Tỉnh Bình Định và PNE ký ghi nhớ hợp tác Cụm điện gió ngoài khơi Hòn Trâu
10:32 | 22/11/2022
EVN đã hoàn thiện khung giá cho nguồn điện gió, mặt trời ‘chuyển tiếp’
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực về việc xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp. Dưới đây là các phương án, kết quả tính toán và kiến nghị của EVN về khung giá phát điện các nguồn điện năng lượng tái tạo nêu trên. |
Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ?
Câu hỏi: Tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo phi thủy điện bao nhiêu là đủ đáp ứng nhu cầu điện? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ có điều chắc chắn là tỷ lệ đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) mà phụ thuộc lớn vào các nguồn điện giúp cân bằng NLTT trong hệ thống điện. |
Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia
Theo tinh thần nội dung Tờ trình Chính phủ ngày 13/10/2022 của Bộ Công Thương về hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số đánh giá về vấn đề nhiệt điện than, nguồn điện sử dụng khí trong nước, nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, nguồn điện gió, mặt trời và chi phí sản xuất điện... cũng như một số nhận định dưới đây. |
Theo đề xuất của nhà đầu tư, dự án này có công suất dự kiến là 2.000 MW, với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD. Dự án này được triển khai sẽ đóng góp rất lớn cho sản lượng điện của cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng.
Trước đó, ngày 22/10/2020, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho PNE AG được khảo sát, nghiên cứu, lắp đặt cột đo gió, đánh giá tiềm năng gió trên một số khu vực biển thuộc địa bàn các huyện Phù Cát và Phù Mỹ. Thời gian khảo sát, nghiên cứu là 12 tháng (kể từ ngày cho chủ trương).
Đến giữa tháng 4/2022, ông Markus Lesser - Tổng Giám đốc điều hành PNE đã trao hồ sơ đề xuất dự án điện gió ngoài khơi Hòn Trâu cho UBND tỉnh Bình Định.
Theo đó, dự án sẽ xây dựng từ 154 - 166 tua bin gió, với tổng công suất lên đến 2.000 MW. Dự kiến các tua bin gió sẽ được đặt tại một số đảo và vùng biển thuộc huyện Phù Cát và Phù Mỹ, với tên gọi “Hòn Trâu 1,2,3” theo 3 giai đoạn triển khai của dự án.
Mỗi giai đoạn có công suất khai thác khoảng 700 MW. Hình thức xây dựng tua bin gió bằng móng trụ cố định và móng trụ nổi.
Việc hoàn thành dự án sẽ không chỉ giúp tăng sản lượng điện khai thác của tỉnh Bình Định, mà còn góp phần đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển, đầu tư vào chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp và tạo việc làm cho người dân địa phương.
PNE AG (trước đây là Plambeck Neue Energie AG) là Tập đoàn của Đức có trụ sở tại Cuxhaven, bang Niedersachsen, Đức được thành lập vào năm 1995.
PNE AG hiện đang thực hiện các dự án về năng lượng gió trên đất liền và trên biển. Mô hình kinh doanh của PNE AG bao gồm lập kế hoạch, xây dựng, cấp vốn, vận hành và bán các trang trại điện gió.
Ngoài ra, sản phẩm của PNE AG còn bao gồm các dự án về công nghệ quang điện, lưu trữ điện và điện khí hydro.
Hiện PNE AG đã đầu tư dự án tại một số quốc gia phát triển như: Hungary, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và một số nước đang phát triển tại Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông.
Theo thông tin mới cập nhật, toàn tỉnh Bình Định hiện có 7 dự án điện mặt trời với tổng công suất 529,5 MWp (đã vận hành phát điện 415,5 MWp) và 4 dự án điện gió, tổng công suất 111 MW (đã vận hành phát điện 81 MW).
Ngoài các dự án năng lượng tái tạo hiện hữu, UBND tỉnh Bình Định cũng đang kiến nghị bổ sung vào Quy hoạch thêm 18 dự án điện mặt trời (1.169 MWp) và 11 dự án điện gió (6.174,5 MW)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM