RSS Feed for Phản biện bài viết: "Khi nhân dân làm chuột bạch" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 14:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phản biện bài viết: "Khi nhân dân làm chuột bạch"

 - Tác giả Mai Quốc Ân giật tít trên rất hấp dẫn và nội dung trực tiếp phê phán Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: "Đem xỉ nhà máy nhiệt điện san lấp, làm đường nông thôn mới tại Hà Tĩnh - quê hương của ông là hành vi đem nhân dân ra làm… chuột bạch để thí nghiệm việc xử lý chất thải nguy hại một cách trái pháp luật" gây nên ấn tượng với nhiều bạn đọc. Tôi rất tán thành quan điểm cần phê phán những việc làm hại nước, hại dân, dù người đó là bất cứ ai. Nhưng khi bàn đến vấn đề về khoa học - công nghệ như chất thải của nhà máy nhiệt điện than thì phải am hiểu về chuyên môn, có lập luận chính xác và "nói có sách, mách có chứng"! Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của TS. Tô Văn Trường (chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về tài nguyên và môi trường) để bạn đọc cùng tham khảo.

Cần làm rõ vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]
Vì sao năng lượng tái tạo chưa thể thay thế nhiệt điện than?

Tôi chia sẻ với quan điểm của tác giả Mai Quốc Ân, quy định chung tro xỉ phải được kiểm tra thành phần để phân loại là chất thải thông thường hay chất thải nguy hại cho mục đích quản lý và xử lý phù hợp. Dĩ nhiên, với cơ chế quản lý hiện nay ở Việt Nam, việc kiểm tra thành phần chất thải có chính xác không, có đảm bảo không, là vấn đề đáng bàn kỹ, không chỉ đối với riêng tro xỉ nhiệt điện than.

Trước hết, cần phải hiểu tro xỉ có thành phần nguy hại không, đến mức độ nào phụ thuộc vào nguồn gốc và thành phần của than? Hiện nay, than của Việt Nam (thành phần thủy ngân, nguyên tố hiếm ít; thành phần S cao; nhiệt lượng thấp) gần như không còn. Các nhà máy nhiệt điện than hầu hết nhập than Úc, Indonexia có nhiệt lượng cao, nhưng được cảnh báo có thủy ngân, nguyên tố hiếm ở mức cần kiểm soát nghiêm ngặt khi sử dụng.

Để dễ theo dõi, tôi ước tính đưa ra bảng sơ bộ tính toán như sau:

Than tiêu hao lò 500 MW

201.7

Tấn/h

% tro trong than

28

%

Lượng tro xỉ thải ra

56.5

Tấn/h

Lượng tro xỉ thải ra (7500 giờ/năm)

423500

Tấn/năm

Thủy ngân thải ra

170

pound/năm

Thủy ngân thải ra

77.18

kg/năm

Lượng thủy ngân

0.000182243

kg/tấn than

Lượng thủy ngân

0.182243211

g/tấn tro

 

Xin lưu ý:

Con số tính toán ở bảng nói trên do tôi tính ngoại suy. Theo một số kết quả nghiên cứu khoa học, thủy ngân trong xỉ cao nhất là 0.35mg/kg, còn kém ngưỡng chất thải nguy hại xa. Theo QCVN 07: 2009, ngưỡng chất thải nguy hại đối với thủy ngân là 4ppm (4mg/kg) giá trị tuyệt đối và 0,2ppm giá trị ngâm chiết. Thực tế, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã ngâm chiết nhiều loại xỉ, không có acid thì ngâm cả năm cũng chẳng ra tí kim loại nặng nào cả.

Thủy ngân có mặt tự nhiên ở khắp nơi với liều lượng thấp. Nguồn nhiệt điện than trước khi áp dụng lọc NOx và SO2 cũng có nhiều thủy ngân, nhưng gần đây đã giảm vì kiểm soát khói lò tốt hơn nhiều. Nguồn nhiệt điện dầu đã giảm vì các nhà máy đốt dầu không cạnh tranh được với điện than và điện khí, chỉ có các máy dầu trên tàu thủy và phát diesel. Hà Tĩnh đã phân tích xỉ của Nhiệt điện Vũng Áng 1 trước khi quyết định dùng xỉ làm vật liệu san nền.

Ngay cả trường hợp ngoại suy, cứ cho rằng 1 tấn tro thải ra từ nhiệt điện cao nhất chỉ có 0.1g thủy ngân mà thôi. Một người nhỡ tay làm vỡ cái nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, hoặc vứt cái nhiệt kế ra bãi rác để vỡ ra thì lượng thủy ngân đó nó đã tương đương với hàng chục tấn than rồi.

Đây là con số giả thiết toàn bộ thủy ngân sinh ra đó tồn tại trong tro xỉ nhiệt điện. Tuy nhiên, trong thực tế thì thủy ngân bị bay hơi ra ngoài nên nói về tro nhiệt điện thì hầu như chẳng còn "tăm hơi" đâu nữa.

