RSS Feed for Equinor, PVN bàn về vấn đề vốn, công nghệ cho các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 28/04/2024 03:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Equinor, PVN bàn về vấn đề vốn, công nghệ cho các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam

 - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Nhằm triển khai nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền về việc hình thành, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi, trong những ngày cuối tháng Chín vừa qua, đoàn công tác của PVN và Tổng công ty CP Dịch vụ khai thác Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã có các buổi làm việc với Equinor tại Thành phố Newcastle, Vương quốc Anh.
Những sửa đổi cần có để Việt Nam xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore Những sửa đổi cần có để Việt Nam xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore

Liên danh PTSC - Sembcorp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khảo sát vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để triển khai công tác đầu tư, phát triển dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu sang Singapore. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến chủ trương xuất khẩu điện từ Việt Nam sang Singapore. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt nội dung báo cáo để bạn đọc tham khảo.

Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Nội lực của PVN trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi Việt Nam Nội lực của PVN trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi Việt Nam

Theo báo cáo của World Bank Group và tư vấn BVG Associates cho thấy: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn toàn có đầy đủ năng lực để thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi (ngoại trừ cung cấp tua bin, cáp ngầm, máy biến áp). Đặc biệt, nhờ vào thế mạnh cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực, PVN có những lợi thế để tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi trong cả vai trò chủ đầu tư và tổng thầu... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Tại Thành phố Newcastle, PVN và Equinor đã trao đổi về hợp tác, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm thực hiện dịch chuyển năng lượng, cũng như thúc đẩy mở rộng các lĩnh vực mới (bao gồm sản xuất hydro xanh, ammonia xanh, thu giữ, tàng trữ CO2 và phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi).

Equinor và PVN bàn phương án phát triển các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam
Lãnh đạo PVN, PTSC làm việc với Equinor tại Thành phố Newcastle, Vương quốc Anh.

Ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV PVN đã nêu rõ những thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của PVN, PTSC trong lĩnh vực xây dựng và căn cứ hậu cần phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi. PVN, PTSC sẵn sàng hợp tác nghiên cứu, triển khai, cũng như gia hạn Biên bản thỏa thuận đã được hai bên ký kết vào tháng 3/2021. Trong đó, có mở rộng thêm một số lĩnh vực hợp tác mà các bên có thế mạnh, nhu cầu, cũng như Thỏa thuận hợp tác giữa 3 bên sẽ được các bên sớm ký kết.

Ông Pål Eitrheim - Phó Chủ tịch phụ trách Năng lượng của Equinor bày tỏ ấn tượng đối với những thành tựu của PVN đạt được trong thời gian qua và thể hiện thiện chí đối với những bước hợp tác tiếp theo giữa hai tập đoàn trong chuyển dịch năng lượng.

Kết thúc buổi làm việc, ông Phạm Tuấn Anh và ông Pål Eitrheim một lần nữa khẳng định lại quan điểm thống nhất của hai bên về xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới nói chung và Việt Nam, Nauy nói riêng. Đồng thời, hai bên cũng thể hiện mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác giữa hai tập đoàn trong thời gian tới.

Tại Trung tâm vận hành dự án điện gió ngoài khơi Dogger Bank, Equinor đã giới thiệu tổng quan xu hướng chuyển dịch năng lượng tại châu Âu, cũng như tại Vương quốc Anh, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi, sản xuất hydro xanh do Equinor đang triển khai đầu tư.

Dự án trang trại điện gió Dogger Bank được phát triển theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt các tua bin gió với tổng công suất là 1,2 GW. Sau khi đi vào vận hành, sẽ là trang trại điện gió lớn nhất thế giới, đủ khả năng cung cấp điện cho 6 triệu hộ gia đình, với tổng công suất lắp đặt là 3,6 GW.

Hai bên cũng đã trao đổi, thảo luận về những khó khăn, thách thức liên quan đến cơ chế, chính sách, nguồn vốn, công nghệ… nhằm tìm ra phương án tháo gỡ để có thể triển khai các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (NGUỒN: PVN)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động