Quy định phương pháp xây dựng khung giá điện cho các nguồn điện gió, mặt trời chuyển tiếp
16:58 | 05/10/2022
Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo Để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon nhằm giữ nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, năng lượng tái tạo trở thành ngành “điểm nhấn”. Nhằm hậu thuẫn cho nguồn năng lượng này phát triển, cơ chế giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ra đời. Nhưng khi FIT hết hạn, đấu thầu rộng rãi từng vòng sẽ được thế chân. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kinh nghiệm đã được một số quốc gia thực hiện thành công sau khi FIT chấm dứt. |
Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam Từ kết quả Hội thảo quốc tế “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam” do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo - Bộ Công Thương, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 8/2022 tại TP. HCM, Ban tổ chức Hội thảo vừa có Văn bản báo cáo tổng hợp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển các nguồn điện này trong thời gian sắp tới. |
Theo Thông tư 15, trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện như sau:
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Trên cơ sở tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quyền thuê tư vấn thực hiện lựa chọn bộ thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời chuẩn theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và nhà máy điện gió chuẩn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi, nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển theo quy định tại Điều 11 Thông tư này gửi Cục Điều tiết Điện lực thẩm định.
4. Trình tự thẩm định khung giá phát điện:
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư này, Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt.
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
d) Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết Điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.
Hội đồng tư vấn có tối đa 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký, đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực phát điện.
5. Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện quy định tại khoản 4 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực.
Được biết, ngày 04/10/2022 Bộ Công Thương cũng đã có Văn bản số 6015/BCT-ĐTĐL gửi EVN về việc tính toán khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Trong đó đề nghị EVN thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Thông tư 15/2022/TT-BCT nêu trên, trình khung giá phát điện để Cục Điều tiết Điện lực kiểm tra, thẩm định và báo cáo Bộ Công Thương.
Với việc ban hành Thông tư này, có thể xác định đây là bước đầu mở ra hy vọng giải quyết các ách tắc hơn 1 năm qua của các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp - những dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 01/01/2021 (đối với điện mặt trời) và trước 01/11/2021 (đối với điện gió) nhưng không kịp đáp ứng các điều kiện để được áp dụng giá FIT vào thời gian quy định theo các quyết định 13/2020/QĐ-TTg, 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM