RSS Feed for Iran tiếp nhận quyền quản lý Nhà máy điện hạt nhân Bushehr | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 20:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Iran tiếp nhận quyền quản lý Nhà máy điện hạt nhân Bushehr

 - Ngày 23/9, Iran đã tiếp nhận quyền quản lý Nhà máy điện hạt nhân Bushehr từ Nga. Tuy nhiên, theo kế hoạch, trong hai năm đầu tiên, Nhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ được phía Nga bảo hành và vận hành dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ chuyên gia Nga. Đây là Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong lịch sử Iran và toàn vùng Trung Đông không nằm trong phạm vi trừng phạt quốc tế.

>> Rosatom khởi công nhà máy điện hạt nhân ở Bangladesh
>> Công nghệ mới của Rosatom ứng dụng thành công tại Ấn Độ
>> Rosatom hỗ trợ Nam Phi phát triển năng lượng nguyên tử
>> Fennovoima muốn đầu tư nhà máy điện hạt nhân với Rosatom
>> Nga ứng dụng phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr có lịch sử hình thành gắn chặt với các cuộc cách mạng của nước hồi giáo này. Được khởi công xây dựng từ năm 1975 do công ty Kraftwerk Union AG của Tập đoàn Siemens (Đức) đảm nhận, với kế hoạch kiến thiết khoảng 20 tổ máy điện hạt nhân.

Năm 1979, cuộc cách mạng Hồi giáo xảy ra, cuộc chiến tranh giữa Iran-Iraq những năm 1980-1988 và tiếp đó là các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đối với nước Cộng hòa Iran đã khiến công việc xây dựng nhà máy phải ngừng lại. Nhưng trước khi dự án bị phá vỡ hợp đồng thì Siemens cũng đã kịp xây dựng một số tòa nhà với số lượng lớn các thiết bị máy móc.

Sau khi chiến tranh kết thúc và Iran trở lại với kế hoạch phát triển điện hạt nhân.Trong lúc các nước phương Tây không muốn tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân ở Bushehr thì năm 1994 Nga đã đồng ý hoàn thiện nốt việc xây dựng nhà máy đang dở dang. Năm 2010, các chuyên gia bắt đầu khâu khởi động vật lý nhà máy điện hạt nhân. Đến năm 2011, các chuyên gia tiến hành công tác kiểm tra cơ sở hạt nhân hoạt động ở mức công suất tối thiểu.

Trong nhiều năm qua, Tehran luôn trông đợi sự nối tiếp hợp tác với Nga trong lĩnh vực nguyên tử hòa bình. Như thông báo của hãng tin Iran MEHR, Iran đã tổ chức tham vấn với phía Nga, và trong thời gian gần đến sẽ ký thỏa thuận về sự hiểu biết lẫn nhau để chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới.

Theo chuyên viên kinh tế quốc tế và những vấn đề về Iran, bà Nina Mamedova, Nga luôn quan tâm đến xuất khẩu công nghệ cao. Vì vậy, các cuộc đàm phán với Iran về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr có thể diễn ra cùng với đó là văn kiện khác nhau có thể được ký kết. Tuy vậy, lúc này Nga cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc "đồng ý" và “phản đối”, vì một lẽ, chính phủ Iran vẫn có thể thay đổi thậm chí với ngay cả việc thay đổi đường lối chính trị. Do vậy, không thể đảm bảo trước điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, việc các chuyên gia Nga bàn giao nhà máy điện Bushehr cho Iran kiểm soát là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển chương trình hạt nhân của nước này.

Cũng cần nhấn mạnh thêm, đây cũng là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong lịch sử Iran và toàn vùng Trung Đông không nằm trong phạm vi trừng phạt quốc tế. Hiện dự án này đang dưới sự giám sát chặt chẽ của IAEA. Theo đó, tương ứng với các điều khoản ký năm 2005 bổ sung vào thỏa thuận năm 1992, Iran phải có nghĩa vụ chuyển giao số nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ nhà máy điện Bushehr đến Nga để tái chế.

Cũng trong ngày 23/9, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran, ông Ali-Akbar Salehi cho biết trong cuộc họp của Ủy ban kinh tế chung, Nga và Iran đã nhất trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 ngay sau khi Nga bàn giao quyền quản lý nhà máy điện nguyên tử ở Bushehr cho Iran. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân thứ hai sẽ giúp Iran bổ sung thêm 4.000 MW điện, gấp 4 lần công suất 1.000 MW của nhà máy điện thứ nhất ở Bushehr.

NGUYỄN TÂM (Nguồn: vietnamese.ruvr.ru)

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ý định khó đoán của Trung Quốc và dấu hỏi về sách Mỹ
Vinashin trở về với 'vạch xuất phát'
Những siêu dự án quân sự bí mật của Trung Quốc
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Trung Quốc thay đổi học thuyết phiên bản "made in China"
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động