RSS Feed for Dự báo về những ‘biến động lớn’ của giá khí thiên nhiên trong ngắn hạn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 21:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự báo về những ‘biến động lớn’ của giá khí thiên nhiên trong ngắn hạn

 - Giá khí thiên nhiên đang tăng, cao hơn 99% so với cùng kỳ năm ngoái do bất ổn về cung - cầu. Dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng, đạt đỉnh cao nhất trong vòng 13 năm vào mùa đông năm nay.
Đánh giá của chuyên gia về những tín hiệu mới trong Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn Đánh giá của chuyên gia về những tín hiệu mới trong Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 6530/VPCP-QHQT, ngày 16/9/2021 về việc xử lý kiến nghị liên quan đến phương án triển khai các dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3, Tân Phước 1 và 2. Điểm đáng chú ý của Văn bản này là Chính phủ đề nghị việc khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án điện Ô Môn 3 “ngay sau khi Nghị định thay thế Nghị định 56 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được Chính phủ ban hành”.

Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi? Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, có nguyên nhân lớn từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bởi vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu này ngày càng bất lợi. Các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là năng lượng sạch, tái tạo.

Giá khí thiên nhiên Mỹ sẽ tăng gấp đôi vào mùa đông năm nay?

Theo dự báo của các chuyên gia ở Ngân hàng Đầu tư Mỹ Goldman Sachs Group, Inc. (Goldman Sachs): Vào mùa đông năm nay giá khí thiên nhiên ở Mỹ sẽ tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2020 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng nữa. Trên thị trường kỳ hạn, hợp đồng khí đốt tự nhiên giao tháng 10/2021 đã tăng trên 5 USD/triệu Btu. Đây là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2014. Ngoài nhu cầu điện và sưởi ấm, khí đốt tự nhiên còn là nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất hóa chất, phân bón, giấy và thủy tinh, cùng nhiều sản phẩm khác...

Cũng theo Goldman Sachs, áp lực tăng giá khí đốt mang tính toàn cầu, trong đó Mỹ là nước xuất khẩu lớn nên giá ở Bắc Mỹ hiện chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với các thị trường khác, nhất là trong bối cảnh khí thiên nhiên được xem là nhiên liệu lựa chọn để truyền tải năng lượng sạch.

Theo ông Jack Fusco - Giám đốc điều hành Cheniere Energy của Công ty khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) có trụ sở tại Houston, Texas: Giá của cùng một loại khí đốt ở Mỹ tăng 5 USD còn ở châu Âu và châu Á lại tăng tới 20 USD/triệu Btu [1]. Hiện tại, khí thiên nhiên hóa lỏng của Cheniere Energy đã bán hết 90% sản lượng trong 20 năm tới. Còn theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mức khí đốt trong kho của Mỹ thấp hơn 7,4% so với mức trung bình 5 năm và thấp hơn 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh còn có lý do Chính quyền Tổng thống Biden đang thúc đẩy chương trình tăng sản xuất năng lượng tái tạo. Đầu tháng 9/2021, Nhà Trắng thông báo mục tiêu đưa năng lượng mặt trời của Mỹ thành “ngành điện năng chính” chiếm thị phần gần một nửa điện năng phát vào lưới điện vào năm 2050 so với mức 3% như hiện nay.

Theo EIA, khí đốt tự nhiên có thể sẽ vẫn là một nhiên liệu quan trọng trong nhiều năm tới. Triển vọng ngắn hạn, khí đốt tự nhiên sẽ cung cấp 35% sản lượng điện vào năm 2021 và 34% vào năm 2022. Chính phủ Mỹ dự báo giá khí đốt tự nhiên trung bình trong năm nay đứng ở mức sẽ là 4,69 USD/triệu Btu.

“Do giá khí tự nhiên dự kiến cao nên tỷ lệ dự báo sản xuất điện từ than cũng sẽ tăng từ 20% (năm 2020) lên khoảng 24% cho cả năm 2021 và 2022. Việc bổ sung công suất phát điện mới từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió bù đắp phần nào bởi việc giảm sản lượng điện từ thủy điện trong năm nay, dẫn đến tỷ trọng dự báo của tất cả các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của Mỹ sẽ đạt mức bình quân 20% vào năm 2021, tương đương với 2020, trước khi tăng lên 22% vào năm 2022” - EIA khẳng định.

Giá khí thiên nhiên tại châu Âu, châu Á đều tăng mạnh:

The Bloomberg, giá khí thiên nhiên tại châu Âu tăng vọt 1.000%, còn châu Á tăng gấp 6 lần kể từ mức đáy hồi tháng 5/2020.

Nếu thập niên trước, khí thiên nhiên khá dồi dào và rẻ giữa lúc nguồn cung từ Mỹ cho tới Australia bùng nổ, thì nay, ngay trong năm nay khi nhu cầu tăng mạnh, vượt nguồn cung nên mọi thứ đã thay đổi. Giá khí tại châu Âu chạm mức kỷ lục mới ngay trong tuần đầu tháng 8/2021, trong khi việc xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tới châu Âu cũng lên gần mức cao nhất mọi thời đại.

Với ít phương án lựa chọn, thế giới được dự báo sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khí thiên nhiên như một phương án thay thế cho than đá để giúp đạt được mục tiêu giảm khí thải. Thế nhưng, khi các nhà sản xuất hạn chế đầu tư vào nguồn cung mới, giới đầu tư và các chính phủ nâng cao ý thức về môi trường, giá LNG rõ ràng sẽ đứng ở mức cao.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đến năm 2024, nhu cầu khí thiên nhiên được dự báo tăng 7% so với mức trước dịch Covid-19. Còn theo phân tích của McKinsey & Co. về dài kỳ, nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng được dự báo tăng 3,4%/năm cho tới năm 2035, vượt xa các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác.

Tại Việt Nam, theo trang Pvn.vn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khí tự nhiên giá rẻ là chuyện của quá khứ, điều này đồng nghĩa kỷ nguyên khí đốt tự nhiên giá rẻ có thể sẽ không còn nữa. Với những thực trạng và dự báo cập nhật ở trên thì giá khí đốt tự nhiên đã tăng mạnh trên khắp châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. Do nguồn cung thắt chặt, khối lượng sản xuất ở châu Âu giảm, nhất là xuất khẩu từ Nga giảm khiến giá khí đốt châu Á đã chạm mức 15 USD/mmBtu.

Thử tìm lý do khiến giá khí tự nhiên tăng liên tục nhiều năm:

Liên quan đến lý do khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao nhiều năm liên tục, Martin King - chuyên gia phân tích cấp cao tại Công ty tư vấn Năng lượng Rystad Energy (Mỹ) cho biết: Giá khí đốt tự nhiên giao ngay tại Alberta (Canada) là khoảng 4,80 USD/gigajoule vào sáng thứ Năm (14/9). Ngoại trừ mức giá tăng đột biến vào tháng 2/2021 thì đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm. “Dự kiến vào mùa đông năm nay, giá khí sẽ đạt mức cao nhất. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao là tin tốt cho các nhà sản xuất Canada, nhưng lại bất lợi cho người tiêu dùng do hóa đơn khí tăng cao” - Martin King khẳng định.

Về nguyên nhân, Martin King cho rằng: Có nhiều lý do cần phân tích như yếu tố khí hậu ở Bắc Mỹ và châu Âu, từ những cơn bão mùa hè đến sự suy giảm nguồn cung ở nước ngoài khiến giá tăng cao. Ngoài ra, còn có yếu tố lạm phát kỷ lục của Mỹ, tăng vọt lên 4,1% vào tháng 8, cao nhất kể từ năm 2003 cho đến yếu tố đại dịch Covid kéo dài... đã khiến giá khí đốt đồng loạt tăng trên phạm vi toàn cầu. Riêng giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng gấp 5 lần kể từ năm ngoái, đẩy giá điện ở châu lục lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

The Bloomberg, các công ty tiện ích tại châu Âu đang chuyển sang dùng khí thiên nhiên, trong khi đó các nước Đông Nam Á lại có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy dùng khí thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu điện. Trung Quốc, một thị trường lớn của châu Á hiện cũng muốn giảm lượng tiêu thụ than đá và chuyển sang dùng khí thiên nhiên./.

KHẮC NAM (THEO CNBC/CBC/BLOOMBERG-9/2021)


[1] 1 triệu Btu (mmBtu) tương đương 1,055 triệu Kilo june (KJ), hay 1,055 gigajoule (GJ)

Link tham khảo:

1/ https://www.cnbc.com/2021/09/09/natural-gas-prices-are-rising-and-could-be-the-most-expensive-in-13-years-this-winter.html

2/ https://www.cbc.ca/news/business/natural-gas-prices-surge-1.6175531

3/ https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-08-06/the-era-of-cheap-natural-gas-ends-as-prices-surge-by-1-000

4/ https://www.pvn.vn/chuyen-muc/quoc-te/khi-tu-nhien-gia-re-/6d1eebc1-a2b9-4f3e-8e57-46218b444074

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động