RSS Feed for Chuyện ‘được’ và ‘mất’ của các công trình thủy điện ở Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyện ‘được’ và ‘mất’ của các công trình thủy điện ở Việt Nam

 - Câu chuyện xung quanh cái gọi là “được và mất”, “lợi và hại” của các công trình thủy điện đã được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, ở nhiều nơi, trên nhiều diễn đàn, trong nhiều lúc, dưới nhiều hình thức, liên quan đến nhiều sự kiện. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đưa ra các số liệu khách quan để người đọc tự kết luận.


Điều kiện ‘cần’ và ‘đủ’ để Việt Nam tái khởi động chương trình điện hạt nhân


Trước hết, về mặt định tính, các công trình thủy lợi đương nhiên “có lợi” như chính tên gọi của nó. Nhưng, các công trình thủy điện vừa và nhỏ thì nhiều người còn băn khoăn. Riêng các công trình thủy điện lớn (về công suất, cột nước, dung tích hồ chứa), có lẽ không cần bàn cãi: Xây dựng là cần thiết, lợi ích là rõ ràng, hiệu quả là vô cùng lớn đối với nền kinh tế. Tất nhiên, điều quan trọng là người ta phải làm tốt vấn đề di dân, tái định cư vùng lòng hồ.

Điều “băn khoăn” và các “câu hỏi” chỉ được đặt ra với các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Để giải đáp các băn khoăn và trả lời các câu hỏi, chúng ta nên định lượng sòng phẳng bằng các số liệu thật từ thực tế.

Để thực hiện việc này, nếu dẫn chứng là một công trình “nhỏ” có thể người đọc “không quan tâm”, nếu so sánh chung chung thì không thuyết phục. Vì vậy, nội dung phân tích dưới đây xin được dựa vào một công trình thủy điện thuộc loại “vừa” - đó là công trình Thủy điện Hương Điền để đưa ra các đánh giá, so sánh có tính định lượng. Cụ thể như sau:

Số liệu thực tế

Thủy điện Hương Điền (trước còn gọi là thủy điện Cổ Bi) - là công trình thủy điện xây dựng trên sông Bồ tại vùng đất phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có công suất 81 MW, với 3 tổ máy.

Các thông số kỹ thuật chính của công trình Thủy điện Hương Điền như sau:

 

No

Các thông số chính

Đơn vị

Giá trị

I

Các thông số về thủy lợi

   

1

Cấp công trình

 

cấp II

2

Diện tích lưu vực

km2

707,00

3

Lưu lượng trung bình nhiều năm (Q0)

m3/s

82,60÷91,20

4

Lưu lượng đỉnh lũ: + P = 0.1%

m3/s

9.430,00

 

+ P = 0.5%

m3/s

6.920,00

 

+ P = 1%

m3/s

5.890,00

 

+ P = 5%

m3/s

3.950,00

 

+ P = 10%

m3/s

3.170,00

5

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

58,00

6

Mực nước chết (MNC)

m

46,00

7

Mực nước max: + MNKT (P=0.1%)

m

59,93

 

+ MNGC (P=0.5%)

m

58,17

8

Dung tích toàn bộ (Wtb)

106 m3

820,67

9

Dung tích hữu ích (Whi)

106 m3

350,80

10

Dung tích chết (Wc)

106 m3

469,87

11

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT

Km2

33,87

II

Các thông số về thủy điện

   

1

Lưu lượng đảm bảo Qđb p=90%

m3/s

43,96÷47,29

2

Lưu lượng lớn nhất Qmax

m3/s

196,10

3

Cột nước lớn nhất (Hmax)

m

56,00

4

Cột nước nhỏ nhất (Hmin)

m

42,80

5

Cột nước trung bình (Htb)

m

49,60

6

Cột nước tính toán (Htt)

m

47,00

7

Công suất lắp máy (Nlm)

MW

81,00

8

Công suất đảm bảo Nđb p=90%

MW

18,60÷20,00

9

Điện lượng đảm bảo

106 kWh

207,50÷232,00

10

Điện lượng trung bình năm (E0)

106 kWh

278,50÷305,40

III

Các hạng mục chính về thủy lợi

   

1

Đập không tràn

   
 

- Loại đập

Bê tông trọng lực RCC

 

- Cao trình đỉnh đập

m

61,50

 

- Chiều rộng chân đập lớn nhất

m

61,93

 

- Chiều cao đập lớn nhất

m

81,70

 

- Chiều dài đập theo đỉnh đập

m

184,77

 

