ninh hệ thống điện thời gian thực - Chìa khóa nâng cao độ ổn định và linh hoạt trong hệ thống điện. |
TS. Vũ Bá Ngọc - đại diện Công ty ATS của Việt Nam giới thiệu phương pháp Đánh giá an ninh động (DSA) - vai trò then chốt trong tăng cường độ ổn định và linh hoạt của các hệ thống điện hiện đại. Sự kiện mất ổn định lưới quốc gia ở phía Nam vừa qua cho thấy rủi ro hệ thống luôn tồn tại. ATS cung cấp các giải pháp tự động hóa hệ thống điện.
|
Tham luận của Tập đoàn Logistic hiện đại Quảng Tây: Năng lượng xanh - Kiến tạo tương lai chung, thúc đẩy phát triển bền vững xanh và ít carbon giữa Trung Quốc và Việt Nam. |
Đại diện Tập đoàn Logistic hiện đại Quảng Tây giới thiệu về 2 công con đến Việt Nam đợt này là Tập đoàn Bảo vệ Môi trường Quảng Tây và Tập đoàn Guangxi Guiwu Tiết kiệm năng lượng. Công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và xây dựng điện gió, có các mô hình tính toán lượng gió tối đa trong khu vực để chọn vị trí đặt cột tốt nhất. Công ty sẵn sàng đầu tư vào nhà máy điện năng lượng mặt trời trong khu vực. Về mặt môi trường, doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xử lý nước thải và rác thải theo các hình thức hợp tác linh hoạt như PPP/BOT.
![]() |
Tham luận của Tập đoàn Wasion Holdings - Trung Quốc: Thúc đẩy chuyển đổi hệ thống điện Việt Nam, cùng kiến tạo tương lai năng lượng bền vững và carbon thấp. |
![]() |
Đại diện Tập đoàn Wasion Holdings Limited giới thiệu về hoạt động. Tập đoàn chuyên về đo lường năng lượng thông minh với mức độ tin học hóa cao. Wasion Holdings Limited đã hợp tác với các đối tác ở hơn 50 nước trên thế giới. Tập đoàn giới thiệu giải pháp AMI2.0 bản quyền, giám sát hệ thống điện bằng đo lường thông minh. Khi đạt hiệu quả năng lượng, doanh nghiệp sẽ giúp giảm lượng phát thải carbon. Trong thị trường carbon, các giải pháp của công ty đo lường lượng carbon phát thải đáng tin cậy để cấp chứng chỉ carbon.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thứ ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kết luận Diễn đàn. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thứ ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kết luận Diễn đàn. Các bài tham luận tại sự kiện này cho chúng ta thấy rõ bức tranh cung cấp năng lượng của ASEAN và Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh. Hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cần được đẩy mạnh hơn, nhằm nỗ lực tiến tới giảm phát thải carbon, giảm ô nhiễm môi trường./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM