Tương lai điện hạt nhân toàn cầu - Phục hưng, hay loại bỏ? Với việc Đức và Bỉ kéo dài tuổi thọ các dự án điện hạt nhân do cuộc chiến ở Ukraine khiến bức tranh điện hạt nhân có thêm những nét chấm phá mới. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những thông tin mới nhất về điện hạt nhân thế giới trong bối cảnh xung đột Nga - Ucraina và khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là khả năng tồn tại, hay không tồn tại của điện hạt nhân?
Trao đổi của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về phát triển điện hạt nhân Trong bối cảnh tiến tới phát thải CO2 bằng không, giá nhiên liệu tăng cao do thế giới phục hồi sau đại dịch và cấm vận liên quan đến khủng hoảng Nga - Ucraina, điện hạt nhân được nhiều chính phủ quan tâm trở lại. Mặc dù chưa được coi là năng lượng tái tạo, nhưng điện hạt nhân là nguồn năng lượng ít phát thải khí nhà kính, có tính ổn định và mức an ninh năng lượng cao.
Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi? Tiến hay lùi, với điện hạt nhân của Việt Nam sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhưng PGS, TS. Vương Hữu Tấn [*] - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Điện hạt nhân là cần thiết với nước ta, đặc biệt khi Chính phủ đã cam kết zero carbon vào năm 2050.
Toàn cảnh buổi tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Chernyshenko Dmitry Nikolaevich.
Phát biểu tại buổi tiếp, thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Lê Xuân Định chào mừng Phó Thủ tướng D. Chermyshenko và Đoàn đại biểu từ Liên bang Nga, nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã dành thời gian đến thăm Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - một Viện nghiên cứu quốc gia về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại buổi tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry Nikolaevich.
Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh: Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga có truyền thống và lịch sử lâu dài. Lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử luôn trân trọng và vun đắp tình hữu nghị với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Hiện nay, theo các thỏa thuận giữa hai nước trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật, Liên bang Nga và Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ được trải rộng từ năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tự động hóa đến khoa học xã hội và nhân văn, trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Liên Xô trước đây đã giúp Việt Nam khôi phục và nâng cấp lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Đà Lạt. Hiện tại, Liên bang Nga đang tích cực giúp đỡ Việt Nam thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hạt nhân (CNST) với lò nghiên cứu mới. Dự án nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cấp cao hai nước và đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư.
Nhân dịp này, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn các cơ quan về năng lượng nguyên tử của Liên bang Nga, đặc biệt là Tập đoàn ROSATOM đã hợp tác tích cực và hiệu quả với VINATOM trong thời gian qua. Đồng thời, hy vọng trong thời gian tới hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga sẽ tiếp tục được đẩy mạnh về mọi mặt, trong đó có các kết quả hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như dự án xây dựng lò nghiên cứu mới.
Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - Trần Chí Thành báo cáo tại sự kiện .
Tại sự kiện, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - Trần Chí Thành đã báo cáo về hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Báo cáo nêu rõ: Ngành năng lượng nguyên tử, cũng như VINATOM đã được hình thành gần 50 năm trước và phát triển trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, hay Liên bang Nga ngày nay. Điển hình là việc khôi phục và nâng cấp lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt, đưa vào vận hành năm 1984. Đây là công trình đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp tác khoa học giữa hai nước. Hiện nay, lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt vẫn tiếp tục vận hành an toàn và hiệu quả, được IAEA đánh giá rất cao, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam là Viện nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia, với 9 đơn vị thành viên trên toàn quốc, số lượng cán bộ khoảng 800 người. Trong những năm gần đây, Việt Nam và Liên bang Nga đã hợp tác trong dự án Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ hạt nhân (CNST), theo Hiệp định Liên Chính phủ ký kết năm 2011. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2018. Bên cạnh đó, Liên bang Nga tiếp tục mở rộng hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác.
Tiếp đó, Viện trưởng Trần Chí Thành báo cáo một số nội dung hợp tác đang được triển khai hợp tác giữa VINATOM cùng ROSATOM và các đối tác Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Cụ thể, như việc hợp tác xây dựng lò nghiên cứu mới CNST với ROSATOM. Bên cạnh đó, ROSATOM đang chuẩn bị đầu tư vào Công ty Chiếu xạ Cần Thơ - là đơn vị chiếu xạ kiểm dịch phục vụ xuất khẩu nông sản, thuỷ hải sản Việt Nam. Viện Nghiên cứu hạt nhân đang tiến hành các thủ tục để mua nhiên liệu cho lò nghiên cứu Đà Lạt để vận hành thêm 10 năm. VINATOM cùng Tập đoàn Hưng Thịnh đang bắt đầu trao đổi hợp tác với ROSATOM trong chế biến sa khoáng ven biển.
Cùng với đó là trao đổi hợp tác về sản xuất dược chất phóng xạ mới tại Việt Nam để điều trị ung thư, nâng cao năng lực y học hạt nhân hướng tới lò nghiên cứu mới. VINATOM tích cực đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với Viện Liên hiệp Nghiên cứu hạt nhân Dubna trong dự án lò nghiên cứu mới CNST, và gửi cán bộ sang làm việc tại Dubna nhằm đào tạo đội ngũ đầu đàn cho dự án CNST.
Nhân dịp này, Viện trưởng Trần Chí Thành cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ngài Viện trưởng Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, Viện sỹ Trubnikov Gennady Vladimirovich vì sự giúp đỡ và hợp tác trong thời gian qua.
Để các nhiệm vụ nêu trên được triển khai thành công, Viện trưởng Trần Chí Thành mong muốn Phó Thủ tướng và phía Nga tiếp tục hỗ trợ:
1/ Thúc đẩy việc đàm phán ký Hợp đồng FS dự án CNST.
2/ Trao đổi hợp tác với Viện An toàn hạt nhân IBRAE (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) trong triển khai Dự án CNST, cũng như xây dựng Mạng quan trắc phóng xạ tại Việt Nam.
3/ Thanh toán từ nguồn Ngân sách Nhà nước Việt Nam cho đối tác Nga.
4/ Mua nhiên liệu từ TVEL thuận lợi.
5/ ROSATOM và các đối tác viện nghiên cứu Nga hợp tác, chuyển giao công nghệ và cùng chế tạo máy gia tốc chùm tia điện tử (Electron Beam - EB) tại Việt Nam cho nhu cầu chiếu xạ, chiếu cáp điện trong nước, cũng như khu vực.
6/ ROSATOM và VINATOM hợp tác khoa học, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực về công nghệ và an toàn điện hạt nhân, đào tạo nhân lực (chuẩn bị cho trường hợp nếu Việt Nam quay lại chương trình phát triển điện hạt nhân).
Bày tỏ vui mừng được đến thăm Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Chernyshenko Dmitry Nikolaevich nhấn mạnh: Nga luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng, thân thiện và nhiều triển vọng. Ông cho biết, Nga được đánh giá là một trong những nước dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật, khí hậu, năng lượng và thám hiểm không gian.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry Nikolaevich phát biểu.
Phó Thủ tướng Nga chia sẻ: Trong phiên họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga (diễn ra ngày 6/4), ông đã trao đổi với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng tham gia hỗ trợ Việt Nam trong công nghệ nhà máy điện hạt nhân. Phó Thủ tướng bày tỏ hy vọng, trong thời gian tới hợp tác giữa Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục được đẩy mạnh về mọi mặt, trong đó có các kết quả hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như dự án xây dựng lò nghiên cứu hạt nhân mới.
Phó Thủ tướng Nga cho biết: Việt Nam đang trong giai đoạn độc lập tự chủ về công nghiệp, công nghệ và năng lượng, đây là một nền tự chủ quan trọng. Phía Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam sớm tham gia câu lạc bộ những nước có công nghệ hạt nhân. ROSATOM có đủ năng lực, khả năng sản xuất các máy gia tốc điện tử và kinh nghiệm xuất khẩu những thiết bị đó.
Phó Thủ tướng Nga cũng bày tỏ mong muốn hợp đồng FS dự án CNST sẽ được ký vào cuối tháng 6 năm 2023 nhân dịp Lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ đến thăm thành phố Saint Petersburg và diễn ra Diễn đàn kinh tế Saint Petersburg. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với hai nước.
Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - Trần Chí Thành tặng quà lưu niệm Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry Nikolaevich.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry Nikolaevich, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Lãnh đạo Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam thăm quan Phòng truyền thống.
Cuối buổi tiếp, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry, Đoàn đại biểu cấp cao Phân ban Nga đã tham quan phòng Truyền thống của Viện và chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam./.
NGUYỄN THỊ THU HÀ