RSS Feed for Nhận chìm chất nạo vét cảng biển: Luật cho phép, nhưng thực tế thế nào? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhận chìm chất nạo vét cảng biển: Luật cho phép, nhưng thực tế thế nào?

 - Luật pháp cho phép, nhưng các bài học đắt giá do nhận chìm đã thống kê chưa? Dự án được thực hiện ra sao cho nước đục không ảnh hưởng đáng kể tới các khu vực biển? Nếu xảy ra gió mùa Đông Bắc với thời gian dài, dòng chảy tại khu vực nhận chìm sẽ thay đổi hướng và nước đục sẽ có khả năng ảnh hưởng tới khu bảo tồn biển Hòn Cau và bãi cạn Breda. Và câu hỏi đặt ra là: Thời gian lắng đọng các chất nạo vét thực tế là bao lâu, trong điều kiện thời tiết, dòng chảy phức tạp như vậy? Đã có mô hình phân tích chưa? Đó là ý kiến của bạn đọc sau loạt bài phản biện khoa học về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng biển Vĩnh Tân phục vụ vận chuyển than cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân được đăng tải trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

"Nhận chìm" chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân là phương án hợp lý
Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Nhấn chìm" chất nạo vét là giải pháp tối ưu
Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Cái khó ló cái khôn"
Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân
Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để nhận chìm chất nạo vét ở Vĩnh Tân

 

Về vấn đề bạn đọc quan tâm, PGS, TS. Vũ Thanh Ca - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Thành viên Nhóm chuyên gia về Môi trường Biển của Liên Hợp quốc) giải đáp như sau:

1. Ở Việt Nam đã thực hiện nhận chìm nhiều năm nay. Chất nạo vét bảo dưỡng, duy tu cảng và luồng tàu cũng như chất nạo vét khi xây dựng các cảng mới. Ví dụ cảng Cái Mép, hoặc cảng Lạch Huyện được nhận chìm ở những vị trí thích hợp sau khi đánh giá tác động môi trường. Cho đến nay chưa có bất cứ thông tin nào về tác động rất xấu tạo ra những bài học đắt giá của việc nhận chìm chất nạo vét tới môi trường.

2. Trên thế giới, các nước phát triển đều có những chương trình quan trắc, giám sát môi trường nghiêm ngặt để đánh giá tác hại tới môi trường, sinh thái của chất nạo vét. Đặc biệt, các nước Tây Âu và Bắc Âu tham gia Công ước OSPAR đã có những chương trình quan trắc, giám sát rất chặt chẽ và họ cũng chưa cho thấy những tác hại có thể tạo ra những bài học đắt giá về môi trường do nhận chìm chất nạo vét.

Thông tin về tác động môi trường của việc nhận chìm chất nạo vét của Ủy ban Công ước OSPAR có thể tìm ở địa chỉ (https://www.ospar.org/work-areas/eiha/dredging-dumping).

3. Môi trường bãi cạn Breda và khu bảo tồn biển Hòn Cau: "Nếu chất nạo vét bị vận chuyển tới và lắng đọng tại các khu vực này, thiệt hại về môi trường, sinh thái sẽ rất lớn. Vì vậy, dự án cần được thực hiện sao cho nước đục không ảnh hưởng không đáng kể tới các khu vực nêu trên. Tuy nhiên, nếu xảy ra gió mùa Đông Bắc với thời gian dài, dòng chảy tại khu vực nhận chìm sẽ thay đổi hướng và nước đục sẽ có khả năng ảnh hưởng tới khu bảo tồn biển Hòn Cau và bãi cạn Breda". Câu hỏi đặt ra: Thời gian dài là bao lâu? Thời gian lắng đọng các chất nạo vét thực tế là bao lâu, trong điều kiện thời tiết, dòng chảy phức tạp như vậy? Đã có mô hình phân tích chưa?

Như đã phân tích trong báo cáo, vào mùa hè và mùa thu, dòng chảy ven biển tỉnh Bình Thuận do ảnh hưởng của nước trồi mạnh tới mức nó tạo ra vùng nước quẩn (bao gồm cả hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận). Để tạo được vùng nước quẩn này, đánh giá của chuyên gia cho thấy: ven bờ biển Bình Thuận dòng chảy theo hướng Đông Bắc có hướng đồng nhất từ mặt tới độ sâu khoảng trên 100m.

Các tính toán bằng mô hình số trị thủy động lực học 3 chiều cho thấy: thậm chí vào tháng 10, gió mùa Đông Bắc có thời gian tác động từ 3 đến 4 ngày không có khả năng thay đổi dòng chảy này.

Như vậy, việc nhận chìm chất nạo vét vào tháng 10 vẫn khả thi.

Tuy nhiên, để chắc chắn thì cần dừng hoạt động nhận chìm khi có gió mùa Đông Bắc, chờ khi gió đổi hướng lại tiếp tục nhận chìm. Nếu làm như vậy, khả năng nước đục tác động tới bãi cạn Breda và khu bảo tồn biển Hòn Cau hầu như là không có.

Chú ý rằng tại trang https://www.ospar.org/work-areas/eiha/dredging-dumping có nêu rõ tác động của nước đục có thể gây thay đổi trong hệ sinh thái chỉ trong giới hạn 5km.

Như vậy, ngay cả trong trường hợp gió mùa Đông Bắc xảy ra, rất khó có khả năng nước đục lan truyền tới và gây ra những tác động đáng kể tới khu bảo tồn biển Hòn Cau - vì khu vực biển nhận chìm ở cách vùng lõi khu bảo tồn biển khoảng 8km.

Rõ ràng, nếu quản lý tốt thì có thể loại trừ hầu như mọi tác động có hại của hoạt động nhận chìm chất nạo vét.

BAN BIÊN TẬP

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động