RSS Feed for Xu hướng sử dụng LNG trên thế giới và hiện trạng của Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 00:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xu hướng sử dụng LNG trên thế giới và hiện trạng của Việt Nam

 - Nhận thức rõ tầm quan trọng của sản xuất xanh, năng lượng xanh, trong bối cảnh phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tiên phong nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - một dạng năng lượng xanh đã được biết đến trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.
Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi cho người mua và cơ hội của Việt Nam Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi cho người mua và cơ hội của Việt Nam

Giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại các thị trường châu Á, châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây có thể là cơ hội để Việt Nam nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG.

Thách thức nguồn cung LNG cho nhà máy điện ‘hiện hữu’ và ‘đầu tư mới’ ở Việt Nam Thách thức nguồn cung LNG cho nhà máy điện ‘hiện hữu’ và ‘đầu tư mới’ ở Việt Nam

Để hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo, dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất đặt nguồn điện khí hóa lỏng (LNG) phải đạt 23.900 MW. Theo nhìn nhận của giới chuyên môn, đề xuất đầu tư điện khí LNG ở Việt Nam hiện tại là rất nhiều, nhưng phía trước còn nhiều thách thức, trong đó có nguồn cung cấp nhiên liệu.

Cơ hội và thách thức cho phát triển thị trường LNG tại Việt Nam Cơ hội và thách thức cho phát triển thị trường LNG tại Việt Nam

Để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường ngày một tăng đến từ các khách hàng nhà máy điện, công nghiệp và dân dụng, trong khi các nguồn khí nội địa đang trên đà giảm sút, việc nhập khẩu LNG để bù đắp cho sự thiếu hụt là một giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Thế giới đang ở mức báo động khi lượng phát thải khí carbon tăng cao:

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình huống “hiệu ứng domino” về năng lượng nan giải: Đà tăng dân số và kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu dùng năng lượng tăng cao, kéo theo sự bùng phát lượng phát thải khí carbon (CO2) vào khí quyển đạt đến mức báo động. Hậu quả của chuỗi domino này dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những hệ lụy của hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán/nắng nóng/lũ lụt/nước biển dâng) diễn ra với tần suất ngày càng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự tồn vong của nhân loại.

Hiện nay, dân số thế giới đã vượt ngưỡng 8 tỷ người và sẽ tiếp tục tăng khoảng 140 người mỗi phút, với tỷ lệ sinh nhiều hơn tử ở hầu hết các quốc gia. Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2037.

Điều này dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng cao. Dự báo tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 1,3% trong năm 2023, hơn ước tính tăng 0,9% của năm 2022. Tại Đông Nam Á - nơi có GDP chiếm khoảng 3,25% GDP toàn cầu, nhu cầu năng lượng đã tăng trung bình khoảng 3%/năm trong hai thập kỷ qua và xu hướng này sẽ tiếp tục đến năm 2030 (theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế).

Để phục vụ nhu cầu năng lượng của con người, một lượng carbon cực lớn đã được thải ra khi những nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho ô tô, hộ gia đình và nhà máy. Thế giới đang ở mức báo động khi lượng phát thải khí carbon làm nóng hành tinh đã lên tới 36,8 tỷ tấn vào năm 2022.

Tăng cường sử dụng khí thiên nhiên:

Theo Reuters: Để đạt được mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn biến đổi khí hậu quá mức, các nhà khoa học khẳng định phải khẩn cấp cắt giảm sâu lượng khí thải trong thời gian tới.

Giải pháp cho vấn đề này chính là tăng cường sử dụng khí thiên nhiên và phát triển năng lượng tái tạo. Ở thời điểm hiện tại, việc sản xuất điện từ các nguồn tái tạo vẫn chưa thực sự là giải pháp tối ưu và bền vững vì tính khả dụng (kinh tế/kỹ thuật) còn chưa cao. Năng lượng mặt trời không thể phát điện vào ban đêm, năng lượng gió phụ thuộc vào tốc độ của gió, trong khi công nghệ pin lưu trữ chưa đáp ứng.

Hơn nữa, hầu hết các dự án năng lượng tái tạo thường chiếm diện tích đáng kể (điện mặt trời chiếm khoảng 1,2 ha/1 MWp, điện gió chiếm 0,35 ha/1 MW) và khả năng phát điện cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu tại địa điểm dự án.

Thêm vào đó, các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến năng suất phát điện, ví dụ như hệ thống thủy điện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ở trạng thái “tê liệt” khi không có đủ dòng nước tại những hồ chứa.

Do đó, khí tự nhiên chính là một mảnh ghép quan trọng để thay thế và cắt giảm lượng phát thải carbon. So với than đá, khí đốt chỉ tạo ra 1/2 lượng CO2 và 1/10 chất gây ô nhiễm không khí khác (Nox, Sox, bụi...). Các nhà máy đốt khí rẻ hơn các nhà máy sử dụng than làm nhiên liệu, quá trình xây dựng nhanh hơn và linh hoạt hơn - dễ dàng khởi động, hoặc dừng hoạt động.

Mỹ chính là một minh chứng điển hình của việc sử dụng khí đốt cho sản xuất điện. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): Vào năm 2022, sản lượng điện ở Mỹ đến từ những nhà máy điện khí đốt đạt 40%, than đá là 20%; phần còn lại đến từ năng lượng tái tạo (21,5%) và hạt nhân (18%).

Nhiều quốc gia khác cũng đã tăng tốc chuyển đổi sang khí đốt như: Trung Quốc với khí đốt chiếm 10% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng, Nhật Bản với 21,3% và Hàn Quốc với 18% tổng mức tiêu thụ năng lượng.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã khẳng định: “Không đánh đổi môi trường, an sinh xã hội lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng phê duyệt thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc phát triển kinh tế đất nước song song với hiện thực hóa những cam kết của Việt Nam tại COP26 về việc phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net zero) vào năm 2050.

Để thực hiện mục tiêu này, nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) chính là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Với vai trò là đơn vị chủ đạo của ngành công nghiệp khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) - một công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nhận thức được tính cấp thiết trong việc sử dụng LNG để phát điện. Việc nhập khẩu LNG là hướng đi đúng đắn để bổ sung kịp thời lượng khí thiếu hụt mà nguồn khí nội địa đang suy giảm nên không đủ đáp ứng, hiện thực hóa quá trình chuyển dịch dài hạn từ các nhiên liệu cho phát điện khác (như than, dầu) sang khí tự nhiên, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, đồng thời đảm bảo được “cam kết xanh” của Việt Nam với thế giới.

LNG dự kiến được PV GAS nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam (từ tháng 7/2023), phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: Qua đường ống (LNG được tái hóa khí và nén vào đường ống dẫn khí hiện hữu đến các khách hàng), hoặc cung cấp bằng xe bồn vận chuyển đến khách hàng xa hệ thống đường ống.

Việc nhập khẩu, kinh doanh LNG trong năm 2023 sẽ là khởi đầu mới nhiều triển vọng cho PV GAS, xác lập vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG trong dài hạn với nhiều dự án kho cảng LNG đã và đang được triển khai; đánh dấu một bước phát triển mới của ngành công nghiệp khí nước nhà./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động