RSS Feed for "Lào sẽ tham vấn Việt Nam trước khi xây thủy điện trên sông Mekong" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 15:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Lào sẽ tham vấn Việt Nam trước khi xây thủy điện trên sông Mekong"

 - Bên lề hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho biết: Nước bạn Lào sẽ tham vấn và cân nhắc kỹ trong việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong.

>> Hợp tác vùng thúc đẩy phát triển bền vững dòng Mekong
>> Tăng trưởng kinh tế và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam
>> Việt Nam - Nhật Bản cam kết hợp tác về năng lượng và môi trường

Theo giới chuyên môn đây quả thực là tin vui bởi việc xây dựng đập trên con sông này sẽ tạo ra rất nhiều bất lợi đối với hệ sinh thái và an ninh nguồn nước.

Tại diễn đàn lần này, vấn đề xây dựng đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong cũng được giới chuyên môn quan tâm. Theo đó, giới chuyên môn đề xuất với Lào là bất kỳ một sự dịch chuyển hay thay đổi nào đến dòng sông Mekong cần được cân nhắc kỹ lưỡng với vai trò chủ động của các nước liên quan và tính đến các mục tiêu về môi trường, văn hóa xã hội, đặc biệt là các dự án xây dựng trình thủy điện.

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết: Qua những buổi trao đổi, phía nước bạn Lào đã có những quan tâm, ghi nhận những quan ngại của Việt Nam và Campuchia. Phía Lào cũng đưa ra nhận định, khi triển khai các công trình trên dòng chính sông Mekong thì sẽ tham vấn và cân nhắc rất kỹ những lo ngại, tác động tiêu cực có thể xảy ra. Nếu thấy có những khả năng trên, Lào sẽ cân nhắc và sẽ có điều chỉnh".

Trước đó, đề cập tới vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, lưu vực sông Mekong là một trong năm lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mekong tại vùng hạ lưu đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Quan điểm của Việt Nam và Campuchia là cần có sự tham vấn các nước khi xây dựng thủy điện trên dòng chính của sông. Việt Nam đề xuất thành lập tổ chức nghiên cứu tác động các công trình thủy điện trên dòng sông Mekong với sự tham gia của nước Lào, Campuchia. Chúng tôi hoan nghênh việc Chính phủ các nước Lào và Campuchia đã cam kết cùng tham gia nghiên cứu này và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ để Nghiên cứu sớm có kết quả vào cuối năm 2015 như kế hoạch đề ra".

Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án như thủy điện, tưới tiêu, phát triển nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy lợi, quản lý lũ lụt và du lịch… Việc thiếu nguồn nước từ sông Mekong đổ về sẽ khiến nước biển xâm mặn đến sớm hơn và kéo dài hơn vào mùa khô.

Con sông Mekong đang trở nên bất bình yên hơn lúc nào hết bởi sự kiện một đập thủy điện ở Lào, cũng là con đập đầu tiên trong chuỗi 12 dự án đập thủy điện dự kiến triển khai tại Lào và Campuchia, đã được lên kế hoạch xây dựng. Vấn đề ở chỗ khi cánh cửa của đập thủy điện này, cũng như hàng loạt con đập còn lại mở ra, thì một vùng sinh thái, kinh tế nông nghiệp của Mekong, trong đó có Việt Nam, có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên, các dự án chuyển nước của các quốc gia thượng lưu kết hợp với hoạt động của đập thủy điện sẽ làm gia tăng sự thiếu hụt nguồn nước ở các quốc gia hạ lưu, trong đó Việt Nam nằm cuối cùng hạ lưu sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

GS Chung Hoàng Chương, khoa Á Mỹ học của City College Of San Francisco, chuyên gia của tổ chức phi chính phủ International Rivers - người đã có nhiều cuộc điền dã thực địa thủy điện ở trên thế giới, đặc biệt ở các đập thủy điện do Trung Quốc đã xây dựng trên dòng sông Mekong đã khuyến cáo, sự kiện Lào xây đập Xayaburi trên dòng chính của sông Mekong, Trung Quốc đã và đang xây dựng khoảng 11 đập trên dòng chính sông này, nối tiếp đó Lào sẽ xây dựng khoảng 9 đập khác cũng trên dòng chính. Nếu Lào thành công thì sau này Campuchia cũng có thể xây dựng được 3 cái đập trên dòng chính, như vậy Việt Nam sẽ là quốc gia bị đe dọa nhiều nhất vì Việt Nam là quốc gia nằm cuối nguồn sông Mekong.

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động