- Chiều rộng đỉnh đập

m

8,50

 

- Mái dốc thượng lưu

 

0,00

 

- Mái dốc hạ lưu

 

0,80

2

Đập tràn xả lũ

   
 

- Chiều dài đập tràn theo đỉnh

m

70,00

 

- Số khoang tràn

Khoang

4

 

- Chiều rộng khoang thông thuỷ

m

13,00

 

- Cao trình ngưỡng tràn

m

42,75

 

- Kích thước cửa van cung

m x m

4 x(13x16.3)

 

- Lưu lượng xả lớn nhất với p= 0.1%

m3/s

7.682,00

 

- Lưu lượng xả lớn nhất với p= 0.5%

m3/s

6.467,00

 

- Cao trình mũi phóng

m

20,00

3

Đập phụ

   
 

- Loại

 

Đất đồng chất

 

- Cao trình đỉnh đập

m

61,50

 

- Chiều cao đập lớn nhất

m

32,25

 

- Chiều dài đập theo đỉnh

m

168,33

 

- Chiều rộng đỉnh đập

m

5,00

 

- Chiều rộng chân đập lớn nhất

m

140,21

 

- Mái dốc thượng lưu

 

1:3,0

 

- Mái dốc hạ lưu

 

1:2,5

3

Cửa nhận nước

   
 

- Số khoang

 

3,00

 

- Cao trình ngưỡng

m

34,00

 

- Kích thước lưới chắn rác

m x m

3x(6,5x9)

 

- Kích thước cửa van sửa chữa

m x m

3x(4,6x4,6)

 

- Kích thước cửa van vận hành

m x m

3x(4,6x4,6)

IV

Các hạng mục chính về thủy điện

   

1

Đường ống áp lực

   
 

- Số tuyến ống

tuyến

3

 

- Đường kính

m

4,60

 

- Chiều dài đoạn D=4,6 m

m

68,83

 

- Chiều dài chuyển tiếp D4,6-D4,2 m

m

4,00

 

- Chiều dài đoạn D=4,2 m

m

13,50

2

Nhà máy thuỷ điện

   
 

- Kiểu

m

Hở, sau đập

 

- Lưu lượng thiết kế

m3/s

196,10

 

- Mực nước hạ lưu lớn nhất

m

15,75

 

- Mực nước hạ lưu với lưu lượng thiết kế

m

2,85

 

- Kích thước nhà máy (dài x rộng)

m

62,0x33,2

 

- Công suất lắp máy

MW

81,00

 

- Số tổ máy

tổ

3

 

- Loại tua bin

Loại

Francis

 

- Loại máy phát

Trục đứng, đồng bộ 3 pha

 

- Số vòng quay

vòng/phút

214,30

3

Kênh xả nhà máy

   
 

- Loại

Hở, mặt cắt hình thang

 

- Cao độ điểm đầu đáy kênh

m

-1,00

 

- Chiều rộng đáy kênh

m

34,00

 

- Chiều dài kênh

m

235,00

 

- Độ dốc đáy kênh

%

0,00

4

Trạm phân phối điện ngoài trời (OPY)

   
 

- Loại

 

Ngoài trời

 

- Cao trình trạm

m

68,00

 

- Kích thước trạm 110 kV

m x m

67,50x45,00

5

Đường dây truyền tải 110 kV

   
 

Số mạch

mạch

1

 

Chiều dài

km

8,55

 

Điểm đấu nối, trạm biến áp

 

TBA Văn Xá



Bảng trên cho thấy, một công trình thủy điện vừa, hay nhỏ cũng bao gồm đầy đủ các hạng mục xây dựng để thực hiện cả mục tiêu thủy lợi và mục tiêu phát điện.

So sánh, đánh giá

So sánh về diện tích chiếm đất: Hồ Thủy điện Hương Điền có diện tích chiếm đất rừng (ứng với mực nước dâng bình thường) 33,87 km2, chỉ tương đương với hồ Thủy lợi Kẻ Gỗ (có diện tích khoảng 30 km2). Nhưng, hồ Thủy điện Hương Điền có dung tích chứa 820 triệu m3, hồ Thủy lợi Kẻ Gỗ chỉ có dung tích chứa tối đa 345 triệu m3. Như vậy, diện tích chiếm đất (quy theo sức chứa) của hồ Thủy điện Hương Điền là 24,2 triệu m3/km2, của hồ Thủy lợi Kẻ Gỗ - 11,5 triệu m3/km2. Hay nói cách khác, thủy điện vừa và nhỏ có diện tích chiếm đất chỉ bằng 47% so với thủy lợi.

