RSS Feed for Nghịch lý - Thiếu điện, nhưng điện giá rẻ vẫn không bán được | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 00:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nghịch lý - Thiếu điện, nhưng điện giá rẻ vẫn không bán được

 - Vì sao đúng vào thời điểm thiếu điện ở miền Bắc, thì tại tỉnh Kon Tum lại xảy ra tình trạng ngành điện không mua điện của những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ phát phần vượt công suất lắp máy? Tổng hợp, nhận xét, đánh giá của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 3]: Gợi ý của chuyên gia Việt Nam Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 3]: Gợi ý của chuyên gia Việt Nam

Vấn đề các nhà máy thủy điện cần vận hành tối ưu, tiết kiệm nước trong mùa kiệt và xả nước thừa ít nhất trong mùa lũ, nhưng vẫn đảm bảo được vai trò cắt lũ, cung cấp điện ổn định cho hệ thống luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ nhà máy thủy điện và các nhà quản lý. Vậy để tránh trường hợp các hồ cạn nước như nửa đầu năm 2023, chúng ta cần phải làm gì? Phân tích, gợi ý của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 2]: Kết quả thử nghiệm tại Việt Nam Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 2]: Kết quả thử nghiệm tại Việt Nam

Sau 30 năm áp dụng thành công tại Nhật Bản, năm 2016, công nghệ hỗ trợ vận hành tối ưu và an toàn cho thuỷ điện của quốc gia này đã được thử nghiệm tại Việt Nam. Kết quả ứng dụng cho thấy: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành từ công nghệ này đã chứng minh hiệu quả vượt trội về kinh tế và nâng cao tính an toàn trong vận hành thủy điện ở Việt Nam. Từ thực tế này, giới chuyên gia kinh tế, năng lượng cho rằng: Đã đến lúc, phương pháp vận hành thủ công tại các nhà máy thủy điện của Việt Nam đã không còn phù hợp, thay vào đó là các giải pháp kỹ thuật hiện đại, nhằm hỗ trợ vận hành một cách linh hoạt, năng động để thích nghi với biến đổi khí hậu cực đoan đang và sẽ diễn ra ở nước ta.

Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 1]: Báo động về nguồn nước ở Việt Nam Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 1]: Báo động về nguồn nước ở Việt Nam

Biến đổi khi hậu đi đôi với hiện tượng thời tiết cực đoan do El Nino đang có những tác động nghiêm trọng lên nguồn nước ở Việt Nam. Các dữ liệu quan trắc đã cho thấy, tình trạng nóng lên đáng báo động đi kèm với thiếu hụt một lượng rất lớn nước trên các dòng sông ở nước ta. Tháng 6 vừa qua phần lớn các hồ chứa thủy điện ở Việt Nam bị cạn kiệt gây ra tình trạng căng thẳng do thiếu điện sinh hoạt và sản xuất. Và dự báo đáng lo ngại là tình trạng thiếu nước sẽ còn kéo dài sang tận năm sau.

Từ đầu tháng 3/2023 đến nay, một số nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên bị tiết giảm công suất, bị sa tải, không được Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) huy động công suất do phát vượt công suất theo hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký kết và theo giấy phép hoạt động điện lực, cũng như giấy phép khai thác nước mặt. Có một số nhà máy thủy điện phát vượt công suất thiết kế đã phải ngừng huy động công suất phát điện, gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư nhà máy. Sau khi các đơn vị này có giải trình và cam kết vận hành đúng hợp đồng mua bán điện, PC Kon Tum mới cho vận hành trở lại.

Trước thông tin này ai cũng giật mình và ngạc nhiên: Tại sao trong lúc miền Bắc thiếu điện, mà điện giá rẻ từ thủy điện lại bị ngành điện từ chối mua? Ví dụ từ chối huy động điện mặt trời, hay điện gió (vì giá thành cao) thì còn có lý, nhưng ở đây là từ chối huy động từ nguồn thủy điện với mức giá 1.100đ/kWh, thì chắc có nguyên nhân gì đây?

