RSS Feed for EU vẫn chọn phát triển năng lượng hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 08:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EU vẫn chọn phát triển năng lượng hạt nhân

 - Năng lượng hạt nhân chính là câu trả lời của Liên minh châu Âu - EU cho mục tiêu tích cực về sự phát thải carbon dioxide cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch, theo những đánh giá của các chuyên gia tư vấn Frost và Sullivan. Năng lượng hạt nhân chính là câu trả lời của Liên minh châu Âu cho mục tiêu tích cực về sự phát thải carbon dioxide cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch, theo những đánh giá của các chuyên gia tư vấn Frost và Sullivan.

>> "An toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục"
>> Nhật Bản công bố mô phỏng phạm vi phát tán phóng xạ
>> Hitachi đầu tư 1,12 tỷ USD vào điện hạt nhân ở Anh
>> Việt - Nhật hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân
>> Phát triển điện hạt nhân, kinh nghiệm từ Hàn Quốc
>> Nga tăng tốc độ đầu tư vào ngành công nghiệp hạt nhân
>> Đa số người dân Indonesia ủng hộ phát triển điện hạt nhân
>> Ấn Độ tiếp tục phát triển điện hạt nhân
>> Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân

 

Trong một báo cáo mới với tiêu đề ngành năng lượng hạt nhân châu Âu: xu hướng và cơ hội - Frost & Sullivan cho biết, “Bất chấp những rủi ro về môi trường, năng lượng hạt nhân vẫn cho thấy tiềm năng trong việc giảm lượng khí thải cũng như sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, và do đó, năng lượng hạt nhân sẽ chiếm một phần lớn trong cơ cấu năng lượng của châu Âu vào năm 2020”.

Báo cáo lưu ý rằng, bất chấp tai nạn xảy ra tại nhà máy Fukushima Daiichi Nhật Bản nhưng số lượng các lò phản ứng điện hạt nhân đang được xây dựng trên toàn thế giới “vẫn cao hơn so với hai thập kỷ trước.”

Frost và Sullivan chỉ ra rằng, các nước như: Pháp, Phần Lan, Anh và Thụy Điển đã tái xác nhận cam kết của mình đối với năng lượng hạt nhân, trong khi đó Ba Lan, Romania và Cộng hòa Séc cũng đang lập kế hoạch thúc đẩy các tổ máy mới thông qua những đánh giá an toàn khắt khe hơn.

Neha Vikash, một nhà nghiên cứu về năng lượng và nguồn cung năng lượng đã phân tích cùng với Frost & Sullivan và đưa ra nhận xét: “Rất khó để dự đoán châu Âu loại bỏ năng lượng hạt nhân ra khỏi cơ cấu năng lượng của họ, mặc dù vẫn tồn tại lập trường đối lập trong các nước Đức, Thụy Sĩ, Ý và Bỉ những nơi có thể sẽ ban hành những lệnh cấm phát triển điện hạt nhân. Thế nhưng năng lượng hạt nhân vẫn sẽ đóng một vai trò rất tích cực trong sản xuất năng lượng của châu Âu cũng như đáp ứng các mục tiêu về môi trường của khu vực”.

“Cho dù có phải đóng cửa một số nhà máy thì các quốc gia thành viên như Vương quốc Anh và Phần Lan sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy thông qua các tiêu chuẩn an toàn tốt hơn và hỗ trợ xây dựng các công trình hạt nhân mới trong vòng 4-5 năm tới”, Vikash nhấn mạnh. “Ngoài việc xây dựng mới, các nước này cũng sẽ tập trung vào việc tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.

Theo Frost và Sullivan, tăng thời gian vận hành của nhà máy điện hạt nhân sẽ tạo ra thị phần lớn hơn trong 20 năm tới hơn là việc xây dựng những công trình mới cho chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân hiện tại. Các dự án kéo dài thời gian vận hành được tiến hành tại các nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất phát điện khoảng 132 GWe.

Báo cáo cho hay “năng lượng hạt nhân sẽ vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu cho các giải pháp giảm lượng khí thải cacbon dioxide châu Âu”. “Công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2 (CCS) có khả năng làm giảm sự phụ thuộc vào than đá và khí đốt. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn ở giai đoạn phát triển sơ khai với một số ít những dự án thử nghiệm đã được thực hiện”.

Sự thay đổi cơ cấu năng lượng

Tổng sản lượng điện năng của châu Âu sẽ tăng từ 3.338 TWh trong 2010 lên đến 3832 TWh vào năm 2020, theo Frost và Sullivan. Tuy nhiên, qua giai đoạn trên, sản lượng điện năng từ các nhà máy điện hạt nhân dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ, từ mức 937 TWh xuống còn 910 TWh. Do đó, đóng góp của điện hạt nhân vào tổng sản lượng điện sẽ giảm từ 28,0% xuống 23,7%.

Các tua-bin gió của châu Âu sản xuất 119 TWh điện trong năm 2010, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo khác sản xuất khoảng 124 TWh. Thủy điện có sản lượng khoảng 327 TWh. Đến năm 2020, điện gió dự kiến ​​sẽ là 647 TWh; 408 TWh từ những nguồn năng lượng tái tạo khác và 392 TWh từ thủy điện.

Việc sử dụng than đá và dầu để phát điện dự kiến ​​sẽ giảm đáng kể vào cuối thập kỷ này. Sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và khí đốt vào năm 2020 được dự báo sẽ tương ứng với 517 TWh và 24 TWh, giảm từ mức tương ứng là 940 TWh và 105 TWh của năm 2010.

Vikash cho biết, “Sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là khí đốt từ Nga, là không ổn về mặt chính trị. Do đó, năng lượng hạt nhân sẽ là một trong vài lựa chọn thay thế còn lại của châu Âu để vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khi vẫn có thể đạt các mục tiêu biến đổi khí hậu.”

“Năng lượng tái tạo đại diện cho lựa chọn tốt nhất có thể cân nhắc hiện tại nhưng chi phí thì khá cao”, theo Frost & Sullivan. “Hơn nữa, chưa thể sử dụng năng lượng tái tạo để bù đắp cho sản xuất năng lượng quy mô lớn hiện đang được cung cấp bởi các nguồn năng lượng hạt nhân, cho tới hết thập kỷ tiếp theo.”

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Châu Á 2013: Thế 'tứ trụ' đang lung lay
Ấn Độ sẽ giúp ASEAN 'vượt bão' ở Biển Đông?
Nga hoàn tất tên lửa xuyên thủng hệ thống phòng thủ Mỹ
Triều Tiên nghi binh để tránh xấu hổ với quốc tế?
Báo quốc tế nói về tân ngoại trưởng Mỹ thân Việt Nam
'Tăng lửa' phá 'băng' bất động sản
Trung Quốc công bố hồ sơ cá nhân lãnh đạo cao cấp
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"

Theo: Vinatom/WNN 

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động