RSS Feed for Tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Đà Nẵng (cập nhật tháng 7/2023) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 28/04/2024 18:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Đà Nẵng (cập nhật tháng 7/2023)

 - UBND Thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo về tình hình thực hiện Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới đến năm 2025. Theo số liệu cập nhật: Đến nay, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời toàn Thành phố là 81 MW (đạt 33% kế hoạch đến năm 2025), sản lượng điện mặt trời tự dùng và phát lên lưới tương ứng là 118.260 MWh, đóng góp khoảng 3,69% tổng nhu cầu điện toàn Thành phố.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh. (Tính toán, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Theo báo cáo của UBND Thành phố Đà Nẵng: Hiện nay trên địa bàn Thành phố này có 1 nhà đầu tư (Công ty Năng lượng Trung Du Xanh) đang đề xuất cho phép được nghiên cứu đầu tư nhà máy điện gió với quy mô công suất khoảng 500 MW tại khu vực biển gần bờ Liên Chiểu, Thanh Khê, hoặc Ngũ Hành Sơn. Cạnh đó, Thành phố cũng có dự án nhà máy đốt rác thải rắn phát điện do Công ty Môi trường Việt Nam đề xuất, với công suất 18 MW dự án nhà máy đồng phát nhiệt điện 15 MW tại KCN Liên Chiểu. Hai dự án này hiện đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

Theo đề xuất của UBND Thành phố Đà Nẵng đã được Thủ tướng phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII: Tới năm 2030, Thành phố sẽ có 144 MW điện mặt trời, 15 MW điện sinh khối và 36MW điện rác.

Tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Đà Nẵng (cập nhật tháng 7/2023)
Đến nay, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời toàn Thành phố Đà Nẵng là 81 MW (đạt 33% kế hoạch đến năm 2025), sản lượng điện mặt trời tự dùng và phát lên lưới tương ứng là 118.260 MWh, đóng góp khoảng 3,69% tổng nhu cầu điện toàn Thành phố. Nguồn ảnh: Sunrise Solar.

Theo Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 của UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành tháng 5/2021: Thành phố này sẽ phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới được khảo sát, đánh giá, lập dự án và đưa vào quy hoạch. Theo đó, tỷ lệ các nguồn năng lượng này trong tổng cung năng lượng sơ cấp trên địa bàn thành phố đạt khoảng 9,17% vào năm 2025 và đến năm 2035 tỷ lệ này đạt 9,69%.

Về năng lượng mặt trời, mục tiêu chung đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt trên địa bàn thành phố đạt 244,675 MW, sản lượng điện mặt trời tương ứng là 357.226 MWh. Đến năm 2035, tổng công suất lắp đặt 577,49 MW, sản lượng điện mặt trời đạt 843.133 MWh.

Đối với điện mặt trời mặt đất, Thành phố sẽ xem xét có chủ trương từ ban đầu về mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời để các chủ đầu tư và cơ quan quản lý chủ động triển khai. Đối với các khu đất được quy hoạch lâu dài cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích kết hợp sản xuất nông nghiệp với lắp đặt điện mặt trời, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Còn đối với các mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác, phải đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, khuyến khích đầu tư điện mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp, du lịch, dự kiến công suất lắp đặt khoảng 100 MWp.

Đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mặt đất toàn thành phố khoảng 74,96 MWp, sản lượng điện mặt trời tương ứng 109.435 MWh và đến năm 2035, tổng công suất lũy kế lắp đặt điện mặt trời mặt đất toàn Thành phố đạt 174,9 MW, sản lượng điện mặt trời tương ứng là 255.349 MWh.

Về năng lượng gió, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng và lựa chọn công nghệ, thiết bị sử dụng năng lượng gió phù hợp với quy mô vừa và nhỏ gắn với chiển khai Chiến lược biển Việt Nam theo chương trình số 28-Ctr/TU. Theo đó, Thành phố sẽ ưu tiên huy động các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về kỹ thuật và tài chính xúc tiến nghiên cứu, phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Về năng lượng sinh khối, mục tiêu đến năm 2025 tổng công suất lắp đặt điện sinh khối toàn thành phố đả 33 MW, sản lượng điện ương ứng 182.040 MWh và đến năm 2035, tổng công suất đả 50 MW, sản lượng điện tương ứng 259.594 MWh./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động