So sánh về vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư đã quyết toán để đưa vào hợp đồng mua bán điện của Thủy điện Hương Điền là 1.815,09 tỷ VNĐ. Như vậy, mặc dù có quy mô nhỏ (81 MWe), suất đầu tư của Thủy điện Hương Điền chỉ có 22,41 tỷ VNĐ/MW (khoảng 1,0 triệu U$/MW). Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), để đưa tổng công suất các nguồn điện từ 38.676 MW (năm 2016) lên đạt 60.000MW (năm 2020), ngành điện cần đầu tư 40 tỷ US$ (trong đó, đầu tư vào nguồn điện 30 tỷ US$, đầu tư vào hệ thống lưới 10 tỷ US$). Theo đó, suất đầu tư bình quân chung của tất cả các nguồn điện theo Quy hoạch VII là 1,407 triệu US$/MW. Như vậy, suất đầu tư của thủy điện vừa và nhỏ chỉ bằng 71% suất đầu tư bình quân chung của các nguồn điện.

So sánh về tiến độ xây dựng (các mốc nghiệm thu kỹ thuật) của Thủy điện Hương Điền: Khởi công xây dựng ngày 15/5/2005, lấp sông và dẫn dòng qua cống ngày 27/12/2006, bắt đầu tích nước ngày 29/12/2009, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện vào ngày 10/10/2010, tổ máy 2 - 10/11/2010, tổ máy 3 - 21/10/2013. Theo báo cáo của chủ đầu tư (Công ty Hương Điền), nguyên nhân tổ máy 3 vào chậm là do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước về vốn (chủ đầu tư chỉ thiếu 200 tỷ đồng nên tổ máy 3 bị kéo dài thêm gần 3 năm).

Số liệu trên cho thấy: Mặc dù thiếu vốn, nhưng tiến độ thi công tương đối nhanh. Đặc biệt là thời điểm có thể chặn dòng chỉ sau khi khởi công có 19 tháng. Bình quân, giá trị xây dựng cơ bản thực hiện hàng năm đạt tiến độ 20% trên tổng vốn đầu tư.

Hương Điền là một công trình thủy lợi thuộc loại lớn, có tổng dung tích hồ chứa tới 820 triệu m3 nước, được xây dựng trong thời gian chỉ có hơn 4,5 năm (kể từ khi khởi công đến khi tích nước). Trong khi đó, hồ Thủy lợi Kẻ Gỗ - công trình thủy lợi trọng điểm, có sức chứa tối đa 345 triệu m3, được xây dựng kéo dài hơn 7 năm (1976 ÷ 1983). Trong trường hợp cụ thể này, việc xây dựng các công trình thủy điện, kết hợp làm hồ thủy lợi nhanh hơn 4 lần so với xây dựng hồ thủy lợi.

So sánh về hiệu quả kinh tế: Theo báo cáo đã được kiểm toán năm 2014 của EVN, chi phí sản xuất bình quân năm 2014 là 1539,35 đ/kWh. Trong đó, giá thành phát điện tính theo điện thương phẩm năm 2014 bình quân toàn ngành là 1.188,86 VNĐ/kWh. Tổng lãi của EVN năm 2014 là 823,83 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo đã được kiểm toán (cùng năm 2014 - khi nhà máy chạy đủ 3 tổ) của thủy điện vừa và nhỏ Hương Điền, giá bán điện cho EVN bình quân 955 đ/kWh, thấp hơn giá EVN phải mua bình quân là (1.188,86 - 955=) 223,86 đ/kWh. Với sản lượng điện bán cho EVN năm 2014 là 181,689 triệu kWh, công trình thủy điện Hương Điền đã góp phần làm giảm giá mua điện (hay làm tăng lãi gộp) của EVN, hay làm lợi cho nền kinh tế trong năm quyết toán số tiền (223,86 đ/kWh x 181,689 triệu kWh=) 42,49 tỷ đồng.

Có thể nói, mặc dù, mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng các số liệu định lượng nêu trên là thực tế. Xét về các mặt (diện tích chiếm đất rừng, tiến độ xây dựng, suất đầu tư, hiệu quả kinh tế, v.v...), các công trình thủy điện vừa và nhỏ (như Hương Điền) cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế không thua kém (thậm chí còn lớn hơn) so với các công trình thủy lợi./.

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động