Tác giả Mai Quốc Ân không hiểu do vô tình, hay cố ý khi đồng nhất tro xỉ nhà máy nhiệt điện than với tro xỉ lò đốt rác thải y tế.

"Theo Danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại (CTNH) và các chất thải có khả năng là CTNH ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, thì tro xỉ không phải là Chất thải nguy hại. Theo QCVN 02: 2012/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế: http://www.gree-vn.com/pdf/QCVN02-2012-BTNMT.pdf) thì tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt chất thải rắn y tế mới có khả năng là Chất thải nguy hại và bắt buộc phải phân định, phân loại theo QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp."

Trong bài viết, tác giả cũng không nói rõ, hoặc thông tin về việc xử dụng xỉ than là đã bê tông hóa hay độn trực tiếp xuống nền đường? Nếu như xỉ đã được đóng rắn bằng xi măng, hay các chất bê tông hóa khác thì độ an toàn đã được bảo đảm, có nghĩa là các kim loại nặng và asen đã được cố định ở dạng không thể tan ra môi trường.

Còn việc asen và một số kim loại nặng khác bay ra theo khói lò là điều hiển nhiên, nếu trong than có chứa những thứ đó. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc ô nhiễm đất mặt của các khu vực chịu ảnh hưởng của khói lò đốt than vì phần nhỏ các chất này còn ở dạng hơi, chưa kịp kết hợp thành các hạt chất rắn lớn hơn để có thể lọc bỏ được bằng lọc tĩnh điện.

Theo tôi biết, ở Việt Nam cũng đã có nghiên cứu của các nhà khoa học lấy mẫu đất xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại theo hai hướng gió chủ đạo là Đông Nam - Tây Bắc và Đông Bắc - Tây Nam, nhưng chưa phát hiện thấy sự ô nhiễm asen trong đất ở đấy. Vì chưa có đủ số lượng mẫu để thống kê nên chưa nói gì chắc chắn được. Với lại điều kiện khí hậu mưa gió ở nước ta khác với châu Âu nên không thể so sánh, áp số liệu của châu Âu cho ta được. Có lẽ phải có những nghiên cứu về tác động của khói nhiệt điện/ luyện kim đến chất lượng đất và nước mặt thì mới có đủ dữ liệu đánh giá.

Còn việc xử lý tro bay và xỉ nhiệt điện bằng cách đóng rắn/ tạo ra một dạng vật liệu trung gian như bê tông để làm vật liệu không nung, hay làm đường giao thông là đúng hướng và hiệu quả nhất cả về mặt bảo vệ môi trường.

Nếu muốn nói chính xác, thì phải bàn về tro bay và xỉ nhiệt điện ở ta đa số có một cái dở là hàm lượng than dư quá cao (do công nghệ đốt lạc hậu) không thể đưa trực tiếp làm phụ gia xi măng hay sử dụng làm đường giao thông như các nước Nhật, Mỹ... được. Nếu tuyển để loại than dư thì giá thành lại lên quá cao, không ai muốn sử dụng. Cho nên phải tìm cách khác. Hiện nay, đang có một số đề tài nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề nói trên. Hy vọng sẽ sớm có kết quả và hữu dụng trong thực tế.

Bên cạnh đó, cần phải có chính sách cụ thể trong việc xử lý, sử dụng tro bay và xỉ nhiệt điện thì mới giải quyết được vấn đề này. Rất tiếc, bài viết nói trên của tác giả Mai Quốc Ân thuộc dạng "bới bèo ra bọ" nên phản tác dụng đối với những người am hiểu về chuyên môn.  

Ba năm nay, Bộ Công Thương đã yêu cầu các bộ liên quan phối hợp để xây dựng và ban hành Quy chuẩn Việt Nam về tro xỉ nhiệt điện than, nhưng tới giờ "trái bóng" vẫn đang nằm "trong chân" của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về Thông tư 36, thì tro xỉ nhà máy nhiệt điện than "có khả năng là chất thải có hại" nhưng do chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật môi trường nên ai muốn áp thế nào cũng được, và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ cho việc thực hiện Quyết định 452 của Thủ tướng Chính phủ, nên mới xảy ra tình trạng có các bài viết cực đoan như của tác giả Mai Quốc Ân.

Cuối cùng, chúng tôi kiến nghị: Các nhà máy nhiệt điện than cần có giải pháp giảm tỷ lệ than không cháy hết trong tro để nâng cao hiệu suất nhiệt và để sử dụng được tro xỉ. Mặt khác, Chính phủ cần cương quyết (đã có nghị quyết rồi) đóng cửa các lò gạch sử dụng đất sét nông nghiệp (vừa quý, vừa hiếm) để chuyển sang sử dụng tro xỉ của các nhà máy điện (vừa nhiều, vừa rẻ) làm gạch xây dựng.

TS. TÔ VĂN TRƯỜNG

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động