RSS Feed for Tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp (cập nhật 14/5/2025) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 14/05/2025 17:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp (cập nhật 14/5/2025)

 - Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp cho thấy: Số lượng dự án gửi hồ sơ đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện từ đầu năm 2025 đến nay không thay đổi. Chỉ có 1 nhà máy/phần nhà máy đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại, phát điện thương mại lên lưới và 1 công trình/một phần công trình được nghiệm thu, cấp giấy phép hoạt động điện lực, quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo

Như chúng ta đã biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Nhận định về các thách thức, cơ hội phát triển nguồn năng lượng tái tạo và một vài đề xuất, gợi ý để tăng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện tốt Quy hoạch, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.

Kinh nghiệm quốc tế chuyển từ FIT sang đấu thầu và cơ chế khác cho năng lượng tái tạo - Gợi ý với Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế chuyển từ FIT sang đấu thầu và cơ chế khác cho năng lượng tái tạo - Gợi ý với Việt Nam

Trong báo cáo dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích quá trình chuyển dịch toàn cầu (từ cơ chế hỗ trợ giá - Feed-in Tariff - FIT) sang “cơ chế đấu thầu” và các “cơ chế hỗ trợ khác” cho năng lượng tái tạo. Cụ thể ở đây là [1] phân tích bối cảnh và lý do của sự chuyển dịch; [2] các điều kiện tiên quyết cần thiết để quá trình chuyển đổi diễn ra hiệu quả; [3] đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế đấu thầu và các cơ chế khác so với cơ chế FIT; [4] một số kết luận, khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam...

Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về sự phát triển Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho năng lượng tái tạo ở nước ta. Cụ thể là xem xét hành trình triển khai (kể từ khi bắt đầu, đến tình trạng hiện tại); đánh giá những thành công và các thách thức phát sinh, kèm theo một vài kết luận về cơ chế này ở Việt Nam.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện vẫn là 81/85 dự án, với tổng công suất 4.597,86 MW. Trong đó, 72 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương.

Đến nay, 63 dự án, với tổng công suất 3.429,41 MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá điện 50% và ký PPA (hợp đồng mua bán điện).

Tính đến hết tháng 4/2025, có 5 dự án đã ký PPA giá chính thức với EVN.

Có 30 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1.631,85 MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (gọi tắt là COD), phát điện thương mại lên lưới. (Tăng 1 nhà máy/phần nhà máy so với thông tin cập nhật ngày 8/1/2025).

Về sản lượng điện, theo báo cáo của EVN: Sản lượng phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 30/4/2025 đạt hơn 6,082 tỷ kWh.

Đến nay, có 33 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 37 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy, 43 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. (Thêm 1 công trình/một phần công trình được nghiệm thu, cấp giấy phép hoạt động điện lực và quyết định gia hạn chủ trương đầu tư so với thông tin cập nhật ngày 8/1/2025).

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 4 dự án với tổng công suất 136,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán giá tạm.

BBT Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình đàm phán giá điện đối với nguồn điện gió, mặt trời chuyển tiếp khi có số liệu tổng hợp mới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động