RSS Feed for Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 14/05/2025 13:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách

 - Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, mới đây, tại Hồ Chí Minh, Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Chính sách, công nghệ và giải pháp” do Hiệp hội Năng lượng Đô thị châu Á - Thái Bình Dương (APUEA) phối hợp cùng Yokogawa Việt Nam tổ chức đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực năng lượng.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo

Như chúng ta đã biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Nhận định về các thách thức, cơ hội phát triển nguồn năng lượng tái tạo và một vài đề xuất, gợi ý để tăng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện tốt Quy hoạch, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.

Tầm nhìn chính sách năng lượng Việt Nam - Tham khảo gợi ý của chuyên gia quốc tế Tầm nhìn chính sách năng lượng Việt Nam - Tham khảo gợi ý của chuyên gia quốc tế

Bài viết “Tầm nhìn chính sách năng lượng - Hướng đến một Việt Nam thịnh vượng và bền vững” được Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại dưới đây là của nhà khoa học, nhà quản lý Eric Van Vaerenbergh [*]. Nội dung được chuyển ngữ và biên tập bởi TS. Phùng Quốc Trí - Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Vương quốc Bỉ, Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg. Trân trọng gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách
Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 100 chuyên gia, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Sự kiện diễn ra với sự tham gia của các diễn giả đến từ nhiều tổ chức quốc tế và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tập trung thảo luận về định hướng chiến lược, các cập nhật chính sách mới nhất từ Quy hoạch điện VIII, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo cũng như các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Năng lượng tái tạo - Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ:

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Hagiwara Etsushi - Giám đốc điều hành Yokogawa Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò then chốt của năng lượng tái tạo trong tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. Ông cho biết: “Việt Nam hiện sở hữu tiềm năng năng lượng tái tạo gấp 15 lần công suất hiện tại, nhưng nguồn điện vẫn đang phụ thuộc lớn vào nhiệt điện than và thủy điện - hai nguồn chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu. Chúng ta cần chuyển đổi nhanh chóng sang các giải pháp sạch và bền vững hơn”.

“Để khai thác cơ hội trong ngành năng lượng tái tạo, một trong những chiến lược quan trọng là giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên truyền thống và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ. Chính sách của Việt Nam cần tập trung vào năng lượng mặt trời, điện gió, đặc biệt là phát triển các hệ thống lưu trữ năng lượng, tối ưu hóa năng lượng sinh khối và năng lượng từ rác thải. Những yếu tố này thực sự quan trọng trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch và bền vững” - Giám đốc Yokogawa Vietnam nhận định.

Theo ông Peter Lundberg - Giám đốc điều hành APUEA: Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 32,3% vào năm 2030 và 65 - 70% vào năm 2045. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng: Quá trình này sẽ không dễ dàng, nếu không có chính sách rõ ràng và các giải pháp công nghệ phù hợp để giải quyết các vấn đề về hiệu quả kinh tế và vận hành.

Ông James Phạm - Luật sư và Giám đốc điều hành Tracent Arbitrator chia sẻ những điểm mới trong Quy hoạch điện VIII và đánh giá các tác động đến thị trường điện tại Việt Nam. Theo ông: Quy hoạch điện VIII không chỉ đặt trọng tâm vào phát triển năng lượng tái tạo, mà còn thúc đẩy mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA), khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư và phát triển hạ tầng điện sạch.

“Chính phủ đã có tín hiệu rất tích cực trong việc mở rộng cơ hội đầu tư vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ chế này, doanh nghiệp cần hiểu rõ khung pháp lý và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong chiến lược đầu tư” - ông James Phạm nói.

Sáng kiến kết nối công nghệ - Smart IoT và hợp tác tương lai:

Là một trong những tập đoàn dẫn đầu về tự động hóa và chuyển đổi số, Yokogawa mang đến Hội thảo loạt giải pháp toàn diện cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ông Aaron Chen - chuyên gia tư vấn cao cấp tại Yokogawa ASEAN trình bày hai chủ đề quan trọng gồm: “Giải pháp tổng thể Yokogawa trong năng lượng tái tạo” và “Quản lý tài sản và năng lượng hiệu quả”.

Theo ông Chen: Việc ứng dụng các nền tảng dữ liệu công nghiệp (IIoT), cảm biến thông minh và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất vận hành, giảm thất thoát và nâng cao độ tin cậy cho các hệ thống điện gió, điện mặt trời. “Chuyển đổi số là chìa khóa để biến các mục tiêu Net-Zero thành hiện thực” - ông Chen nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Quang Trần - quản lý Yokogawa ODC Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm triển khai giải pháp số hóa và khử carbon cho các khu công nghiệp sinh thái (Eco Industrial Park), giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp giảm phát thải và cải thiện hiệu quả năng lượng, cũng như quản lý các chỉ tiêu về môi trướng, nước thải, chất thải rắn…

Trong khi đó, ông Lê Đắc Vinh - quản lý sản phẩm tại Yokogawa Việt Nam giới thiệu các hệ thống IoT thông minh dành cho năng lượng gió và thủy điện. Những công nghệ này cho phép theo dõi từ xa, giám sát thời gian thực và dự đoán bảo trì, giúp kéo dài thời gian vận hành và tối ưu chi phí.

Một giải pháp nổi bật khác là Pxise Energy - công nghệ do Yokogawa phát triển, tích hợp AI nhằm hỗ trợ các công ty điện lực và nhà điều hành lưới điện kiểm soát hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo không ổn định và các hệ thống năng lượng phân tán, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và đáng tin cậy.

Phiên thảo luận bàn tròn cuối chương trình đã mở ra nhiều góc nhìn thực tiễn về khả năng hợp tác giữa các bên (từ khu vực công, tư đến tổ chức quốc tế) trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0. Các diễn giả cùng nhất trí rằng: Để đạt mục tiêu Net-Zero, Việt Nam cần kết hợp giữa chính sách linh hoạt, công nghệ tiên tiến và sự tham gia sâu rộng từ cộng đồng doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách
Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề “Thắp sáng tương lai bền vững - Đồng sáng tạo hướng tới phát thải ròng bằng 0”.

Với sự đồng hành của các tổ chức (như APUEA, Yokogawa) và sự hỗ trợ từ các chính sách quốc gia như Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đang trên lộ trình đúng đắn để chuyển dịch sang hệ sinh thái năng lượng sạch, bền vững và công bằng hơn cho các thế hệ tương lai.

“Yokogawa có cái nhìn tích cực về thị trường năng lượng Việt Nam và cam kết hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam thông qua nhiều sáng kiến ​​và công nghệ khác nhau. Chúng tôi tập trung vào việc tích hợp các giải pháp AI, lưới điện thông minh và quản lý năng lượng để nâng cao hiệu quả, cũng như lợi nhuận của thị trường năng lượng Việt Nam” - Giám đốc điều hành Yokogawa Việt Nam cho biết./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động