Nguyên nhân được Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) trả lời bằng văn bản gửi các chủ đầu tư nhà máy thủy điện như sau: Theo các quy định tại Khoản 2, Điều 48, Khoản 3, Điều 77 và Khoản 1, Điều 78 - Thông tư số 40/2014 của Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và căn cứ Quy trình phối hợp vận hành nhà máy thủy điện được ký kết giữa chủ đầu tư nhà máy thủy điện với đơn vị phân phối điện, thì công suất huy động nhà máy thủy điện không vượt quá công suất tối đa của nhà máy được quy định trong hợp đồng mua bán điện PPA đã được ký kết.

Về việc phát vượt công suất, EVNCPC còn viện dẫn Điều 39 Luật Điện lực quy định: Đơn vị phát điện có quyền, nghĩa vụ “hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực” và “tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia”. Cùng với đó là hợp đồng mua bán điện mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008, Thông tư số 32/2014 của Bộ Công Thương quy định rõ các trường hợp thực hiện đều phải trên cơ sở giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với sản lượng điện đã phát vượt công suất ghi tại giấy phép hoạt động điện lực, đại diện EVNCPC cũng cho hay: Đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đề nghị hướng dẫn xử lý phần công suất các thủy điện đã phát vượt công suất. Khi có hướng dẫn cụ thể, EVNCPC sẽ xem xét thực hiện hạch toán, thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 17/6/2023, 11 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về việc “đề nghị huy động công suất các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ được huy động theo cơ chế chi phí tránh được trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

Nguyên tắc thiết kế công suất lắp máy của nhà máy thủy điện:

Công suất lắp máy của nhà máy thủy điện phụ thuộc vào chiều cao cột nước H (m) và lưu lượng nước qua tua bin Q (m3/s). Việc xác định công suất của nhà máy thủy điện được tính toán theo công thức:

Nlm=AxQxH. Trong đó:

N - công suất lắp máy (hay công suất đặt) của nhà máy thủy điện.

A - hệ số phụ thuộc vào công suất của máy phát, tua bin và một số thông số khác...

H - cột nước tính toán, m. Cột nước tính toán bằng cột nước địa hình trừ đi tổn thất cột nước. (Htt=Hđh-Htonthat).

Q - lưu lượng nước thiết kế chảy qua tuabin, m3/s.

Lưu lượng thiết kế được tính toán, lựa chọn trong chuỗi thủy văn ít nhất là 50 năm. Nhưng nếu tài liệu thủy văn có trên 50 năm, hay hàng trăm năm, thì mức độ chính xác về lựa chọn lưu lượng thiết kế càng cao.

Trong thực tế, những con sông với lưu vực lớn sẵn có nhiều trạm quan trắc thủy văn nhằm đo lưu lượng, mực nước và các thông số khác, nhưng các sông với lưu vực nhỏ, hay các phụ lưu, thì hầu như rất ít khi đặt các trạm thủy văn, hoặc không có trạm nào. Do vậy, khi thiết kế các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, các kỹ sư thiết kế phải sử dụng tài liệu thực đo (chỉ khoảng 3 - 5 năm) dùng phương pháp nội suy kéo dài lên 50 năm để xác định lưu lượng thiết kế, hoặc sử dụng phương pháp tương tự bằng cách sử dụng tài liệu thủy văn của lưu vực sông khác, nhưng có sự tương đồng về đặc trưng thủy văn và độ che phủ của thảm thực vật để chọn lưu lượng thiết kế.

Như vậy, để đảm bảo lúc nào cũng đủ nước để phát điện, các nhà thiết kế thường chọn lưu lượng thiết kế thiên nhỏ, còn lưu lượng xả lũ thì chọn thiên lớn để đảm bảo an toàn cho công trình. Và điện lượng của nhà máy thủy điện được xác định là điện lượng trung bình nhiều năm E0 theo công thức:

E0=NlmxT. Trong đó:

E0 - điện lượng trung bình nhiều năm, kWh.

T - số giờ sử dụng công suất lắp máy (h).

Thông thường, số giờ sử dụng công suất lắp máy của thủy điện dao động từ 3.500 h đến 4.500 h hàng năm. Do đặc điểm của thủy điện vừa và nhỏ là không có hồ chứa điều tiết lớn, dung tích hữu ích của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ chỉ dao động trong khoảng (100 - 500) triệu m3 nên chỉ có khả năng điều tiết ngày - đêm, hoặc điều tiết tuần, không thể giữ nước, điều tiết nước vào mùa mưa. Vì vậy, số giờ sử dụng công suất lắp máy của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ chỉ dao động ở mức quanh 3.500 h để tận dụng vận hành công suất tối đa trong mùa lũ.

Một đặc điểm nữa đối với thiết bị thủy điện nhỏ là trong điều kiện thuận lợi khi cột nước thực tế cao hơn cột nước thiết kế và giá trị cosφ cao, hoặc vận hành trong thời gian ngắn, đều có thể phát công suất cao hơn công suất lắp máy.

Thực tế vận hành thủy điện vừa và nhỏ cho thấy: Công suất phát tối đa (Nmax) thường cao hơn công suất lắp máy Nlm khoảng (10 - 20)%. Riêng đối với những năm ít nước, sản lượng điện năng được sản xuất thấp hơn nhiều so với giá trị điện năng trung bình nhiều năm E0.

Ý kiến của các bên liên quan:

Việc PC Kon Tum không cho phép các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn phát điện với công suất tối đa đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác vận hành, cũng như thiệt hại về kinh tế cho các chủ đầu tư nhà máy thủy điện, nhà nước cũng thất thu thuế. Để tránh bị sa tải, các nhà máy buộc phải chủ động phát điện thấp hơn công suất thiết kế.

Ngày 27/6/2023, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có văn bản số 1491 gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc khai thác hiệu quả nhất các nguồn thủy điện. Theo đó, Cục Quản lý Tài nguyên nước đề nghị EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động tối đa nguồn năng lượng hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước đối với các nhà máy thủy điện đã được xây dựng với quy mô công suất lắp máy và các thông số kỹ thuật đúng quy hoạch ngành điện, giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép tài nguyên nước và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.

Ngày 27/7, EVN và EVNCPC đã tổ chức hội nghị trực tuyến để chia sẻ thông tin về việc 11 chủ đầu tư nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đề nghị cho phát vượt công suất so với hợp đồng mua bán điện và giấy phép hoạt động điện lực.

Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh Kon Tum mong muốn được phép phát vượt công suất của tổ máy so với hợp đồng mua bán điện và giấy phép hoạt động điện lực, cũng như giấy phép khai thác nước mặt và được phép phát lớn hơn điện lượng trung bình nhiều năm được phê duyệt đối với các năm có lưu lượng nước về hồ nhiều.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị EVNCPC xem xét: Trong trường hợp không xảy ra quá tải lưới điện, hoặc không ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện, thì cho phép các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ được huy động theo cơ chế chi phí tránh được, được phát tối đa công suất theo khả năng nguồn nước cho phép, nhất là trong tình trạng bối cảnh thiếu điện như hiện nay. Phần giá trị phát dư sẽ được tính toán để nộp bổ sung tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vào đầu năm tài chính tiếp theo.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề nghị thanh toán tiền đối với sản lượng phát vượt công suất.

Thay lời kết:

Trong khi miền Bắc đang thiếu điện, nhưng những người điều độ hệ thống điện địa phương lại từ chối mua điện giá rẻ từ thủy điện vì lý do không đúng quy định. Việc không cho phát vượt công suất tối đa đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là gây lãng phí nguồn nước, ảnh hưởng kinh tế doanh nghiệp và nhà nước thất thu ngân sách.

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nguồn điện than có thể đưa vào vận hành đến 2030 là khoảng 3.100 MW (chủ yếu tập trung ở phía Bắc), trong khi nhu cầu tiêu dùng điện tại phía Bắc tăng gần 11.000 MW - tức tăng nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu tăng thêm. Qua dự báo này cho thấy: Nguồn điện cho miền Bắc trong 2 năm tới vẫn rất căng thẳng, nguy cơ thiếu điện hiện hữu khi các dự án có trong quy hoạch bị chậm tiến độ, khó có khả năng vận hành vào 2024 - 2025.

Do đó, để bổ sung thêm nguồn điện sạch, tái tạo và quý giá này cho hệ thống điện quốc gia, các bộ, ngành liên quan cần có các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc này.

Nếu vấn đề trên sớm được giải quyết thỏa đáng, không những nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ có lợi, ngành điện cũng được bổ sung thêm một lượng điện giá rẻ (dù không nhiều), nhà nước cũng có thêm nguồn thu ngân sách (thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm, thuế tài nguyên nước được sử dụng phát điện với công suất tối đa) và đặc biệt là không lãng phí nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta./.

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động